Theo báo cáo thống kê năm 2016 của phòng Tài nguyên môi trường huyện Củ Chi, diện tích tự nhiên của huyện Củ Chi là 43477,2 ha. Huyện gồm 21 đơn vị hành chính cấp xã, trung bình mỗi xã/ thị trấn 2173,9 ha. Xã Tân thạnh đông chiếm diện tích lớn nhất 2650,4 ha chiếm 6,1% diện tích tự nhiên toàn huyện; Thị Trấn Củ Chi chiếm diện tích nhỏ nhất 379,9 chiếm 0,9% diện tích toàn huyện.
Bảng 2.5. Thống kê sử dụng đất năm 2016 theo đơn vị hành chính Diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất chuyên dùng Đất ở TỔNG SỐ 43477.3 31240.9 319.1 7220.2 2965.5
Phân theo xã/phường/thị trấn
Thị Trấn Củ Chi 379.9 177.7 0.2 100 97.1 Phú Hòa Đông 2176.5 1600.7 12.1 137.6 179.3 Tân Thạnh Đông 2650.4 1971.5 15.2 325.5 220.5 Tân Thạnh Tây 1148.2 893 15.1 109.9 105 Trung An 1999.6 1369.7 30.7 225.9 225.9 Phước Vĩnh An 1623 839.7 13.7 582.3 165.1 Hòa Phú 905.4 471 0.2 297.8 85.9 Tân An Hội 3005.5 2112 15.5 673.3 173.3
Tân Thông Hội 1787.5 1038.9 18.1 514.7 189
Tân Phú Trung 3077.2 1910.6 19.1 901.3 218.4 Thái Mỹ 2414 1882.9 11.5 317.4 159.4 Phước Thạnh 1507.4 1209.2 12.6 137.1 103.5 An Nhơn Tây 2890.3 2174.7 5.2 442.4 183.7 Trung Lập Thượng 2323 1959.2 24.9 193.4 132.6 Phú Mỹ Hưng 2447.2 1720.5 7 569.3 66.5 An Phú 2432.4 1943.7 0 255 97.1 Nhuận Đức 2176.1 1753.4 22.3 242.4 103.4 Phạm Văn Cội 2329.6 1739.3 20.2 258.6 55.5 Bình Mỹ 2538.7 1635.1 8.8 402.5 205.8 Phước Hiệp 1965.4 1454.8 40.6 348 108.3 Trung Lập Hạ 1700 1383.3 26.1 185.8 90.2
Bảng 2.6. Cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính huyện Củ Chi năm 2016
LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (Ha) CƠ CẤU (%)
Tổng diện tích 43477,2 100,0
Nhóm đất nông nghiệp 32109,4 73,9
Nhóm đất phi nông nghiệp 11367,8 26,1
Nhóm đất chưa sử dụng 0,0 0,0
2.3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp huyện Củ Chi bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 32109,39 ha chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Bảng 2.7. Cơ cấu sử dụng nhóm đất nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2016
LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (Ha) CƠ CẤU (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp 32109,39 100,00 Đất trồng lúa 8960,93 27,91 Đất trồng cây lâu năm 15573,53 48,50 Đất nuôi trồng thuỷ sản 320,53 1,00 Đất trồng cây hàng năm khác 6907,03 21,51 Đất nông nghiệp khác 667,90 2,08 Diện tích gieo trồng lúa là 8960,93 ha chiếm 27,91% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện và chiếm 48,96% tổng diện tích trồng lúa của thành phố Hồ Chí Minh. Đất trồng lúa phân bố ở 20 xã, thị trấn, nhiều nhất ở xã Trung Lập Thượng với 1.438 ha, ít nhất là thị trấn Củ Chi với 3,97 ha; xã Phạm Văn Cội không còn diện tích đất trồng lúa. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa chưa mang lại giá trị kinh tế cao nên Huyện có chủ trương giảm nhanh diện tích trồng lúa để chuyển sang các cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng cỏ nuôi bò, cây rau muống, hoa kiểng và một số số loài đặc sản quý hiếm như: Cá sấu, đà điểu, Baba, dê, thỏ, gà sao, rắn, cá cảnh…
Ngoài trồng lúa ở huyện còn trồng các cây hằng năm khác có hiệu quả kinh tế cao như: cây rau, cỏ dùng trong chăn nuôi, đậu phộng, bắp… Với tổng diện tích 6907,03 ha chiếm 21,51% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố ở hầu hết 21 xã, thị trấn trên địa bàn.
