Các yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 39)

a. Dân số

Bảng 2.2. Dân số huyện củ chi giai đoạn 2005 – 2016

Năm 2005 2010 2016

Tổng số 296032 355822 410984

Tốc độ tăng dân số (%) 3,4 3,6 4,3

Dân số của huyện tăng đều qua các năm, năm 2005 dân số là 296032 người và năm 2016 là 410984 người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2005 đến năm 2016 trên 4 % (trong đó tăng tự nhiên bình quân trên 1% và tăng cơ học trên 3%). Trong đó khu vực đô thị chiếm 5,8%, khu vực nông thôn chiếm 94,2%. Mật độ dân số bình quân là 963 người/km2. Về thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 99,58% tổng dân số, dân tộc Hoa chiếm 0,29%, dân tộc Khơmer 0,07%, Chăm 0,01%, các dân tộc khác chiếm 0,05%.

Củ Chi đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, với tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học do số lượng dân nhập cư ngày càng tăng dẫn đến việc hình thành nhanh và thúc đẩy phát triển các điểm, khu dân cư tập trung, các khu vực kinh tế, các khu vực công nghiệp, khu vực có ngành nghề truyền thống... từ đó dẫn đến sự thay đổi về phân bố dân cư và phát triển sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện.

b. Phân bố dân cư

Bảng 2.3. Dân số, diện tích và mật độ dân số trung bình huyện củ chi năm 2016

Phân theo xã/phường /thị trấn

Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số

(Km2) (Người) (Người/km2) TỔNG SỐ - TOTAL 434.7719 418656 963 Thị Trấn Củ Chi 3.7993 21733 5720 Phú Hòa Đông 21.7654 24847 1142 Tân Thạnh Đông 26.504 39808 1502 Tân Thạnh Tây 11.4818 14579 1270 Trung An 19.9956 19608 981 Phước Vĩnh An 16.2299 17591 1084 Hòa Phú 9.0537 16709 1845

Phân theo xã/phường /thị trấn

Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số

(Km2) (Người) (Người/km2)

Tân An Hội 30.055 29032 966 Tân Thông Hội 17.8747 38519 2155 Tân Phú Trung 30.7719 35820 1164 Thái Mỹ 24.1403 13775 571 Phước Thạnh 15.0742 19274 1279 An Nhơn Tây 28.9025 17911 620 Trung Lập Thượng 23.23 12778 550 Phú Mỹ Hưng 24.4722 8002 327 An Phú 24.3243 11076 455 Nhuận Đức 21.7605 13554 623 Phạm Văn Cội 23.2961 9113 391 Bình Mỹ 25.3874 26396 1040 Phước Hiệp 19.6536 13732 699 Trung Lập Hạ 16.9995 14803 871

(Báo cáo thống kê năm 2016 phòng tài nguyên môi trường)

Dân cư huyện Củ Chi phân bố không đểu mật độ trung bình 963 người/ km2. Dân tập trung đông nhất ở thị trấn Củ Chi với mật độ 5720 người/km2.

c. Lao động – việc làm: lực lượng lao động trên địa bàn huyện có xu hướng tăng, do lực lượng lao động nhập cư tăng nhanh theo tốc độ đô thị hóa. Năm 2016, huyện đã đào tạo chuyên ngành và đào tạo nghề cho 19.353 người chiếm tỷ lệ 63,54% tổng số lao động có việc làm của huyện. Nguồn lao động tăng nhanh do quy luật gia tăng dân số tự nhiên, ngoài ra do sức hút của các khu công nghiệp phần lớn đội ngũ lao động di chuyển từ nơi khác đến, nhất là các tỉnh, vùng lân cận có trình độ văn hoá thấp, thiếu chuyên môn về một số ngành nghề nhất định. Sự phát triển này dẫn đến làm giảm diện tích đất nông

nghiệp, do đó cần có giải pháp qui hoạch để hạn chế sự mở rộng diện tích đất chuyên dùng vào đất nông nghiệp.

d. Cơ sở hạ tầng: Trên địa bàn huyện có 1.353 tuyến đường với tổng chiều dài là 1.150 km. Hệ thống giao thông đã được phủ khắp trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện. Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có 3 nguồn nước chính là nước Kênh Đông, nước thủy triều và nước ngầm. Trong đó nguồn nước Kênh đông có tổng chiều dài 411 Km đã kiên cố hóa 537 kênh tưới và 80 tuyến kênh tiêu với tổng chiều dài 167,7 Km. Hệ thống thủy lợi được duy tu bảo dưỡng hàng năm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điện năng phục vụ sản xuất, sinh hoạt được bảo đảm với 749,9 triệu KWh. Mạng lưới thông tin liên lạc, công nghệ hiện đại được phủ khắp trên địa bàn huyện.

