Cơ sở xây dựng định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 86)

3.1.1 Phương hướng sử dụng đất

Theo định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi được xác định là đơn vị phát triển toàn diện tổng hợp về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Hồ Chí Minh, là một đô thị vệ tinh cấp thành phố, cấp vùng và là cửa ngõ quốc tế của Thành phố.

Vai trò của huyện Củ Chi với sự phát triển của Thành phố:

- Về phát triển kinh tế là địa bàn để phát triển các khu Công nghiệp tập trung; địa bàn để Thành phố di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp từ các quận nội thành, kho bãi trung chuyển của thành phố tại cửa ngõ Tây Bắc; địa bàn phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm phục vụ nhu cầu của Thành phố; khu vực kiến trúc cảnh quan “vành đai sinh thái”, có vai trò là trục phát triển nhà vườn kết hợp du lịch lịch sử - sinh thái, tạo mảng xanh cho Thành phố bảo đảm môi trường sống có chất lượng cao.

- Về kết cấu hạ tầng và không gian đô thị: Với vị trí đặc biệt về địa lý, kinh tế xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ đường thủy, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển Tây Bắc thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là địa bàn phát triển các khu đô thị, tạo quy đất ở để thực hiện giãn dân của khu vực nội thành cũ, bố trí đất ở và phân bố lại dân cư trên địa bàn thành phố;

- Về văn hóa - xã hội: Là trung tâm công cộng cấp thành phố khu vực phía Tây Bắc (dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi kết hợp du lịch...; Địa bàn

để nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố và khu vực;

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi đến năm 2020 2020

3.1.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tập trung đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, phát triển nền nông nghiệp đô thị tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng môi trường xã hội nông thôn văn minh, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đưa Củ Chi phát triển nhanh, bền vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011-2015 là 18,60%/năm, trong đó: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20%/năm; ngành thương mại - dịch vụ 18%/năm và nông nghiệp là 8%/năm, giữ ổn định đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 24.000 ha. Đến năm 2025 cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 80,8%; thương mại - dịch vụ 14,20%; nông lâm thủy sản 5,00%.

3.1.2.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Trồng trọt:

-Đất trồng lúa: tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi những diện tích lúa không có hiệu quả các loại đất khác có hiệu quả cao hơn, kiên quyết giữ lại những vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi để sản xuất lúa giống và lúa đặc sản. Diện tích đất lúa tập trung ở các xã phía Bắc và một số xã có sử dụng nguồn nước kênh Đông.

-Đất trồng rau an toàn: rau an toàn là cây có hiệu quả kinh tế cao theo định hướng chung của huyện và thành phố, sản xuất rau an toàn phải đạt theo tiêu chuẩn của ViệtGAP để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Quy hoạch sản xuất rau an toàn được thực hiện bằng hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã và hộ gia đình, ở hầu hết các xã nhưng tập trung chủ yếu tại các xã Bình Mỹ, Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng.

- Đất trồng cỏ chăn nuôi: Tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện.

- Đất trồng cây ăn trái (cây ăn quả lâu năm): do điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái ở 08 xã ven sông Sài Gòn: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú, Nhuận Đức, Bình Mỹ, Trung An, Hòa Phú, Phú Hòa Đông. Ngoài ra còn phát triển đất nông nghiệp nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái tại xã Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Phước Vĩnh An.

Chăn nuôi: ngành chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với đối tượng chính là bò sữa, chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp và một số loại khác.

- Chăn nuôi bò sữa: Phấn đấu đạt quy mô đàn 60.000 con ổn định từ năm 2015 đến năm 2020, phát triển theo hướng lấy sữa và cung cấp con giống cho các nơi khác.

Quy hoạch khu chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở xã An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ.

- Chăn nuôi heo: Được quy hoạch tập trung ở xã Phạm Văn Cội, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ với quy mô 200.000 con năm 2015 và đạt 230.000 con vào năm 2020.

- Chăn nuôi gia cầm: Phát triển theo mô hình trang trại an toàn, tập trung tại các xã phía Bắc: An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ với quy mô 500.000 con năm 2015 và đạt 750.000 con năm 2020.

- Nuôi thủy sản: Việc nuôi trồng thủy sản được quy hoạch ở các xã ven sông Sài Gòn và dọc kênh Đông, đặc biệt phát triển nuôi cá cảnh ở các xã: Tân Thông Hội, Phước Hiệp, Trung An, Phú Hòa Đông, Thái Mỹ, Phước Thạnh, Trung Lập Hạ...

