3. Nội dung nghiên cứu
3.4.3. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ven biển xã Hả
Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng đâng đánh giá thông qua 3 bể chứa chính. Bể chứa cacbon trong sinh khối trên mặt đất (AGB), bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất (BGB) và bể chứa cacbon trong đất (SOC). Kết quả đƣợc thể hiện dƣới bảng 3.28. Dựa vào kết quả có thể thấy cacbon tích lũy và khả năng hấp thụ CO2 trong đất cao hơn rất nhiều trong sinh khối. Nguyên nhân là qua nhiều năm, lƣợng rơi thay đổi rất nhiều và di chuyển vào trong đất, cũng nhƣ sự bồi đắp phù sa làm cho trong đất luôn luôn tích lũy thêm 1 lƣợng cacbon nhất định. Theo Fujimoto và cộng sự (2000) [45] cho rằng, sự tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn là thuận lợi bởi sự phân hủy chậm các chất hữu cơ trong đất (chủ yếu là rễ), 90 % lá bị phân hủy trong vòng gần 7 tháng nhƣng 50 - 88 % mô rễ vẫn giữ đƣợc trong một năm, khi rễ bị chôn vùi trong đất thì tốc độ phân hủy rễ còn chậm hơn nữa. Hàm lƣợng cacbon tích lũy trong đất rừng ngập mặn khá cao (trung bình khoảng 97,57 tấn/ha) so với rừng mƣa nhiệt đới (29,5 tấn/ha). Sở dĩ nhƣ vậy vì hầu hết lƣợng rơi thực vật trên sàn rừng mƣa nhiệt đới đều đƣợc phân hủy nhanh chóng và tích lũy không nhiều trên sàn rừng, trong khi đó rừng ngập mặn với lƣợng trầm tích và ngập nƣớc triều thƣờng xuyên đã làm giảm hoặc chậm quá trình phân hủy lƣợng rơi xác thực vật. Lƣợng cacbon tích lũy phần lớn trong trầm tích của rừng. Lƣợng cacbon đƣợc tích lũy thêm hàng năm đƣợc thể hiện trên bảng 3.28.
Bảng 3.28. Tổng lƣợng cacbon tích lũy (tấn/ha) của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tuyến điều tra Bể chứa cacbon Cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất (tấn/ha) Cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất (tấn/ha) Cacbon tích lũy trong đất (tấn/ha) Tổng lƣợng cacbon tích lũy trong rừng (tấn/ha)
Tuyến 1 Lƣợng cacbon (tấn/ha) 41,87 38,11 134,75 214,72
Lƣợng CO2 tƣơng ứng 153,65 139,87 494,52 788,04
Tuyến 2 Lƣợng cacbon (tấn/ha) 27,54 27,75 125,56 180,85
Lƣợng CO2 tƣơng ứng 101,08 101,85 460,79 663,72
Tuyến 3 Lƣợng cacbon (tấn/ha) 9,53 7,20 114,25 130,98
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) [10] về tổng lƣợng cacbon tích lũy trong rừng trồng thuần loài trang, bần chua và rừng trồng hỗn giao vùng ven biển Bắc Bộ thấy, lƣợng cacbon tích lũy của rừng trang tăng theo tuổi của rừng, kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện trong bảng 3.29.
Bảng 3.29. Tổng lƣợng cacbon tích lũy trong rừng trồng thuần loài và rừng hỗn giao vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ (tấn/ha)
Tuổi rừng Rừng trồng thuần loài trang (K. obovata) Rừng trồng thuần loài bần chua (S. caseolaris) Rừng trồng hỗn giao hai loài trang và bần
chua Cacbon tích lũy CO2 hấp thụ Cacbon tích lũy CO2 hấp thụ Cacbon tích lũy CO2 hấp thụ 1 89,83 329,68 - - - - 3 99,94 366,78 - - - - 5 114,47 420,10 - - - - 10 150,35 551,78 132,19 485,14 121,41 445,57 11 167,81 615,86 143,22 525,62 119,38 438,12 13 205,55 754,37 167,46 614,58 165,35 606,83 Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) [10]
So sánh kết quả lƣợng cacbon tích lũy trong rừng ngập mặn xã Hải Lạng huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs (2016) [7]. Lƣợng CO2 hấp thụ của rừng ngập mặn xã Hải Lạng ở tuyến 1 là 214,72 tấn/ha tƣơng ứng với 788,04 tấn CO2/ha, ở tuyến 2 là 180,85 tấn/ha tƣơng ứng với 553,72 tấn CO2/ha và ở tuyến 3 là 130,98 tấn/ha tƣơng ứng với 480,69 tấn CO2/ha. Có thể thấy kết quả ở xã Hải Lạng thấp hơn rất nhiều rừng hỗn giao ở xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Nguyên nhân là do thành phần loài khác nhau, địa hình khác nhau và mật độ cũng khác nhau.