- Cây rau: cây rau khá phát triển diện tích gieo trồng năm 2016 trong đó có 2.602 ha sản xuất rau theo qui trình an toàn, năng suất 25 tấn/ha, sản lượng 390.760 tấn/năm. Thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc trồng rau an toàn, Huyện đã tích cực vận động nông dân chuyển đổi giống cây trồng từ cây lúa sang cây rau có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Toàn huyện có 133 hộ nông dân sản xuất rau theo quy trình VietGAP với tổng diện tích trên 169ha, 107 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 590ha... Điển hình là Tổ hợp tác xã sản xuất rau VietGAP ở ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Phượng. Củ Chi vượt lên đứng đầu thành phố về diện tích và sản lượng (95.331 tấn) do Huyện có lợi thế về điều kiện tự nhiên và đẩy mạnh triển khai ứng dụng kỹ thuật qui trình sản xuất rau an toàn, dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời.
- Cỏ dùng trong chăn nuôi: Diện tích đất trồng cỏ năm 2016 là 3.165,5 ha, chiếm 73,12% đất trồng cỏ toàn thành phố. Việc gia tăng diện tích đất trồng cỏ là do sự phát triển của ngành chăn nuôi bò và hướng tới giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao. Với diện tích đất trồng cỏ ngày càng tăng sẽ đảm bảo việc cung cấp cỏ tươi phục vụ cho ngành chăn nuôi trâu bò. Đất trồng được phân bố ở 18 xã, trong đó nhiều nhất là An Phú; An Nhơn Tây do có nông trường bò sữa.
- Đậu phộng và bắp: là hai loại cây được trồng xen kẻ qua các vụ mùa cũng góp phần đa dạng hóa giống cây trồng và tăng năng suất. Cây đậu phộng năm 2006 có diện tích gieo trồng là 780 ha do chi phí đầu tư cao và tiêu tốn nhiều công lao động nên một phần diện tích được chuyển sang trồng bắp lai.
Diện tích gieo trồng bắp lai năm 2016 tăng lên 1.500 ha với năng suất 8 tấn/ha. Cây lâu năm trên địa bàn huyện chủ yếu là cây cao su và cây ăn quả lâu năm. Diện tích năm 2016 đạt 15573,53 ha chiếm 48,5% diện tích đất nông nghiệp huyện.
- Cây cao su: Diện tích trồng cao su năm 2016, diện tích đất trồng cây cao su là 4.300,4 ha trong đó diện tích trồng cây cao su tiểu điền là 1.378,4 ha do giá mủ cao su tăng cao, người dân tận dụng những khu vườn tạp kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây cao su đem lại giá trị kinh tế và góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su của huyện. - Cây ăn quả lâu năm: Năm 2016, diện tích cây ăn quả là Cây ăn quả đến nay là 4.921 ha, vùng sản xuất chính về cây ăn quả là khu ven sông Sài Gòn chưa ổn định về mặt thủy lợi làm cho nông dân chưa mạnh dạn đầu tư. Từ năm 2008, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của huyện điển hình là mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn của Tổ tiếp nhận Khoa học Kỹ thuật vườn du lịch sinh thái xã Trung An. Hàng năm có khoảng 35.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn. Đây là một hướng đi mới trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đất nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 320,53 ha chiếm 1 % tổng diện tích nông nghiệp. với loại hình nuôi thủy sản nước ngọt ở các ao hồ, kênh rạch trên địa bàn các xã, thị trấn. Vật nuôi chủ yếu là cá sấu, cá kiểng, tôm càng xanh đạt 2 tấn. Cá cảnh và ba ba là vật nuôi có giá trị kinh tế cao có xu hướng gia tăng qui mô và chủng loại, hiện có 10 điểm nuôi với diện tích 12 ha. Ngành thủy sản phát triển nhanh do phát triển cá tra, cá kiểng dùng nước kênh Đông là điều kiện tốt để hạn chế bệnh, ít dùng hóa chất tạo ra chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Việc phát triển nhanh đàn cá sấu, cá kiểng mang lại giá trị kinh tế cao của huyện góp phần gia tăng giá trị
sản xuất nông nghiệp và gia tăng các sản phẩm là sản phẩm nông nghiệp đô thị đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh.