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp đạt tỷ lệ là 40% diện tích. Trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống để phát huy tiềm năng lao động, tay nghề và nguyên vật liệu địa phương nhất là nghề bánh tráng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2, thu hút đầu tư, phủ kín 40% diện tích các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch, khuyến khích việc phát triển các ngành công nghiệp sạch và có hàm lượng chất xám cao. Đến năm 2020 trên địa bàn huyện dự kiến có: 06 khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Tân Phú Trung, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Bàu Đưng, KCN Đông Nam, KCN Hóa dược, KCN Hòa Phú; 04 cụm công nghiệp bao gồm CCN Tân Quy A, CCN Tân Quy B, CCN Bàu Trăn, CCN Phạm Văn Cội.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ.

Phấn đấu tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của huyện là 3.200 tỷ đồng, xây dựng 500 căn hộ cho người có thu nhập thấp, xây dựng 01 Trung tâm thương mại - dịch vụ của huyện tại thị trấn Củ Chi và 04 siêu thị tại Tân Quy, Phước Thạnh, Tân Thông Hội và An Nhơn Tây; phát triển ngành du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn.

Bên cạnh đó huyện Củ Chi có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng với nhiều di tích nổi tiếng như địa đạo Bến Đình - Bến Dược, địa đạo Tân Phú Trung... có thể kết hợp với cảnh quan thiên nhiên phong phú để khai thác du lịch, nghỉ ngơi.

3.1.2.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dự báo dân số đến năm 2025

Dân số huyện Củ Chi sẽ có khuynh hướng tăng tự nhiên chậm dần do chính sách kiểm soát dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhằm nâng cao thu nhập đầu người. Mặt khác dân số sẽ có khuynh hướng chuyển dịch nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp do chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong thời gian qua, căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề án xây dựng xã nông thôn mới, các dự án xây dựng phát triển các khu đô thị; Trên cơ sở định hướng và tình hình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2015-2025, dự báo dân số đến năm 2025 trên địa bàn huyện Củ Chi như sau:

Bảng 3.1. Dự báo dân số các xã huyện Củ Chi đến năm 2025

STT Xã, thị trấn Dân số năm 2016 (người) Dự báo đến năm 2025 (người) 1 Bình Mỹ 26396 26.100 2 An Phú 11076 20.000 3 Phước Hiệp 13732 26.400 4 An Nhơn Tây 17911 24.000 5 Trung Lập Hạ 14803 19.000 6 Phạm Văn Cội 9113 11.000 7 Phú Hòa Đông 24847 39.000 8 Hòa Phú 16709 16.200 9 Phú Mỹ Hưng 8002 12.700 10 Nhuận Đức 13554 18.000 11 Phước Thạnh 19274 22.180 12 Tân Thạnh Đông 39808 42.000 13 Tân Thạnh Tây 14579 17.000

STT Xã, thị trấn Dân số năm 2016 (người) Dự báo đến năm 2025 (người) 14 Trung An 19608 24.400 15 Trung Lập Thượng 12778 17.300 16 Phước Vĩnh An 17591 28.100 17 Tân An Hội 29032 53.000 18 Tân Thông Hội 38519 73.300 19 Tân Phú Trung 35820 47.000

20 Thái Mỹ 13775 14.463

21 Thị trấn Củ Chi 21733 37.100

Tổng 418656 588.243

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Định mức lao động theo chỉ tiêu sử dụng đất bình quân: Đối với công nghiệp khoảng 120 lao động/ha; nông lâm ngư nghiệp 0,8 -1 ha/lao động.

Khu trung tâm công cộng, khu giáo dục đào tạo, Viên trường Y, công viên; dự kiến khoảng 150.000 lao động cho các loại dịch vụ công cộng, trong đó 70% lao động tại huyện Củ Chi và 30% lao động từ khu vực khác đến làm việc.

Công nghiệp: 250.000 lao động, trong đó khoảng 25 - 30% lao động từ khu vực khác đến làm việc.

Nông lâm ngư nghiệp khoảng: 20.000 lao động

Tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, xây dựng, các ngành khác: 60.000 lao động.

Các lĩnh vực hoạt động kinh tế chính trên có khả năng tạo được 480.000 việc làm, trong đó lao động tại huyện Củ Chi khoảng 320.000-380.000 lao động.

