3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Mật độ, đƣờng kính, chiều cao cây tại khu vực nghiên cứu
Dựa vào số liệu thống kê trên cả 3 tuyến điều tra. Có thể nhận thấy các loài cây ngập mặn chủ yếu của rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là vẹt dù, sú, trang, đâng, mắm. Kết quả thống kê thành phần loài cây ngập mặn tại các tuyến điều tra nhƣ sau:
Bảng 3.1. Thành phần loài cây ngập mặn tại các tuyến điều tra Tuyến
nghiên cứu
Ô tiêu chuẩn
(10 m × 10 m) Loài cây
1
Ô 1 Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa)
Ô 2 Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa)
Ô 3 Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Sú (Aegiceras
corniculatum), Trang (Kandelia obovata)
2
Ô 1
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa), Sú (Aegiceras
corniculatum), Trang (Kandelia obovata)
Ô 2 Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa)
Ô 3
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa), Sú (Aegiceras
corniculatum), Trang (Kandelia obovata)
3
Ô 1 Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Trang
(Kandelia obovata)
Ô 2
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa), Sú (Aegiceras
corniculatum), Trang (Kandelia obovata),
Mắm (Avicennia marina)
Ô 3
Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Đâng
(Rhizophora stylosa), Sú (Aegiceras
Kết quả điều tra về mật độ cây (bảng 3.2) cho thấy, vẹt dù có mật độ lớn nhất 5033 cây/ha, sau đó là sú 2089 cây/ha, tiếp đến là trang với mật độ 1922 cây/ha, đâng và mắm có mật độ thấp mật độ tƣơng ứng là 733 cây/ha và 22 cây/ha. Nhƣ vậy, trong khu vực nghiên cứu vẹt dù trở thành loài chiếm ƣu thế. Sự chênh lệch về mật độ này do trong quá trình sinh sinh trƣởng phát triển do sự cạnh tranh sinh trƣởng và điều kiện tự nhiên đã thúc đẩy sự phát triển của cây vẹt dù, sú cao hơn cây mắm.
Ở tuyến 1 và tuyến 2, nằm ở các bãi bồi ngập triều trung bình, quần thể vẹt dù
(Bruguiera gymmorhiza), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata). Vẹt
dù là cây ƣa sáng và bộ rễ đầu gối rất phát triển, chúng lấn át các loài cây ngập mặn khác. Tại quần xã này thì vẹt dù thắng thế và trở thành loài chiếm ƣu thế tuy nhiên kích thƣớc cây còn khá nhỏ chủ yếu là các cây vẹt dù tái sinh. Tại các khoảng đất trống, có nhiều ánh sáng và nền đất, vẹt dù và đâng cạnh tranh nhau rất mãnh liệt.
Ở tuyến 3, bãi ngập triều trung bình có thành phần hỗn hợp các loài cây đâng
(Rhizophora stylosa, trang (Kandelia obovata), sú (Aegiceras corniculatm). Ở đây
vẹt dù không phát triển, nền đất thƣờng mềm. Ở tuyến 3, trang là cây thắng thế và trở thành loài chiếm ƣu thế.
So sánh mật độ có thể thấy tuyến 2 có mật độ cao nhất đạt 13300 cây/ha, sau đó đến tuyến 1 là 9867 cây/ha và cuối cùng là tuyến 3 thấp nhất với 6233 cây/ha. Mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sinh khối rừng và ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy cacbon trong cây, trong đất rừng.
Qua 2 lần khảo sát đo đạc ngoài thực địa, kết quả cho thấy mật độ cây của 2 lần đo là giống nhau. Điều này có nghĩa là, qua 2 lần nghiên cứu và đánh dấu ô mẫu, mật độ của các tuyến điều tra không thay đổi, cây ngập mặn phát triển ổn định, không có cây nào bị chết, có một số cây con mọc lên và đang trong giai đoạn phát triển.
