Quỹ đất Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/2016, theo nhóm đất sử dụng, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123,1 nghìn ha, trong đó 31.000.035 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206 ha, chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 2.123.042 ha, chiếm 6,41 % tổng diện tích tự nhiên cả nước. Bình quân diện tích đất theo đầu người 3.816 m2 xếp thứ 68 trên thế giới. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất canh tác trên
đầu người rất thấp. Với 92.695,1 nghìn người (năm 2016), Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (Tổng cục Thống kê, 2016) trong khi nguồn tài nguyên đất thì hạn hẹp.
1.2.2. Tình hình sử dụng và biến động sử dụng đất ở Thành phố Hồ Chí Minh
a. Quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh
Theo tổng cục thống kê thành phố HCM tính đến ngày 31/12/2016 tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 209.539 ha, chiếm 8,90% diện tích tự nhiên vùng Ðông Nam Bộ và 0,64% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong số 24 quận, huyện của Thành phố thì huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên lớn nhất 70.421,58ha, chiếm 33,61%; quận 4 có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 417,08ha, chiếm 0,20%. Bình quân diện tích tự nhiên đến cuối năm 2010 trên đầu người Thành phố Hồ Chí Minh là 0,0294ha/người, trong khi bình quân chung cả nước là 0,3688ha/người.
Trong đó diện tích đất đã sử dụng là 208.919,49ha, chiếm 99,70% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 927,9 ha chiếm 0,44% tổng diện tích tự nhiên. Trong nhóm đất đã sử dụng, đất nông nghiệp chiếm 115.99,6 ha chiếm 54,88%; đất phi nông nghiệp chiếm 93.611,5 ha chiếm 44,67% tổng diện tích tự nhiên. Ðất chưa sử dụng: 635,50ha, chỉ chiếm 0,30% DTTN. Đất nông thôn: là diện tích đất của 58 xã tại 5 huyện, với diện tích là 155.114,14ha. Đất đô thị: là diện tích của 259 phường thuộc 19 quận và 5 thị trấn thuộc 5 huyện với diện tích là 54.440,83ha.
Với dân số 8.297,5 nghìn người (2016) chiếm 9% dân số cả nước nhưng diện tích chỉ chiếm 0,6% cả nước; mật độ dân số trung bình 4025 người/ km2, cao nhất cả nước.
b. Biến động sử dụng đất ở thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.1. Hiện trạng biến động đất thành phố hồ chí minh 2000-2016
Năm 2000 2005 2010 2016
Tổng diện tích 209.501,83 209.554,47 209555 209539 Đất sản xuất nông nghiệp 91.139,25 77.954,87 72268.6 66623.3 Đất sản xuất lâm nghiệp 33.472,15 33.857,87 34114.2 34884.9 Đất chuyên dùng 19.601,81 28.534,93 32966.8 34192.5
Đất ở 17632.8 22411.2 23552.9 27639.8
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 209.539 ha, cao hơn so với số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 là 38,16 ha. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do trước đây diện tích đất tự nhiên được xác định dựa vào tài liệu 364/CP và được tính toán trên nền bản đồ địa hình nên độ chính xác không cao. Bên cạnh đó do không trùng khớp nhau về xác định ranh giới sông và biển giữa Chỉ thị 364/CP và đo đạc bản đồ địa chính. Phương pháp thực hiện được tiến hành cụ thể đến từng thửa và tổng hợp ở cấp xã, phường, thị trấn trên cơ sở bản đồ địa chính số và đã được chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng, do đó kết quả kiểm kê năm 2010 có độ chính xác cao hơn.
Biến động đất đai từ 2000-2016, đất nông nghiệp giảm 12.668ha, đất phi nông nghiệp tăng 16.573ha, đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng 3.779ha; trong đó giai đoạn sau 2006-2010 đất phi nghiệp tăng 7.094ha chiếm 42% diện tích tăng trong cả kỳ 2001-2016. Ttrong thời gian qua, biến động sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số thì diện tích đất ở cũng tăng lên khá nhanh tăng 10007 ha trong vòng 16 năm.
Chương 2. HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát huyện Củ Chi
2.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất huyện Củ Chi Chi
2.2.1. Các điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Vị trí địa lý:
Huyện Củ Chi có vị trí ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, toạ độ địa lý từ 10053’ 00” đến 10010’00” vĩ độ Bắc và từ 106021’00” đến 106040’00” kinh độ Đông, với 20 xã và 1 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương. - Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. - Phía Tây giáp tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh.
Củ Chi là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, giáp ranh với các khu công nghiệp lớn; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối đồng bộ vì vậy có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với bên ngoài.
Địa hình, địa mạo:
* Địa hình
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m, độ cao lớn nhất 22m (xã An Nhơn Tây), độ cao nhỏ nhất 0,5m (xã Bình Mỹ).
* Cấu trúc địa hình có 3 dạng chính:
- Vùng đồi gò: Cao độ 10m - 15m tập trung ở phía Bắc huyện, gồm các xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức.
- Vùng triền: Chuyển tiếp giữa các vùng đồi gò và vùng bưng trũng có độ cao từ 5m - 10m phân bố trên hầu hết các xã.
- Vùng bưng trũng: Cao độ từ 0,5 - 2m, tập trung ở các xã phía Nam, Tây Nam và ven sông Sài Gòn (xã Bình Mỹ, Trung An...).
Khí hậu:
Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính:
- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm, trung bình năm khoảng 26,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 100C.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là 80% - 90%, thấp nhất vào tháng 12, là 70%.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ yếu: Gió tín phong có hướng Đông Nam (từ tháng 2 đến tháng 5); gió Tây - Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 9). Ngoài ra gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau).