e. Văn hóa- xã hội, y tế - giáo dục: Củ Chi có nhiều di tích lịch sử văn hóa với 22 di tích cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngoài ra có 25 di tích kiến trúc văn hoá nghệ thuật và 8 bia tưởng niệm. Mạng lưới trường lớp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Trên địa bàn huyện có 88 trường và 4 đơn vị trực thuộc, trong đó: Có 29 nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non; 38 trường tiểu học; 21 trường trung học cơ sở; 7 trường trung học phổ thông; 1 trường khuyết tật và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện nay, Củ Chi có 38 trường đạt chuẩn quốc gia.Toàn Huyện có 02 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 phòng khám trung tâm và 21 trạm y tế. Có 12/21 trạm y tế có bác sĩ, 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ và 170 ấp có nhân viên y tế. Hoạt động của tuyến y tế cơ sở đã từng bước đảm bảo công tác chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài huyện, thực hiện các phong trào tiêm chủng chống dịch bệnh, điều trị quản lý các bệnh xã hội và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả cao hơn

so với chỉ tiêu đề ra. Giai đoạn 2006 – 2012 đã đào tạo chuyên ngành, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 70.000 người. Hiện nay, đã xây dựng được 5.567 căn nhà tình thương, 4.164 căn nhà tình nghĩa. Số hộ nghèo của huyện hiện nay còn 7.680 hộ/94.634 hộ, chiếm tỷ lệ 8,12%.

f. Phát triển kinh tế:

Bảng 2.4. Bảng số liệu cơ cấu gdp của huyện củ chi phân theo ngành kinh tế năm 2000-2016

Năm 2000 2005 2010 2016

GDP ( tỷ đồng) 2357.039 4316.551 6711.33 15988.7 - Nông – Lâm- Thủy sản (%) 22.74 14.59 8.05 7.8 - Công nghiệp – Xây dựng (%) 70.88 74.46 80.94 81.3 - Dịch vụ (%) 6.38 10.9 11.01 10.9

(Nguồn: UBND huyện Củ Chi, Phòng thống kê)

Tổng GDP toàn huyện tăng nhanh, năm 2000 đạt 2.357,03 tỷ đồng , đến năm 2016 con số đó đã tăng đến 15988,7 tỷ đồng tăng hơn 6,8 lần. Trong giai đoạn 2000 – 2016, mức tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện là 12,7%. Trong cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét tăng tỷ trọng ngành CN - TTCN, TM - DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2000 - 2016 đã có sự chuyển dịch đúng hướng với quá trình CNH - HĐH mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào sự tăng trưởng chung. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thay đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Củ Chi.

2.2.5. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Củ Chi

2.2.5.1. Thuận lợi

- Vị trí là cửa ngõ phía Bắc của thành phố, huyện Củ Chi đóng vai trò là cầu nối giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, vì vậy huyện có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với bên ngoài.

- Tiềm năng đất đai còn rất lớn cho mục đích phi nông nghiệp; địa hình địa mạo, địa chất công trình thuận lợi là điều kiện để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Xây dựng, phát triển các khu đô thị, phát triển các khu - cụm công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ, phát triển các khu cơ sở văn hóa xã hội, khu vui chơi giải trí,... góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt của huyện trong thời gian qua.

- Sông Sài Gòn và hệ thống kênh, rạch thuận lợi cho phát triển giao thông thủy, đặc điểm khí hậu ôn hòa, ít chịu của thiên tai bão lụt, trên địa bàn có nhiều di tích văn hóa lịch sử rất thuận lợi phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nhất là phát triển thương mại dich vụ, du lịch sinh thái.

- Kinh tế huyện đang có những bước phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước rõ rệt là những điều kiện thuận lợi để đạt mục tiêu phát triển trong những năm tới.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, điện, bưu chính - viễn thông được quan tâm đầu tư nâng cấp thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế - xã hội.

- Các ngành giáo dục, y tế, thể thao, thông tin văn hoá từng bước phát triển đáp ứng tốt yêu cầu của người dân góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương.

- Củ Chi là vùng đất có truyền thống văn hoá và tinh thần yêu nước quật cường. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

2.2.5.2. Khó khăn

- Trong những năm gần đây, khí hậu thời tiết đã có những dấu hiệu bất thường và không ổn định ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp như ngập úng vào mùa mưa, triều cường, hạn hán thiếu nước cho cây trồng vào mùa khô. Diện tích đất bị nhiễm phèn lớn, lại nằm ở những vùng bưng trũng nên việc rửa phèn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, có sự chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội đã được đầu tư nhưng chưa tương xướng với tiềm năng, đầu tư chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thiếu vốn đầu tư thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, triển khai thu thuế phi nông nghiệp còn chậm.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm. Tiến độ thi công, tiến độ giải ngân của các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các chương trình trọng điểm còn chậm, vốn đầu tư cho các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp còn gặp nhiều khó khăn.

