3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện
trong đất của RNM tỉnh Cà Mau trong nghiên cứu của Lê Tấn Lợi và cộng sự (2015) [14] cho thấy, khả năng tích lũy cacbon đất của rừng cao nhất ở địa hình thấp (mắm trắng) với giá trị 304,7 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (vẹt tách) 303,88 tấn/ha, tiếp theo địa hình trung bình (đƣớc đôi) 292,55 tấn/ha, sau đó mới đến rừng trang (16 - 18 tuổi) với 160,40 - 184,30 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, khả năng tích lũy cacbon trong đất rừng phụ thuộc vào loài cây, địa hình và tuổi của rừng. Nhận định này tƣơng tự nhận định của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2016) [7] khi nghiên cứu về định lƣợng cacbon của rừng trồng thuần loài trang, thuần loài bần chua và rừng trồng hỗn giao hai loài trang và bần chua. Tác giả đã khẳng định, rừng trồng thuần loài trang có khả năng tích lũy cacbon cao hơn rừng trồng thuần loài bần chua và rừng trồng hỗn giao hai loài trang và bần chua.
Ngoài ra, so sánh với nghiên cứu của 1 số tác giải khác nhƣ Fuijimoto K. và cộng sự (2000) [45]; Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2004) [32], kết quả mà các tác giả đƣa ra cho thấy sự phù hợp của kết quả nghiên cứu và khẳng định 1 điều khả năng tích lũy cacbon trong đất phụ thuộc vào tuổi của rừng, có nghĩa là phụ thuộc vào sự gia tăng sinh khối của cây rừng, đặc biệt là sinh khối rễ.
3.4. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Để xác định hàm lƣợng cacbon tích lũy của rừng cần xác định hàm lƣợng cacbon có trong các bể chứa ở các thời điểm. Khu vực đang nghiên cứu gồm: Bể chứa cacbon trên mặt đất, bể chứa cabon dƣới mặt đất và bể chứa cacbon trong đất.