Thuỷ văn:
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá chằng chịt, đa dạng, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực giáp sông Sài Gòn. Hệ thống thủy văn của huyện Củ Chi ảnh hưởng trực tiếp hệ thống sông Sài Gòn vừa là nguồn tưới quan trọng nhưng cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất nông nghiệp và giao thông đường thủy.
- Sông Sài Gòn chạy dọc theo chiều dài phía Tây Bắc Đông Nam của huyện, chịu ảnh hưởng chế độ dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,5 m và cao nhất là 3,1m.
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Sài Gòn như: Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương... Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn sông Vàm Cỏ Đông.
2.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Tài nguyên đất:
Huyện Củ Chi có diện tích tự nhiên 43,477.18 ha, chiếm khoảng 20,76% diện tích tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Củ Chi được chia thành các nhóm chính sau: đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất phèn
Bảng 2.1. Thống kê các nhóm đất của huyện Củ Chi STT NHÓM ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỈ LỆ (%) 1 Nhóm đất phù sa 1.538 3,5 2 Nhóm đất xám 15.329 35,20 3 Nhóm đất đỏ vàng 9.237 21,22 4 Nhóm đất phèn 15.011 35 5 Đất nhiễm phèn, dốc tụ trên nền phèn 1.460 3,41 6 Đất phù sa trên nền phèn 192 0,45 Tổng 43,477.18 100 - Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các sông, kênh rạch, với diện tích 1.538 ha chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích đất của huyện, phân bố trên vùng triền, tập trung ở các xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ.
Nhóm đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Thành phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng lúa; độ no bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất quí, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất xám:
Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn), có diện tích 15.329 ha, chiếm tỷ lệ 35,20% diện tích đất của huyện, là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của huyện.
Nhóm đất này thường có tầng đất dày, độ màu mỡ khá, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỷ lệ rất cao (40 - 50%), cấp hạt sét chiếm (21 - 27%) và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá và thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu ... Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.
- Nhóm đất đỏ vàng:
Được hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Nhóm đất này có diện tích 9.237 ha, chiếm 21,22% diện tích đất của huyện. Phân bố trên vùng đồi gò các xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hoà Đông, Phước Vĩnh An.
- Đất phèn:
Đất phèn có diện tích 15.011 ha, bằng 35% diện tích đất của huyện, tập trung ở phía Tây Nam của huyện (vùng Tam Tân) và một số nơi ven sông Sài Gòn và kênh rạch.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng. Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có pH thấp, hàm lượng Cl- vàcác muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển, làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh
chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa, rau màu và các loại cây ăn quả.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các loại đất khác như: Đất nhiễm phèn, dốc tụ trên nền phèn, có diện tích 1.460 ha, chiếm tỷ lệ 3,41%, tập trung ở các xã Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung; đất phù sa trên nền phèn, diện tích 192 ha, chiếm tỷ lệ 0,45% phân bố dọc sông Sài Gòn.
* Địa chất công trình, địa chất thủy văn:
- Vùng huyện Củ Chi chủ yếu là phù sa cổ và trẻ, theo sức chịu tải và mực nước ngầm chia ra như sau:
Đất loại 1: Có sức chịu tải 1,5Kg/cm2, mực nước ngầm cách mặt đất 5-12m có diện tích chiếm 34% diện tích toàn huyện.
Đất loại 2: Chiếm 19% diện tích toàn huyện Đất loại 3: Chiếm 5,5% diện tích toàn huyện
Đất loại 4: Sức chịu tải < 0,75Kg/cm2, mực nước ngầm cách mặt đất 0,5m chiếm 41,5% diện tích toàn huyện.
Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác từ hệ thống sông, rạch, nhưng phân bố không đều trên địa bàn toàn huyện.
+ Hệ thống sông Sài Gòn là nguồn cung cấp lượng nước chính cho sản xuất của nhân dân. Ngoài ra còn có hệ thống kênh, rạch khác như rạch Tra, rạch Đường Đá, rạch Láng The, rạch Bến Mương... cũng chịu ảnh hưởng của sông Sài Gòn, tạo thành một hệ thống đường thuỷ và cung cấp tiêu thoát nước, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.
+ Hệ thống kênh mương nhân tạo, đáng chú ý nhất là kênh Đông, công trình thuỷ lợi lớn nhất của các tỉnh phía Nam dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) về tưới cho 12.000 - 14.000 ha đất canh tác của huyện.
- Nguồn nước ngầm: Theo các kết quả điều tra, khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen ở độ sâu 100 - 300m, trong đó có nơi 20 - 30m. Trữ lượng khai thác ước tính khoảng 300 - 400 m3/ngày. Nhìn chung nguồn nước ngầm huyện Củ Chi khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt (trừ các khu vực bưng trũng Tam Tân - Thái Mỹ).
Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê đất đai ngày 01/01/2011 huyện Củ Chi có 40,00 ha đất rừng đặc dụng và 10,73 ha đất rừng sản xuất. Tài nguyên rừng của huyện góp một phần quan trọng cho lá phổi chung của TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên trên thực tế diện tích rừng trên địa bàn huyện còn diện tích đất rừng tương đối lớn nằm trong các khu di tích lịch sử và trong các khu đất quốc phòng nhưng do quy định phần diện tích này được kiểm kê vào loại đất di tích và đất quốc phòng.
2.2.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu
Thực trạng môi trường