Bảng 3.30. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon (tấn/ha/năm) của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tuyến Đánh giá sự thay đổi bể chứa Bể chứa cacbon trong sinh khối trên mặt đất Bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới
mặt đất Bể chứa cacbon trong đất Bể chứa cacbon của rừng Tuyến 1
Cacbon tích lũy sau 1
năm (tấn/ha/năm) 5,06 3,68 10,27 19,01
Lƣợng CO2 tƣơng
ứng(tấn/ha/năm) 18,57 13,51 37,68 69,75
Tuyến 2
Cacbon tích lũy sau 1
năm (tấn/ha/năm) 8,34 6,52 13,16 28,02
Lƣợng CO2 tƣơng
ứng(tấn/ha/năm) 30,61 23,94 48,30 102,84
Tuyến 3
Cacbon tích lũy sau 1
năm (tấn/ha/năm) 2,02 1,22 12,05 15,29
Lƣợng CO2 tƣơng
ứng(tấn/ha/năm) 7,43 4,48 44,22 56,13
Kết quả bảng 3.30 cho thấy, khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng tăng theo thời gian. Tuyến 2 có lƣợng cacbon tích lũy là 28,02 tấn/ha/năm (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 102,84 tấn/ha/năm), tiếp theo là tuyến 1 có lƣợng cacbon tích lũy là 19,01 tấn/ha/năm (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 69,75 tấn/ha/năm) và thấp nhất là tuyến 3 có lƣợng cacbon tích lũy là 15,29 tấn/ha/năm (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 56,13 tấn/ha/năm).
So sánh lƣợng cacbon tích lũy hàng năm của rừng ngập mặn xã Hải Lạng huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với rừng trồng thuần loài trang, thuần loài bần chua và rừng hỗn giao 2 loài ở vùng ven biển Bắc Bộ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs (2016) [7].
Bảng 3.31. Lƣợng cacbon tích lũy hàng năm của rừng rừng trồng thuần loài trang, thuần loài bần chua và rừng hỗn giao 2 loài ở vùng ven biển Bắc Bộ
Tuổi rừng Rừng trồng thuần loài trang (K.obovata) Rừng trồng thuần loài bần chua (S.caseolaris) Rừng trồng hỗn giao hai loài trang và bần
chua Cacbon tích lũy CO2 hấp thụ Cacbon tích lũy CO2 hấp thụ Cacbon tích lũy CO2 hấp thụ 1 16,24 59,61 - - - - 3 17,46 64,08 - - - - 5 21,70 79,65 - - - - 10 22,18 81,39 15,15 55,60 16,98 62,33 11 23,29 85,47 18,26 67,02 15,66 57,48 13 26,22 96,22 19,45 71,37 21,41 78,56 Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs (2016) [7]
Kết quả cho thấy, lƣợng cacbon tích lũy hàng năm của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) [7]. Nguyên nhân là rừng trồng có tốc độ sinh trƣởng và phát triển nhanh hơn rừng tự nhiên. Ngoài ra, rừng trồng có mật độ cao hơn so với rừng tự nhiên và rừng tự nhiên là hỗn hợp của nhiều loài. Do vậy, hiệu quả tích lũy cacbon là khác nhau.
Lƣợng cacbon tích lũy trong từng bể chứa khác nhau là khác nhau. Bể chứa cacbon trong đất > Bể chứa cacbon trong sinh khối trên mặt đất > Bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất.