Kết quả chiều cao, mật độ, đƣờng kính thân cây đƣợc thể hiện trên bảng 3.2 và bảng 3.3
Bảng 3.2. Mật độ cây ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Tuyến Vẹt dù Sú Đƣớc Trang Mắm Mật độ (cây/ha) Tuyến 1 7867 1633,3 66,67 300 - 9867 Tuyến 2 7100,00 3866,67 800,00 1533,33 - 13300 Tuyến 3 133,33 766,67 1333,33 3933,33 66,67 6233,33 Trung bình 5033,4 ±4260,9 2088,9 ±1599,4 733,33 ±635,96 1922,2 ±1847,6 22,223 ±38,492 9800,11 ±3533,81
Bảng 3.3. Chiều cao, đƣờng kính thân cây ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tuyến
điều tra Cây
Mật độ (cây/ha)
Đƣờng kính thân ( cm) Chiều cao ( cm)
Dmax Dmin D trung
bình Hmax Hmin H trung bình Tuyến 1 Vẹt dù 7867 16,56 1,27 5,83 ± 0,96 595,0 145,0 274,8 ± 12,5 Đâng 67 7,34 6,73 7,03 ± 0,43 540,0 345,0 442,5 ± 137,9 Sú 1634 5,65 1,83 4,28 ± 0,75 280,0 130,0 203,3 ± 36,5 Trang 300 9,00 4,97 7,11 ± 1,08 325,0 235,0 282,2 ± 26,5 Tuyến 2 Vẹt dù 7100 15,68 1,37 4,38 ± 0,67 505,0 110,0 246,7 ± 29,0 Đâng 800 7,96 2,69 5,06 ± 0,37 495,0 195,0 373,5 ± 34,2 Sú 3867 7,50 1,83 2,99 ± 0,94 242,5 95,0 212,4 ± 35,5 Trang 1534 7,55 1,74 5,70 ± 2,62 305,0 115,0 264,9 ± 42,6 Tuyến 3 Vẹt dù 133 14,97 1,75 6,40 ± 7,43 517,5 117,5 300,8 ± 162,6 Đâng 1334 8,76 1,91 4,54 ± 0,82 460,0 125,0 286,9 ± 64,2 Sú 767 3,34 1,43 2,55 ± 0,13 247,5 95,0 167,9 ± 5,1 Trang 3934 10,51 1,75 4,89 ± 0,61 350,0 110,0 233,8 ± 12,8 Mắm 67 14,25 10,19 12,22 ± 2,87 347,5 342,5 345,0 ± 3,5
So sánh về chiều cao, đƣờng kính thân cây tại xã Hải Lạng, loài vẹt dù
(Bruguiera gymmorrhiza) có kích thƣớc cây nhỏ, có chiều cao dao động từ 1,0 m
có số lƣợng cá thể lớn. Đối với đâng (Rhizophora stylosa) chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 1,8 m đến 5,3 m, đƣờng kính thân 1,91 - 8,92 cm. Ở đây, loài mắm có số lƣợng ít, tuy nhiên lại là loài có chiều cao và đƣớng kính thân tƣơng đối lớn so với các loài khác với chiều cao và đƣờng kính cây mắm đo đƣợc tại tuyến 3, chiều cao cây mắm khoảng 3,5 m và đƣờng kính thân cây từ 10,19 - 14,25 cm. Đặc biệt loài sú (Aegiceras corniculatm) và trang (Kandelia obovat) tƣơng đối phát triển và sinh trƣởng tốt, loài sú có chiều cao dao động từ 1 m đến 2,6 m đƣờng kình từ 1,46 - 8 cm, còn loài trang có chiều cao từ 1,2 - 4,1 m và đƣờng kính thân cây từ 1,9 - 10 cm và phát triển đồng đều ở các tuyến.
Bảng số liệu cho thấy, ở tuyến 1 và tuyến 2 đƣờng kính thân trung bình của các loài giảm dần theo thứ tự sau: Trang (7,11 ± 1,08 cm ở tuyến 1 và 5,7 ± 2,62 ở tuyến 2) > đâng (7,03 ± 0,43 cm ở tuyến 1 và 5,06 ± 0,37 cm ở tuyến 2) > vẹt dù (5,83 ± 0,96 cm ở tuyến 1 và 4,38 ± 0,67 cm ở tuyến 2) > sú (4,28 ± 0,75 cm ở tuyến 1 và 2,99 ± 0,94 cm ở tuyến 2) trong khi chiều cao của các loài lại giảm theo thứ tự sau: Đâng (442,5 ± 137,9 cm ở tuyến 1 và 373,5 ± 34,2 cm ở tuyến 2) > trang (282,2 ± 26,5 cm ở tuyến 1 và 264,9 ± 42,6 cm ở tuyến 2) > vẹt dù (274,8 ± 12,5 cm ở tuyến 1 và 246,7 ± 29 cm ở tuyến 2) > sú (203,2 ± 36,5 cm ở tuyến 1 và 212,4 ± 35,5 cm ở tuyến 2). Riêng ở tuyến 3, mặc dù mật độ ít và là loài chỉ xuất hiện ở tuyến 3, nhƣng mắm là loài có đƣờng kính trung bình lớn nhất, đƣờng kính trung bình của các loài tuyến 3 giảm theo thứ tự sau: Mắm (12,22 ± 2,87 cm) > vẹt dù (6,4 ± 7,43 cm) > trang (4,89 ± 0,61 cm) > đâng (4,54 ± 0,82 cm) > sú (2,55 ± 0,13 cm). Nhƣ vậy, sự phát triển về chiều cao và đƣờng kính ở từng loài khác nhau là khác nhau. Có loài ƣu tiên phát triển về chiều cao song cũng có những loài ƣu tiên phát triển về đƣờng kính.