Đất nông nghiệp khác: Đây là diện tích đất dành cho chăn nuôi, xây dựng các hệ thống cơ sở để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp khác là 667,9 ha chiếm 2,08 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở xã Phạm Văn Cội
2.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là loại đất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Củ Chi, chỉ với 11367,8 ha chiếm 26,1% tổng diện tích tự nhiên nhưng lại mang đến hơn 90% tổng thu nhập của toàn huyện. Đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở, đất chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác.
Bảng 2.8. Cơ cấu sử dụng nhóm đất nông nghiệp huyện củ chi năm 2016
LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH
(Ha)
CƠ CẤU (%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 11367,79 100,00
Đất ở 2753,59 24,22
Đất ở tại nông thôn 2663,64 23,43 Đất ở tại đô thị 89,95 0,79 Đất chuyên dùng 7220,80 63,52 Đất trụ sở cơ quan 1398,11 12,30 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1861,45 16,37 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 3961,24 34,85 Đất phi nông nghiệp khác 1393,41 12,26 Tổng diện tích đất ở là 2753,59 ha chiếm 24,22% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. bình quân đất ở là 65,7 m2/ người. Bình quân đất ở cao gấp đôi bình quân đất ở của thành phố Hồ Chí Minh (32,7m2/người), đứng thứ 2 toàn thành phố, sau huyện Cần Giờ.
- Đất ở đô thị: Diện tích đất ở đô thị toàn bộ là ở thị trấn Củ Chi. với tổng quy mô khoảng 89,95 ha, chiếm 0,79% DTTN toàn Huyện. Bình quân diện tích đất ở đô thị là 41,3 m2/người. Trong đất đô thị thì, đất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất cao (48,1%), do vậy tiềm năng để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đáp ứng yêu cầu mở rộng không gian đô thị ở Củ Chi là rất lớn.
- Đất ở nông thôn: 2663,64 ha, chiếm 96,7% diện tích đất ở. Bình quân đất ở nông thôn đạt 67,1 m2/người. Tỷ lệ đất ở nông thôn so với diện tích tự nhiên toàn
Củ Chi là 6,1 %. Xã có tỷ lệ cao nhất về đất ở nông thôn so với diện tích của xã là Trung An (10,51%) và xã có tỷ lệ thấp nhất là Phú Mỹ Hưng (2,56%). Diện tích đất chuyên dùng là 7220,80 ha chiếm 63,52% diện tích đất phi nông nghiệp. bao gồm: đất trụ sở cơ quan 1398,11ha chiếm 12,3%; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1861,45 chiếm 16,37%; đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 3961,24 ha chiếm 34,85%.
- Đất trụ sở cơ quan bao gồm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất quốc phòng; Đất an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 38,96 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên và 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp. Chủ yếu tập trung ở thị trấn Củ Chi, bên cạnh còn phân bố ở các xã: Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phạm Văn Cội, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng. Đất quốc phòng có 820,69 ha, chiếm 1,9% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở xã Phước Vĩnh An 437,88 ha, Tân An Hội 220,64 ha, xã Phạm Văn Cội 31,59 ha, xã Nhuận Đức 23,27 ha. Đất an ninh có 62,29 ha, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở xã Phạm Văn Cội 60,00 ha; xã An Phú 12,00 ha. Đất bãi thải, xử lý chất thải có 276,69 ha, chiếm 0,64% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở xã Phước Hiệp 260,19 ha; Thái Mỹ 15,44 ha (Khu xử lý chất thải rắn Thành phố). Đất di tích, danh thắng có 91,83 ha, chiếm 0,21% diện tích tự nhiên; tập trung ở xã Phú Mỹ Hưng 85,98
ha (Địa đạo Củ Chi); xã Nhuận Đức 5,85 ha (Khu di tích lịch sử Bến Đình). - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Đất khu công nghiệp: 1.131,54 ha, chiếm 2,60% diện tích tự nhiên; tập trung ở xã Tân Phú Trung 534,49 ha (khu công nghiệp Tân Phú Trung); xã Bình Mỹ 182,42 ha; xã Hòa Phú 168,80 ha (Khu công nghiệp Đông Nam); xã Tân An Hội 146,26 ha; thị trấn Củ Chi 4,87 ha (Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi). Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 791,81 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở Tân An Hội 135,95 ha; Tân Thông Hội 92,99 ha; Tân Thạnh Đông 131,49 ha.
- Đất sử dụng vào mục đích công là 3961,24 ha chiếm 34,85 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác gồm: Đất tôn giáo, tín ngưỡng có 37,65 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở xã Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, An Nhơn Tây, thị trấn Củ Chi; Đất nghĩa trang, nghĩa địa có 362,77 ha, chiếm 0,83% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở xã Phú Hòa Đông 92,23 ha (nghĩa trang chính sách thành phố); An Nhơn Tây 23,11 ha; Thái Mỹ 23,37 ha; Tân An Hội 24,61 ha; Đất có mặt nước chuyên dùng 66,30 ha chiếm 0,15% diện tích tự nhiên; Đất sông, suối có 1.122,30 ha chiếm 2,58% diện tích tự nhiên chủ yếu là diên tích sông Sài Gòn.
2.3.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng
2.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện
Nhìn tổng thể về việc sử dụng đất huyện Củ Chi từ năm 2000 đến năm 2016, có biến động không đồng đều giữa các loại đất. Đây chính là kết quả của việc thực thi các chính sách về quy hoạch đất đai của huyện và quá trình sự dụng đất của người dân.
Bảng 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất chính 2000-2016
2000 2005 2010 2016 Loại đất Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng diện tích tự nhiên 43450,1983 100,00 43496,58 100,00 43496,59 100,00 43477,18 100,00 Đất nông nghiệp 34.420,45 79,22 33320,44 76,60 32541,41 74,81 32109,39 73,85 Đất phi nông nghiệp 8.254,34 19,00 9531,69 21,91 10637,98 24,46 11367,79 26,15 Đất chưa sử dụng 775,41 1,78 644,46 1,48 317,20 0,73 0 0,00
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng nhóm đất huyện Củ Chi 2000 – 2016
79.22 76.6 74.81 73.85 19 21.91 24.46 26.15 1.78 1.48 0.73 0 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2010 2016
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng trong từng năm theo cơ cấu các loại đất thì đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2000 chiếm 79,22% và năm 2016 đạt 73,85%. Trong đó đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng có sự thay đổi rõ rệt. Đất phi nông nghiệp đã tăng từ 19 nên 26,15% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng chiếm phần nhỏ trong cơ cấu 1,78% năm 2000, đến năm 2016 không còn diện tích đất chưa sử dụng.
Tình hình biến động các loại đất chính theo thời gian được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.10. Tình hình biến động các nhóm đất chính ở huyện Củ Chi giai đoạn 2000-2016 Loại đất 2000-2010 2010 - 2016 2000-2016 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng diện tích tự nhiên 46,39 0,11 -19,41 -0,04 26,98 0,06 Đất nông nghiệp -1879,04 -5,46 -432,02 -1,33 -2311,06 -6,71 Đất phi nông nghiệp 2383,64 28,88 729,81 6,86 3113,45 37,72 Đất chưa sử dụng -458,21 -59,09 -317,20 -100,00 -775,41 -100,00
a. Nhóm đất nông nghiệp
Giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.11. Tình hình sử dụng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 CHỈ TIÊU Hiện trạng Biến động tăng(+) giảm(-) Năm 2000 (ha) Năm 2010 (ha) Nhóm đất nông nghiệp 34.420,45 32541,41 -1560,00 Đất trồng lúa 17516,7764 10677,11 -6839,67
Đất trồng cây lâu năm 5068,2566 15173,80 10105,54
Đất nuôi trồng thuỷ sản 318,0782 405,77 87,69
Đất trồng cây hàng năm khác 5887,3906 5949,47 -10635,17
Đất nông nghiệp khác 5629,9482 335,26 -5294,89
Trong giai đoạn 2000 - 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm 1.560 ha, giảm 4,5 % diện tích năm 2000. Nguyên nhân chính là do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích khác và chuẩn hoá lại số liệu trong đợt kiểm kê đất đai năm 2010
- Từ năm 2000 - 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.289,82 ha, bình quân mỗi năm diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 257,96 ha; trong đó đất diện tích lúa giảm 3.172,97 ha; đất trồng cây hàng năm khác giảm 2.077,31