Hình 3.10. Khả năng tạo bể chứa cacbon thông qua ba bể chính của rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Bể chứa cacbon ở trong đất cao hơn bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất của rừng từ 2 - 9 lần và cao hơn từ 1,5 - 9 lần sinh khối trên mặt đất của rừng. Điều này đƣợc giải thích là do các nguồn cung cấp cacbon rất đa dạng: Lƣợng cacbon từ trầm tích biển, đại dƣơng; cacbon từ việc phân hủy các chất hữu cơ nhƣ sinh khối của thực vật, xác động vật; cacbon từ dịch tiết của rễ cây, cacbon đƣợc bổ sung từ quá trình quang hợp, tổng hợp sinh khối của cây. Ngoài ra địa hình của khu vực nghiên cứu cũng ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy trong các bể chứa cacbon.
Bể chứa cacbon trong sinh khối trên mặt đất cao hơn bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất khoảng 1 - 2 lần nguyên nhân là do sinh khối trên mặt đất bao gồm rất nhiều các bôn phậ nhƣ thân, cành, lá, hoa, quả.... Các bộ phận này đều tham gia quá trình quang hợp, sinh khối cây đƣợc tổng hợp chủ yếu là sinh khối trên mặt đất và sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy sinh khối trên mặt đất và sinh khối dƣới mặt đất có sự chênh nhau rất nhỏ nguyên nhân là do loài chiếm ƣu thế tại khu vực nghiên cứu có bộ rễ thở phát triển mạnh, mà sinh khối dƣới mặt đất chủ yếu là sinh khối từ bộ rễ, do vậy mà bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất cao tƣơng đối.
Với khả năng tích lũy cacbon cao trong cây và đặc biệt trong đất rừng, có thể chỉ ra rằng rừng ngập mặn có khả năng tích lũy cacbon cao, tạo bể chứa khí nhà kính. Sự mất đi rừng ngập mặn sẽ tác động đến tổng lƣợng cacbon trên toàn cầu .Vì vậy việc trồng rừng, bảo vệ rừng ngập mặn là quan trọng để rừng ngập mặn là nơi lƣu trữ và tích lũy cacbon, cắt giảm khí nhà kính. Khả năng tích lũy cacbon cao của rừng ngập mặn là yếu tố cần thiết để xây dựng và thực giện các chƣơng trình cắt giảm khí nhà kính nhƣ REDD REDD+ tại các vùng ven biển Việt Nam.
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có địa hình tƣơng đối thấp và bằng phẳng, độ cao từ 1,5 - 3m, là vùng bồi tụ ven biển. Đây là một trong những khu vực có điều kiện tƣơng đối thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển. Theo Ủy ban Nhân dân xã Hải Lạng, diện tích rừng ngập mặn tính đến năm 2017 trên 1350 ha với các loài đặc trƣng thực thụ thân ghỗ nhƣ vẹt dù (Bruguiera
gymnorhiza), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), sú (Aegiceras
corniculatum), mắm(Avicennia marina).
2. Đề tài đã định lƣợng đƣợc lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất và sinh khối tổng số của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, kết quả cụ thể nhƣ sau:
Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất ở tuyến 1 là cao nhất với 41,78 tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 153,65 tấn/ha), tiếp theo là tuyến 2 với 27,54 tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 101,08 tấn/ha), thấp nhất là tuyến 3 với 9,53 tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 34,97 tấn/ha).
Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất: Khả năng tích lũy cacbon ở tuyến 1 là cao nhất với 38,11 tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 139,87 tấn/ha), tiếp theo là tuyến 2 với 27,75 tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 101,85 tấn/ha), thấp nhất là tuyến 3 với 7,2 tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là 26,42 tấn/ha).
Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối tổng số của rừng: Tuyến 1 có tổng lƣợng cacbon tích lũy lớn nhất đạt 79,98 tấn/ha, rừng hỗn giao tuyến 2 đạt 55,29 tấn/ha và tuyến 3 là thấp nhất đạt 16,73 tấn/ha.
3. Lƣợng cacbon tích lũy trong đất giảm dần theo độ sâu của đất: đối với tầng dất mặt (0 - 20 cm, 20 - 40 cm) thì lƣợng cacbon tích lũy dao động từ 25,05 tấn/ha đến 37,96 tấn/ha. Lƣợng cacbon tích lũy này bắt đầu giảm khi xuống sâu hơn. Khoảng đất từ 40 - 60 cm và khoảng từ 60 - 80 cm giá trị này bắt đầu dao động từ 18,65 tấn/ha đến 24,19 tấn/ha. Khoảng đất từ 80 - 100 cm, lƣợng cacbon tích lũy trong mặt đất giảm còn 15,77 tấn/ha đến 17,96 tấn/ha
Đã định lƣợng đƣợc lƣợng cacbon tích lũy trong đất: Tổng lƣợng cacbon tích lũy trong đất (tấn/ha) ở tuyến 1 là cao nhất đạt 134,75 tấn/ha, tiếp theo là tuyến 2 đạt 125,56 tấn/ha, thấp nhất là tuyến 3 với 114,25 tấn/ha. Mặc dù, tổng lƣợng cacbon (tấn/ha) ở các tuyến có sự khác nhau nhƣng đều giảm dần theo độ sâu, càng xuống tầng sâu lƣợng cacbon tích lũy càng giảm dần
4. Tổng lƣợng cacbon tích lũy thông qua 3 bể chứa cacbon của rừng: (1) Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất; (2) Bể chứa cacbon trong thực vật ở dƣới mặt đất; (3) Bể chứa cacbon trong đất đạt trung bình là (175,52 ± 38,13) tấn/ha (tƣơng ứng với lƣợng CO2 là (607,48 ± 114,39) tấn/ha.
5. Lƣợng cacbon tích lũy sau 1 năm của rừng đạt giá trị cao nhất là 28,02 tấn/ha/năm, tiếp theo là 19,01 tấn/ha/năm và thấp nhất là 15,29 tấn/ha/năm.
KIẾN NGHỊ
Rừng ngập mặn có khả năng tích lũy cacbon tạo bể chứa khí nhà kính. Sự mất đi của rừng ngập mặn sẽ tác động đến lƣợng cacbon toàn cầu. Vì vậy, cần phải quản lý và bảo vệ rừng để rừng ngập mặn là nơi lƣu trữ và tích lũy cacbon, giảm khí thải nhà kính. Đặc biệt đối với rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có mật độ cây thấp, và là nơi có thể phát triển nhiều cây ngập mặn, vì vậy nên có phƣơng án trồng rừng nhằm mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Báo cáo phát triển rừng
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Quyết định số 3158/ QĐ-BNN- TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Công bố hiện trạng rừng đến năm 2015.
3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Luận án tiến sĩ sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), Nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong đất rừng
bần chua (Sonneratia caseolaris (L). Engler) trồng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đề tài KH&CN cấp cơ sở, Trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi trƣờng Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Nghiên cứu định lƣợng cacbon trong đất rừng ngập mặn xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Kỷ yếu Hội Thảo Câu Lạc Bộ Khoa học - Công nghệ các trƣờng Đại học Kỹ thuật lần thứ 47, tr.260-267.
6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), Nghiên cứu định lƣợng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tạp chí sinh học, tập 37, số 1, tr.39-45.
7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016), Nghiên cứu định lƣợng cacbon tích lũy để đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ, mã số: TNMT.04.57/10-15, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài.
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Tính, (2017). Sách chuyên khảo định lƣợng cacbon trong rừng ngập mặn trồng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, tr. 72- 73.
9. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đàm Trọng Đức (2017), “Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng trồng thuần loài bần chua (Sonneratia caseolaris) 7, 6, 5
tuổi ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (33): 14-25.
10. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1, Hà Nội.
11. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoành Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn (1997), Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
12. Mỵ Thị Hồng (2006), Nghiên cứu sinh trƣởng và khả năng tích luỹ cacbon hữu cơ của rừng bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) trồng tại xã Nam Hƣng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Khoa học Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
13. Bảo Huy (2012), Định lƣợng và giám sát cacbon của rừng để xác định CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thƣờng xanh vùng Tây Nguyên làm cơ sở tham gia chƣơng trình giảm thiểu khí nhà kính từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam
14. Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni (2015), Nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong đất tại rừng ngập mặn cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, tuyển tập hội thảo khoa học quốc gia: Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, 26 - 27/6/2015. 15. Viên Ngọc Nam (1998), Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp của rừng
đâng (Rhizophora apiculata) trồng tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp.
16. Viên Ngọc Nam (2003), Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quần xã mắm trắng (Avicennia alba) tự nhiên trồng tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
17. Vũ Đoàn Thái (2003), Cấu trúc và năng suất rừng trang trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
Tuyển tập Hội thảo Khoa học quốc gia: Phục hồi và Quản lý hệ sinhthái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Cần Giờ - Thành phố HồChí Minh,