Các giá trị về độ lệch chuẩn cho thấy, rừng tự nhiên không đồng đều về sự phát triển chiều cao, sự phát triển này phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố tự nhiên thích hợp cho các loại cây phát triển. Sự phát triển của các cây phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi cho từng loài phát triển. Đối với xã Hải Lạng, qua 2 thời điểm nghiên cứu, sự phát triển về đƣờng kính và chiều cao không có sự thay đổi lớn, nguyên
nhân do thời tiết lạnh vào mùa đông và độ mặn tăng cao không thích hợp cho sự phát triển của cây ngập mặn. Kết quả thể hiện trên các hình 3.1, 3.2, 3.3
Hình 3.1. Sự phát triển của cây ngập mặn tại tuyến 1, xã Hải Lạng
Hình 3.2. Sự phát triển của cây ngập mặn tại tuyến 2, xã Hải Lạng
Sơ đồ cho thấy, qua 2 lần nghiên cứu và đánh dấu ô, sự tăng lên về chiều cao và đƣờng kính không đáng kể. Các cây sú, vẹt dù, đâng có sự thay đổi chủ yếu ở các cây nhỏ đang trong quá trình sinh trƣởng và phát triển tốt, còn nhƣng cây lớn thì sự phát triển của cây chậm hơn (bảng 3.4). Sự phát triển về chiều cao của cây vẹt dù nằm trong khoảng 17,56 ± 10,96 cm, của cây đâng 22,17 ± 3,74 cm, của cây sú 10,97 ± 8,62 cm, của cây trang 12,78 ± 7,59 cm và của cây mắm là 10 cm. Nhƣ vậy, sự gia tăng về chiều cao giữa các loài khác nhau là khác nhau trong đó cây vẹt dù có sự gia tăng chiều cao lớn nhất, cây sú có sự gia tăng về chiều cao là nhỏ nhất. Trong đó, có những cây không có sự thay đổi về chiều cao hoặc thay đổi rất nhỏ ngoài ảnh hƣởng của thời tiết thì đó là những cây tồn tại lâu năm hoặc bị ảnh hƣởng bởi các loài sâu bệnh (sâu ăn lá, sâu đục thân,...) và các loài động vật đáy. Nhƣ vậy, có thể thấy sự gia tăng về chiều cao và đƣờng kính thân cây điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trƣởng và phát triển của cây rừng.
Bảng 3.4. Sự tăng trƣởng của cây ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Loài
Sự phát triển về chiều cao (cm) Sự phát triển về đƣờng kính (cm) Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3 TB Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3 TB Vẹt dù 25,24 22,43 5,00 17,56 ± 10,96 0,17 0,27 0,27 0,24 ± 0,06 Đâng 25,00 17,94 23,58 22,17 ± 3,74 0,14 0,26 0,24 0,21 ± 0,07 Sú 20,92 5,80 6,19 10,97 ± 8,62 0,21 0,23 0,36 0,27 ± 0,08 Trang 21,11 10,94 6,28 12,78 ± 5,79 0,15 0,26 0,37 0,26 ± 0,11 Mắm 0,00 0,00 10,00 10,00 0,00 0,00 0,08 0,08 So sánh với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) [7] khi nghiên cứu rừng ngập mặn hỗn giao giữa hai loài trang và bần chua tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đối với loài trang: Cây trang 13 tuổi có đƣờng kính là cao nhất với 6,56 cm; tiếp theo là cây trang 11 tuổi với đƣờng kính 5,75 cm; thấp nhất là
cây trang 10 tuổi với đƣờng kính 5,42 cm. Về chiều cao, cây trang 13 tuổi có chiều cao là cao nhất với 3,59 m; tiếp theo là cây trang 11 tuổi với chiều cao 1.65 và thấp nhất là cây trang 10 tuổi với chiều cao 1,54 m. Điều này có nghĩa là đƣờng kính và chiều cao của cây ngập mặn sẽ tăng theo tuổi rừng, và sự gia tăng này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau nhƣ thời tiết, độ mặn, chất lƣợng đất trong rừng, sâu bệnh và các loài động vật đáy.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Sỹ Tuấn và cộng sự (2009) [22]. Các tác giả chỉ ra rừng ngập mặn tự nhiên ven biển xã Hải Lạng, huyện