3. Nội dung nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm xã hội
- Về dân số
Xã Hải Lạng có 13 thôn (thôn Bình Minh, thôn Cái Kỳ, thôn Hà Dong Bắc, thôn Hà Dong Nam, thôn Hà Thụ, thôn Lâm Thành, thôn Thanh Hải, thôn Thống Nhất, thôn Trƣờng Tiền, thông Trƣờng Tùng, bản Khe cát, bản Đồi Mây vùng Cao, bản Đồi Mây Vùng Thấp) với 1444 hộ gia đình, với khoảng 6257 nhân khẩu với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó ngƣời dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất trên 50%, tiếp theo là các dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa… và một tỷ lệ nhỏ các dân tộc thiểu số khác nhƣ Nùng, Mƣờng, Thái, Hmông,…
Tỷ lệ gia tăng dân số vẫn đang ở mức tƣơng đối cao trong khoảng 1,4. Năm 2017, số trẻ sinh ra trong năm 85 trẻ, sinh con thứ 3 trở lên là 21 trẻ; tỷ lệ sinh con thứ 3 là 25% tăng 20,1% so với năm 2016; tỷ suất sinh 17,1‰ tăng 9% so với năm 2016. Những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số cơ học do sự di dân từ nơi khác đến có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn biến động tăng với tốc độ chậm.
Tổng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm của xã Hải Lạng đã tăng mạnh trong các năm từ 11,8 triệu đồng/ngƣời/năm 2011 lên 30,78 triệu đồng/ngƣời/năm 2014. Tỷ lệ lao động làm việc chiếm 93% dân số trong độ tuổi lao động toàn xã, tăng 2,5% so với năm 2011. Số hộ nghèo giảm mạnh qua các năm từ 25,36% năm 2011 còn 3,75% năm 2014 thấp hơn bình quân chung toàn huyện và đặc biệt đến cuối năm 2017 toàn xã còn 34 hộ nghèo chiếm 2,32%.
- Về văn hóa
Xã Hải Lạng rất ít ngƣời bản địa, chủ yếu là các hộ dân di cƣ từ các khu vực khác đến sinh sống. Trong cuộc sống hàng ngày, ngƣời dân tộc thiểu số giao tiếp với nhau bằng hán ngữ, hầu hết họ đều nói đƣợc tiếng Kinh và giao tiếp đƣợc với ngƣời Kinh.
Là nơi tập trung nhiều dân tộc điển hình nên Hải Lạng mang nhiều bản sắc văn hóa đặc trƣng cho các dân tộc, làm phong phú thêm những nét văn hóa truyền thống cho xã Hải Lạng.
Cơ quan, chính quyền địa phƣơng đã có những chính sách ƣu tiên, phát triển và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Riêng trong năm 2017, tập trung cho các hoạt động lễ, tết, các sự kiện chính trị với các nội dung nhƣ: Bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, văn nghệ quần chúng, ... Treo và trang trí đƣợc 765 lƣợt cờ, phƣớn, băng zôn và đèn các loại, bổ sung 13 bộ loa truyền thanh và các thiết bị cho các thôn. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục - Thể thao xã Hải Lạng lần thứ 2 năm 2017 gồm 6 môn thi đấu: Điền kinh, đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co, bóng đá, cầu lông.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới đƣợc ngƣời dân tích cực tham gia. Trong năm 2017, có 1257/1444 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, số hộ đạt gia
đình văn hóa 3 năm 2015 - 2017 là 1074/1444 hộ. Uỷ ban nhân dân huyện công nhận 09/13 thôn đạt Tiêu chuẩn thôn văn hóa. Đặc biệt xã đã duy trì 01 Câu lạc bộ hát đối dân tộc Dao tại thôn Thanh Hải gồm 20 học viên.
- Về y tế - giáo dục:
Về y tế: Trong thời gian qua, xã Hải Lạng không ngừng phát triển cơ sở khám chữa bệnh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh cũng nhƣ chuyên môn các y bác sĩ. Trong năm 2017, trạm y tế đã khám và điều trị bệnh 6742 lƣợt ngƣời, không xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có dịch bệnh lớn xảy ra, có 03 ca tay chân miệng và 28 ca quai bị đã điều trị khỏi. Tổ chức 50 buổi tuyên truyền lồng ghép phòng chống dịch bệnh sởi, TCM, sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika, vệ sinh an toàn thực phẩm với sự tham gia của hơn 1500 lƣợt ngƣời. Triển khai tiêm phòng Vắc xin Lao 105 trẻ, tiêm Sởi 105/110 trẻ.
Về giáo dục: Ngành giáo dục đã đƣợc quan tâm chú trọng về cả chất lƣợng giáo dục và cơ sở dạy và học. Sự nghiệp giáo đục từng bƣớc vƣợt khó và có nhiều chuyển biến tích cực. 100% ngƣời trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. Từ năm 2005 -2011 xã Hải Lạng luôn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2004 đến nay. Các chính sách chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ đƣợc quan tâm, không xảy ra tai nạn thƣơng tích và dịch bệnh ở trẻ. Năm học 2016 - 2017 trƣờng Mầm non Hải Lạng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Nhƣ vậy, xã Hải Lạng là một xã có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho sự phát triển của rừng ngập mặn. Sự phát triển về kinh tế, đang dần dần chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ góp phần không nhỏ vào việc duy trì diện tích rừng ngập mặn hiện có. Trình độ dân trí đang và đã tiếp tục đƣợc nâng cao, nhận thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng xấu của biến đổi khí hậu đến cuộc sống ngày một rõ nét, các công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn đã đƣợc mở rộng, kết quả về vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong việc giảm tác động xấu của biến đổi khí hậu từng bƣớc đƣợc ghi nhận và tuyên truyền đến cộng đồng dân cƣ trong và ngoài khu vực. Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU