Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn ven biển xã hải lạng, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 36)

3. Nội dung nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm kinh tế

Ngƣời dân xã Hải Lạng chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản. Số hộ làm nông nghiệp chiếm hơn 50% số hộ dân toàn huyện, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chiếm 32,3%, hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm 10,86%, còn lại là các ngành nghề khác. Trong đó số ngƣời dân chuyển từ ngành trồng trọt sang nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất đã bị nhiễm mặn ảnh hƣởng năng suất và chất lƣợng cây trồng, sự nhiễm mặn này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống nhân dân cũng nhƣ vấn đề an toàn lƣơng thực của xã. Nếu năm 2011, số hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp khoảng 960 hộ thì đến năm 2017, số hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn khoảng 790 hộ dân.

* Sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp là một trong những mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của xã bà con nông dân đầu tƣ thâm canh, đƣa giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Năm 2012, đƣợc sự hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên và tỉnh Quảng Ninh, xã Hải Lạng đã đƣa vào triển triển khai hàng loạt các mô hình thực nghiệm cây, con giống mới.

Ngành trồng trọt cũng đang có những chuyển biến rất tích cực với việc tập trung hình thành các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa nhƣ cam V2, ổi không hạt… thay thế cho diện tích cấy lúa kém hiệu quả. Từ những hƣớng đi đúng đắn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao.

Đăc biệt trong năm 2017, trong điều kiện khó khăn do sự bất lợi của thời tiết và tiêu thụ sản phẩm, nhƣng xã Hải Lạng huyện Tiên Yên vẫn có những thành quả đáng ghi nhận, sản lƣợng các loại cây trồng tăng so với các năm trƣớc và vƣợt mức so với kế hoạch đã đặt ra.

- Tổng diện tích gieo trồng cả năm 816,5 ha. Trong đó: Lúa: 595 ha, tăng do đảm bảo nguồn nƣớc từ Hồ Khe Cát, năng suất trung bình đạt 44,9 tạ/ha (năng suất vụ mùa giảm do ảnh hƣởng thời tiết và sâu bệnh); Ngô 55 ha, năng suất ngô 45,5tạ/ha. Các loại cây trồng khác giữ mức độ tăng nhẹ 5% - 7%.

- Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm (cây có hạt) 2.717,6 tấn (trong đó Lúa: 2.467,3 tấn; ngô 250 tấn).

Tổng giá trị trồng trọt của xã đạt 22,2 tỷ đồng giá hiện hành (19,3 tỷ đồng giá cố định năm 2010)

* Chăn nuôi:

Vật nuôi tại xã Hải Lạng không nhiều, chủ yếu là trâu, bò phục vụ sản xuất và lợn và gia cầm phục vụ cho sinh hoạt, số hộ nuôi phục vụ cho mục đích thƣơng mại không nhiều.

Mặc dù vậy, đàn gia súc, gia cầm đƣợc bảo vệ và chăm sóc tốt. Đàn trâu tăng, các vật nuôi khác ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 51.207 con. Công tác phòng chống dịch đƣợc quan tâm triển khai theo đúng chỉ đạo của huyện.

Tổng giá trị chăn nuôi 34,8 tỷ đồng giá hiện hành (21,1 tỷ đồng giá cố định 2010). * Lâm nghiệp:

- Toàn xã có 28 hộ sản xuất và ƣơm giống keo, bạch đàn, trong năm cung cấp gần 2.000 vạn cây giống. Diện tích trồng rừng bổ sung 100 ha.

- Diện tích khai thác ổn định, doanh thu ƣớc đạt 4,5 tỷ đồng giá hiện hành (3,8 tỷ đồng giá cố định 2010); Trồng rừng sản xuất tăng, không xảy ra dịch bệnh, không cháy rừng hoặc vi phạm lâm luật. Tuy nhiên, qua kiểm tra của cơ quan chức năng tất cả các hộ ƣơm cây giống đều sử dụng hạt giống chƣa qua tuyển chọn nên chất lƣợng cây giống không cao, chất lƣợng gỗ không đảm bảo, chu kỳ trồng và khai thác kéo dài, khả năng kháng bệnh và sinh trƣởng kém. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì mức đạt 50,1%.

* Ngƣ nghiệp:

Bên cạnh đó, địa hình của xã Hải Lạng có cả đồi núi, đồng bằng và mặt nƣớc, rất thuận lợi để hình thành một nền nông nghiệp đa dạng và phát triển năng động. Với tổng diện tích nƣớc mặn khoảng 1800 ha tại khu nuôi trồng thủy sản Hà Dong

(trƣớc đây là Nông trƣờng quốc doanh Hà Dong thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Ninh, nhƣng nay đã bàn giao cho xã quản lý), xã cho các hộ đấu thầu nuôi trồng thủy sản. Riêng về tôm sú, hiện toàn xã có khoảng 400 ao nuôi với diện tích 800 ha.

Những năm 2010 trở về trƣớc, hầu hết diện tích nuôi tôm của xã Hải Lạng đều tập trung nuôi theo hình thức quảng canh (thả tôm, cá kết hợp), ít đƣợc đầu tƣ nên năng suất và hiệu quả kinh tế thu nhập từ con tôm thời điểm đó khá bấp bênh. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, nhiều hộ nuôi tôm trong xã đã mạnh dạn đầu tƣ ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc, chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh.

Việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh đang là hƣớng đi mới phù hợp với xã ven biển Hải Lạng. Để khuyến khích các hộ nuôi tôm tập trung theo đúng quy hoạch của huyện, thời gian qua, địa phƣơng đã vận động các hộ dân mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh. Từ việc chuyển đổi sang mô hình nuôi thâm canh, nhiều hộ đã áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi tiên tiến nên sản lƣợng con tôm ngày càng tăng cao. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2017, sản lƣợng tôm toàn xã ƣớc đạt hơn 215 tấn (trong đó nuôi theo thâm canh đƣợc trên 150 tấn).

Việc nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực đã góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống nhân dân trong khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản tại khu vực chƣa thật sự ổn định và đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản biển và nƣớc lợ nhìn chung còn thiếu và chƣa đồng bộ. Hiện nay, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản tại đây còn mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các phƣơng tiện đánh bắt, con giống, thức ăn, thị trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, nguồn lợi, dẫn đến việc đánh bắt quá mức và làm suy giảm điều kiện sống của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế, làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật.

Trong năm 2017, tổng số hộ nuôi tôm trên địa bàn ổn định 407 hộ với diện tích đất mặt nƣớc 934 ha (48 ha nuôi tôm thẻ chân trắng; 18,7 ha nuôi cá, còn lại là nuôi cua và tôm sú theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến).

- Năng suất: Tôm thẻ chân trắng 122 tạ/ha; tôm sú 1,6 tạ/ha. - Tổng sản lƣợng thủy sản: Đạt 1101tấn Trong đó: * Khai thác: đạt 331 tấn + Tôm: 41 tấn + Cá các loại: 151 tấn + Thủy hải sản khác: 139 tấn * Nuôi trồng:

+ Tôm: 644 tấn (Nuôi CN = 589 tấn; nuôi Quảng canh = 55 tấn) + Cá: 29 tấn; Cá nƣớc lợ = 23 tấn; Cá nƣớc ngọt = 6 tấn

+ Cua: 19 tấn

+ Các loại nhuyễn thể khác: 78 tấn

Sản lƣợng hàu nuôi không đạt chỉ tiêu giao do ảnh hƣởng của thời tiết và dịch bệnh nên đầu năm đã có 1900 tấn hàu nuôi bị nhiễm bệnh và nhiễm mặn bị chết.

Riêng sản lƣợng tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh đạt kết quả cao nhất từ trƣớc tới nay đạt 589 tấn. Đầu năm do ảnh hƣởng thời tiết nắng hạn kéo dài nên nhiều lồng bè nuôi hàu bị nhiễm mặn và dịch bệnh chết, sản lƣợng nuôi nhuyễn thể không đạt kế hoạch giao.

Giá trị sản xuất trong lĩnh vực ngƣ nghiệp đạt 113,2 tỷ đồng giá hiện hành (80,25 tỷ đồng giá cố định 2010).

* Sản xuất dịch vụ, tiêu thủ công nghiệp ổn định và có xu hƣớng tăng trở lại: Toàn xã có 157 hộ kinh doanh, dịch vụ tập trung chủ yếu các ngành hàng ăn uống, nhà nghỉ, vận tải, mộc dân dụng, chế biến gỗ dăm keo, cơ khí nhỏ, gạch không nung, sản xuất ngƣ cụ đƣợc duy trì ổn định và tạo việc làm cho khoảng từ 400 đến 450 lao động với thu nhập trung bình từ 3 - 5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Tổng doanh thu từ dịch vụ thƣơng mại và tiểu thủ công nghiệp năm 2017 ƣớc đạt 66 tỷ đồng theo giá cố định 2010. Trong đó doanh thu dịch vụ đạt 55,3 tỷ đồng giá cố định 2010 (61,4 tỷ đồng giá hiện hành). Doanh thu từ tiểu thủ công nghiệp đạt 10,7 tỷ đồng giá cố định 2010 (13,8 tỷ đồng giá hiện hành).

* Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đƣờng giao thông của xã có 92,4 km, trong đó đƣờng trục thôn đã có 42,6 km đƣợc bê tông hoá.

Năm 2017, tổng kinh phí phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới là trên 2 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ trực tiếp cho chƣơng trình là 1,2 tỷ đồng, còn lại là tiền nhân dân đóng góp.

Về phát triển hạ tầng, năm 2017, xã đã hoàn thành việc xây mới 24,5km mƣơng dẫn nƣớc phục vụ sản xuất sau Hồ Khe Cát; làm mới 2 tuyến đƣờng ngõ xóm với tổng chiều dài 203 m theo cơ chế nhà nƣớc hỗ trợ xi măng, phần còn lại nhân dân đóng góp. Cùng với đó, xã cũng thực hiện 2,5 km điện chiếu sáng quốc lộ 18A; 152 m mƣơng dẫn nƣớc thôn Hà Dong Nam... Hay nhƣ việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, xã cũng đã có hội trƣờng phục vụ đƣợc 150 chỗ ngồi; có sân vận động rộng 6846m2

đảm bảo cho tổ chức các sinh hoạt ngoài trời; có điểm vui chơi, giải trí... Về phát triển kinh tế, năm 2017, Hải Lạng cũng thực hiện hỗ trợ 4 dự án, mô hình phát triển sản xuất: Dự án gà Tiên Yên cho Hợp tác xã Đồi Mây; dự án nuôi cua biển thƣơng phẩm; dự án hỗ trợ lãi suất tín dụng, phát triển sản xuất tập trung; dự án chƣơng trình giảm nghèo bền vững hỗ trợ cho các hộ nghèo vay tiền để xây nhà. Riêng về đầu tƣ hạ tầng cho vùng nuôi tôm, đến nay, xã đã xây dựng đƣợc 6 tuyến đƣờng với chiều dài hơn 3 km. Ngoài ra, đầu tƣ lƣới điện ra khu nuôi trồng thủy sản tập trung với chiều dài tuyến trên 2 km (bao gồm 2 trạm biến áp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn ven biển xã hải lạng, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)