- Quá trình thực hiện chuyển đổi kinh tế nông nghiệp diễn ra còn chậm, giá cả hàng hóa không ổn định, giá vật tư phân bón đầu vào cao, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn, người nông dân chưa ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật; sản xuất còn theo hướng tự phát. Tiến độ thực hiện các dự án nông nghiệp còn chậm.

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên ảnh hưởng tới việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp.

- Công tác đánh giá tác động môi trường và đề xuất xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng tới phát triển bền vững. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện

nếp sống văn mình đô thị và chất lượng hoạt động của ấp văn hóa còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, môi trường đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm do các hoạt động sản xuất của con người ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: Nồng độ khói, bụi đã tăng lên, nhất là dọc theo các tuyến đường giao thông; nguồn nước mặt đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tình hình trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại, chưa được ngăn chặn triệt để.

2.2.5.3. Áp lực đối với đất đai

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi và của thành phố Hồ Chí Minh thấy được áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới do nhu cầu đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, chia sẻ quỹ đất công trình công cộng (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa...), công nghiệp cho toàn thành phố và các quận nội thành.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhu cầu đất đai cho phát triển các khu đô thị mới, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đất cho phát triển khu tái định cư, phát triển thương mại, dịch vụ và cơ sở hạ tầng rất lớn, đây là sức ép lớn nhất đối với đất đai của huyện.

Trong tương lai nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một tăng, phải dành đất cho xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ, xã hội...

Nhìn chung sức ép đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất nông nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2.3. Tình hình biến động sử dụng đất huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Hiện trạng sử dụng vốn đất

Theo báo cáo thống kê năm 2016 của phòng Tài nguyên môi trường huyện Củ Chi, diện tích tự nhiên của huyện Củ Chi là 43477,2 ha. Huyện gồm 21 đơn vị hành chính cấp xã, trung bình mỗi xã/ thị trấn 2173,9 ha. Xã Tân thạnh đông chiếm diện tích lớn nhất 2650,4 ha chiếm 6,1% diện tích tự nhiên toàn huyện; Thị Trấn Củ Chi chiếm diện tích nhỏ nhất 379,9 chiếm 0,9% diện tích toàn huyện.

Bảng 2.5. Thống kê sử dụng đất năm 2016 theo đơn vị hành chính Diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất chuyên dùng Đất ở TỔNG SỐ 43477.3 31240.9 319.1 7220.2 2965.5

Phân theo xã/phường/thị trấn

Thị Trấn Củ Chi 379.9 177.7 0.2 100 97.1 Phú Hòa Đông 2176.5 1600.7 12.1 137.6 179.3 Tân Thạnh Đông 2650.4 1971.5 15.2 325.5 220.5 Tân Thạnh Tây 1148.2 893 15.1 109.9 105 Trung An 1999.6 1369.7 30.7 225.9 225.9 Phước Vĩnh An 1623 839.7 13.7 582.3 165.1 Hòa Phú 905.4 471 0.2 297.8 85.9 Tân An Hội 3005.5 2112 15.5 673.3 173.3

Tân Thông Hội 1787.5 1038.9 18.1 514.7 189

Tân Phú Trung 3077.2 1910.6 19.1 901.3 218.4 Thái Mỹ 2414 1882.9 11.5 317.4 159.4 Phước Thạnh 1507.4 1209.2 12.6 137.1 103.5 An Nhơn Tây 2890.3 2174.7 5.2 442.4 183.7 Trung Lập Thượng 2323 1959.2 24.9 193.4 132.6 Phú Mỹ Hưng 2447.2 1720.5 7 569.3 66.5 An Phú 2432.4 1943.7 0 255 97.1 Nhuận Đức 2176.1 1753.4 22.3 242.4 103.4 Phạm Văn Cội 2329.6 1739.3 20.2 258.6 55.5 Bình Mỹ 2538.7 1635.1 8.8 402.5 205.8 Phước Hiệp 1965.4 1454.8 40.6 348 108.3 Trung Lập Hạ 1700 1383.3 26.1 185.8 90.2

Bảng 2.6. Cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính huyện Củ Chi năm 2016

LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (Ha) CƠ CẤU (%)

Tổng diện tích 43477,2 100,0

Nhóm đất nông nghiệp 32109,4 73,9

Nhóm đất phi nông nghiệp 11367,8 26,1

Nhóm đất chưa sử dụng 0,0 0,0

2.3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp huyện Củ Chi bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 32109,39 ha chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Bảng 2.7. Cơ cấu sử dụng nhóm đất nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2016

LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (Ha) CƠ CẤU (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 32109,39 100,00 Đất trồng lúa 8960,93 27,91 Đất trồng cây lâu năm 15573,53 48,50 Đất nuôi trồng thuỷ sản 320,53 1,00 Đất trồng cây hàng năm khác 6907,03 21,51

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)