Định hướng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 103 - 108)

3.2.1.1. Đất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới cần tập trung phát triển theo chiều sâu, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ, theo hướng thâm canh, đa canh cây trồng vật nuôi. Đầu tư phát triển các tiểu vùng thủy lợi khép kín đảm bảo sản xuất ổn định. Bảo vệ các vùng sản xuất lúa (đặc biệt là các vùng chuyên lúa) tiến đến sản xuất theo mô hình trang trại tập trung. Đến năm 2030 còn khoảng 1.500 ha đất lúa (toàn bộ là đất chuyên trồng lúa nước).

a. Đất lúa nước

Ngoài diện tích sẽ chuyển đổi đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo huớng chuyển đổi những diện tích đất lúa không có hiệu quả sang cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, chỉ giữ lại những diện tích lúa có điều kiện sản xuất thuận lợi để sản xuất lúa giống và lúa đặc sản. Dự kiến diện tích canh tác đất chuyên trồng lúa nước đến năm 2030 khoảng 1.300 - 1.500 ha. Phân bố chủ yếu ở các xã Trung Lập Thượng, Tân Thạnh Đông, An Nhơn Tây, Tân Phú Trung, Phước Thạnh.

b. Đất cây hàng năm còn lại: Bao gồm các loại đất trồng rau, cỏ chăn nuôi, cây công nghiệp ngắn ngày… hình thành các vùng sản xuất, trong đó sẽ tăng diện tích đất trồng rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khu vực nội thành, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, diện tích đến năm 2030 bố trí khoảng 5.000 - 6.000 ha.

c. Đất trồng cây lâu năm

Định hướng phát triển cây lâu năm trên địa bàn chủ yếu tập trung vào phát triển đất trồng cây ăn quả lâu năm kết hợp du lịch sinh thái ở 8 xã dọc sông Sài Gòn: Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Hòa

Phú, Trung An, Bình Mỹ. Diện tích cây lâu năm trên địa bàn đến năm 2030 khoảng 14.000 - 14.300 ha.

d. Đất lâm nghiệp

Định hướng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện là dành quỹ đất cho phát triển rừng sản xuất kết hợp dải phân cách và rừng đặc dụng kết hợp di tích lịch sử, du lịch sinh thái, đến năm 2030 bố trí khoảng 250 - 400ha.

đ. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ngọt với các loài cá, tôm và một số khu vực nuôi con giống. Định hướng quỹ đất phát triển tại các khu vực thuận lợi dọc tuyến kênh đông và ven sông Sài Gòn, đến năm 2030 khoảng 450 - 500 ha.

3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp

a. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Bao gồm trụ sở cơ quan, văn phòng đại diện của các ngành và địa phương, mạng bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, đất xây dựng cơ quan tại các trung tâm vùng và tiểu vùng của các ban Đảng, chính quyền, đoàn thể, các công trình công cộng hành chính... Dự kiến tổng diện tích cần thiết cho các nhu cầu trên đến năm 2030 khoảng 50 - 70 ha.

b. Đất quốc phòng, an ninh

Trong thời gian tới, ngoài việc quản lý quỹ đất đã được phê duyệt, để đáp ứng cho mục đích xây dựng, mở rộng các trụ sở chỉ huy, thao trường, bãi tập quân sự. Dự kiến diện tích đến năm 2030 bố trí sử dụng khoảng 1.300 - 1.400 ha, trong đó đất cơ sở quốc phòng khoảng 800-900 ha, đất không gian quốc phòng khoảng 480 ha; đất an ninh khoảng 80 - 90ha.

c. Đất khu, cụm công nghiệp

Trên địa bàn huyện phát triển các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với quy mô lớn. Tập trung vào các ngành như sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất trang phục và nhuộm da lông thú, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, dệt… Những năm gần đây,

huyện Củ Chi xuất hiện một số loại hình sản xuất mới như: Sản xuất radio, ti vi và thiết bị truyền thông, sản xuất dụng cụ y tế, đồng hồ,… Đặc biệt, ngành sản xuất xe và động cơ rơmóc có giá trị sản xuất ngày càng tăng. Dự kiến tổng diện tích cần thiết cho các nhu cầu trên đến năm 2030 khoảng: 2.000-2.100 ha.

d. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

Ngành thương mại, dịch vụ của huyện phát triển theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dự kiến diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2030 bố trí khoảng 800 - 900 ha.

e. Đất di tích danh thắng

Đầu tư phục dựng, tôn tạo, xây dựng các di tích lịch sử. Dự kiến đến năm 2030 đất di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện cần khoảng 130-150 ha.

f. Đất bãi thải, xử lý chất thải nguy hại

Nguồn chất thải chủ yếu tập trung vào rác sinh hoạt, rác thải y tế, hóa chất sử dụng trong sản xuất công nghiệp,... Định hướng diện tích loại đất không bố trí trong khu vực đô thị nhằm đảm bảo mỹ quan và môi trường đô thị, chỉ cho phép bố trí ở dạng trạm trung chuyển quy mô nhỏ phục vụ yêu cầu thu gom rác trong ngày và có phương tiện chuyển về xử lý tại các khu xử lý rác tập trung, đến năm 2030 bố trí khoảng 300-350ha.

g. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Bảo vệ và nâng cấp các công trình tôn giáo có quy mô lớn cần một diện tích nhất định để tôn tạo khuôn viên, đồng thời cũng bảo vệ và tôn tạo các công trình tín ngưỡng, tâm linh có tính cộng đồng dân cư, dự kiến diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng đến năm 2030 khoảng 35 - 40 ha.

h. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

tiến đến nghiêm cấm chôn cất tại đất vườn và các nghĩa địa nhỏ lẻ. Khuyến khích các hình thức an táng khác như hỏa táng, điện táng… đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, đến năm 2030 bố trí khoảng 400 – 450 ha.

i. Đất có mặt nước chuyên dùng

Dự kiến đến năm 2030 giữ diện tích khoảng 400-500 ha.

k. Đất phát triển hạ tầng

Đây là quỹ đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ. Dự kiến đến năm 2030 bố trí khoảng 7.750 - 7.900 ha đất hạ tầng nhằm đáp ứng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Định hướng một số loại đất hạ tầng như sau:

- Đất giao thông: Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường trục chính trên địa bàn huyện, các tuyến đường liên xã, liên ấp theo chương trình nông thôn mới, đặc biệt là ưu tiên phát triển hệ thống giao thông liên hoàn, đồng bộ trong kết nối giữa đô thị và nông thôn. Bố trí bến bãi đỗ xe, bến xe hợp lý trong đô thị và khu vực ven đô thị, diện tích dự kiến đến năm 2030 bố trí khoảng 3.800-3.900 ha.

- Đất thuỷ lợi: Tiến hành nạo vét cải tạo và nâng cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng tăng cường nhu cầu nước tưới cho các khu vực sản xuất nông nghiệp, diện tích dự kiến đến năm 2030 bố trí khoảng 800-900 ha.

- Đất cơ sở văn hoá: Xây dựng các công viên mang tầm cỡ cấp thành phố (Thảo Cầm Viên, Công viên giải trí quốc tế Song Kim, công viên cây xanh thuộc khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, cong trình một thoáng Việt Nam, công trình Phim trường. Đồng thời Xây dựng xã văn hóa theo thiết chế văn hóa cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng cao trên địa bàn huyện. Đến năm 2030, diện tích bố trí khoảng 1.000-1.100 ha.

trạm y tế được xây dựng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Toàn bộ trạm y tế của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy hoạch phát triển ngành y tế (diện tích xây dựng trụ sở và diện tích vườn thuốc).

Trên địa bàn huyện Thành phố sẽ đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo cán bộ y tế; các bệnh viện, các trung tâm dự phòng lớn để phục vụ khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Phát triển hệ thống y tế ở hai loại hình: Công lập và ngoài công lập, thông qua việc thực hiện xã hội hóa đầu tư, hài hòa, cân đối. Phát triển mạng lưới y tế đều khắp, vừa xây dựng hệ thống y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao vừa tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở.

Đất cơ sở y tế đến năm 2030 bố trí khoảng 180 -200 ha.

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Quy hoạch thêm các điểm trường mới để đáp ứng sự gia tăng số lượng học sinh các cấp học. Đầu tư mở rộng diện tích các trường để có điều kiện xây dựng sân trường, sân tập luyện thể dục - thể thao, bổ sung các phòng chức năng theo quy định. Phấn đấu năm 2030 các trường đều đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu của từng cấp học theo quy định.

+ Mầm non: Bán kính phục vụ < 1.000m, diện tích > 8m2/trẻ. + Tiểu học: Bán kính phục vụ < 1.000m, diện tích > 6m2/học sinh.

+ Trung học cơ sở: Bán kính phục vụ < 1-2 km, diện tích > 6m2/học sinh. + Phổ thông trung học 20.000 dân/trường.

Trên địa bàn huyện ngoài đảm bảo đáp ứng quỹ đất cho các cấp học phổ thông, theo định hướng phát triển giáo dục đào tạo cua Thành phố còn phải dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở đào tạo quốc tế và khu vực: Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… Đến năm 2030 đất cơ sở giáo dục, đào tạo bố trí khoảng1000 – 1100 ha.

- Đất cơ sở thể dục - thể thao: Đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong nhân dân, phát triển các phong trào thể thao quần chúng. Đầu tư cơ

sở vật chất đáp ứng yêu cầu tập luyện của nhân dân cũng như cho các đội tuyển thi đấu, phấn đấu bình quân diện tích đất thể dục thể thao đạt 2-3 m2/người. Bên cạnh các chỉ tiêu chung trên địa bàn huyện còn được Thành phố đầu tư xây dựng các cơ sở thể dục thể thao lớn (sân gôn, các trung tâm thể dục thể thao, các khu công viên cây xanh kết hợp thể dục thể thao trong khu đô thị Tây Bắc Củ Chi…) phục vụ thể dục thể thao cho cấp Thành phố và cấp vùng.

Đất cơ sở thể dục - thể thao đến năm 2030 bố trí khoảng 800-850 ha. - Chợ: Phát triển thương mại nông thôn theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó để thương mại phát triển ngày càng vững mạnh theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2030 tất cả các xã đều có chợ theo tiêu chí nông thôn mới (tiêu chuẩn TCXDVN 361:2006).

Tóm lại, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn 20 năm tới đòi hỏi cần một quỹ đất phát triển hạ tầng khá lớn, trong đó chủ yếu là các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng quá trình đô thị hóa của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 103 - 108)