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65%, hệ số tham gia lao động là 70%. Số lao động dự trữ và mất sức lao động chiếm 30% số người trong

độ tuổi lao động, cụ thể:

Lao động làm việc trong khu vực 1 chiếm 5,5% Lao động làm việc trong khu vực 2 chiếm 64,4% Lao động làm việc trong khu vực 3 chiếm 30,1%

Phấn đấu đến năm 2015 huyện Củ Chi sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn dưới 10%, giới thiệu và tạo việc làm cho 40.000 lao động (bình quân 8.000 lao động/năm), trong đó lao động qua đào tạo nghề là 65%.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt từ 30-35 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

Phát triển đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phân bố lại các nguồn lực theo không gian lãnh thổ, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh lưu thông phân phối hàng hóa, phát triển sản xuất công thương nghiệp, dịch chuyển lao động của huyện Củ Chi. Dựa trên đặc điểm phát triển đặc thù của huyện Củ Chi, các đô thị sẽ được bố trí theo hướng đô thị trung tâm hành chính kết hợp với các đô thị trung tâm kinh tế - xã hội. Đến năm 2020 trên địa bàn huyện sẽ hình thành một số đô thị trung tâm:

- Đô thị Tây Bắc thành phố quy mô dân số dự kiến là 300.000 người, phần địa bàn huyện Củ Chi ước khoảng 260.000 dân với diện tích 5.164,6 ha.

- Đô thị Củ Chi phát triển song song với đô thị Tây Bắc thành phố, nằm ở vị trí phía Đông Bắc Quốc lộ 22 (gồm thị trấn huyện lỵ, xã Tân An Hội, Tân Thông Hội, Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung), dự kiến quy mô dân số khoảng 180.000 người.

- Các thị trấn An Nhơn Tây, Tân Quy, Phước Thạnh dự kiến quy mô dân số khoảng 75.000 người.

- Các thị tứ: Khoảng 125.000 người tại thị tứ Trung Lập, An Nhơn Tây, Phú Hòa Đông, Phước Thạnh, Bàu Đưng, Phước Hiệp, Bình Mỹ, Tân Thạnh

Đông Hòa Phú …

Xây dựng khu dân cư nông thôn trên cơ sở hiện trạng các khu dân cư hiện hữu, chỉnh trang và cải tạo là chính với quy mô tương đối phù hợp từ 200 hộ trở lên sẽ giữ lại phát triển, xây dựng mới các khu tái định cư.

3.1.2.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trên địa bàn huyện ngoài các công trình trọng điểm cấp quốc gia và Thành phố, Huyện Củ Chi sẽ tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa, xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng, xây dựng các khu tái định cư, các khu dân cư mới và các công trình phúc lợi công cộng. Các công trình quan trọng là:

- Các công trình thuộc khu Đô thị Tây Bắc thành phố.

- Xây dựng mới trung tâm thương mại, siêu thị, ngân hàng, trung tâm triển lãm sản phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng các khu dân cư trung tâm tại trung tâm các xã.

- Kiên cố hóa và xây dựng đúng chuẩn các trường mầm non, trường phổ thông các cấp.

- Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao.

Về giao thông: Xây dựng mới và nâng cấp các tuyên đường giao thông nôn thôn, quy hoạch giao thông theo hướng cải tạo mở rộng đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh như đường Quốc lộ 22, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường Vành đai 3, vành đai 4. Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng 2 loại hình chính là hệ thống xe buýt và hệ thống đường sắt đô thị - liên đô thị (tuyến đường sắt liên đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và nối ga Tân Chánh Hiệp đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài). Giao thông đường bộ đối nội: Trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu, dự kiến nâng cấp mở rộng các tuyến đường liên xã, thị trấn và xây dựng mới

các trục đường chính, đường liên khu vực.

Về văn hóa, thể thao: Đầu tư và nâng cao chất lượng ấp, khu phố văn hoá. Phấn đấu đến 2015 toàn Huyện có 170/178 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa, 6/21 xã, thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa. Đến năm 2025 có 21 xã thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa, nâng cao tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên từ 24,5% trở lên và thanh thiếu niên trong các trường học là 99%. Tích cực ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế thấp nhất số người nghiện ma túy.

Về giáo dục - đào tạo: Xây dựng các trường Đại học, cao đẳng, Làng Đại học thuộc khu Đô thị Tây Bắc, xã Phú Hòa Đông, xã Thái Mỹ, xã Phước Hiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)