Bảng 3.6. Tổng hợp đánh giá năng lực hợp tác của HS Các tiêu chí số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số HS đạt điểm Điểm TB TC Số HS đạt điểm Điểm TB TC 1,0 2,0 3,0 1,0 2,0 3,0 1 20 50 82 2.41 31 45 76 2.30 2 22 68 62 2.26 25 69 58 2.22 3 26 52 74 2.32 31 67 54 2.15 4 23 60 69 2.30 26 68 58 2.21 5 18 49 85 2.44 29 52 72 2.28 6 17 47 88 2.47 30 58 64 2.22 7 21 60 71 2.33 38 69 45 2.05 Điểm TB năng lực hợp tác nhóm TN = 16,53 Điểm TB năng lực hợp tác nhóm ĐC = 15,43
Bảng 3.7. Tổng hợp đánh giá năng lực GQVĐ của HS Các tiêu chí số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số HS đạt điểm Điểm TB TC Số HS đạt điểm Điểm TB TC 1,0 2,0 3,0 1,0 2,0 3,0 1 26 44 82 2.37 30 57 65 2.23 2 28 62 60 2.21 35 63 54 2.13 3 36 72 44 2.05 44 72 36 1.95 4 34 70 48 2.09 41 72 39 1.99 5 37 72 43 2.04 45 73 34 1.93 6 37 65 50 2.09 44 68 40 1.97 7 30 48 74 2.29 33 62 52 2.09 8 32 56 64 2.21 40 62 50 2.07 Điểm TB năng lực GQVĐ nhóm TN = 17.35 Điểm TB năng lực GQVĐ nhóm ĐC = 16.35
Độ lệch chuẩn của nhóm TN = 1,54 Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC = 1,85
Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá năng lực SDNNHH của HS Các tiêu chí số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số HS đạt điểm Điểm TB TC Số HS đạt điểm Điểm TB TC 1,0 2,0 3,0 1,0 2,0 3,0 1 18 52 82 2.42 2.30 2.30 2.30 2.30 2 24 66 62 2.25 2.20 2.20 2.20 2.20 3 26 57 69 2.28 2.13 2.13 2.13 2.13 4 22 61 69 2.31 2.20 2.20 2.20 2.20 5 19 51 82 2.41 2.28 2.28 2.28 2.28 6 18 47 87 2.45 2.24 2.24 2.24 2.24 Điểm TB năng lực hợp tác nhóm TN = 14,13 Điểm TB năng lực hợp tác nhóm ĐC = 13,35
TN đ động Hìn * Nhận x Biểu đồ t đạt kết quả g tích cực. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 nh 3.3. Biể xét: tổng hợp k ả điểm trun NL hợp tá ểu đồ tổng h bằng kết quả đán ng bình cao ác hợp kết quả g bảng kiểm nh giá 3 nă o hơn nhóm NL GQVĐ ảđánh giá m quan sát ăng lực của m ĐC. Điề NL sử d ngữ h á 3 năng lự t a HS (hình ều này cho
ụng ngôn hóa học ực của HS h 3.3) cho t thấy đề tà thấy nhóm ài đã có tác TN ĐC m c
Tóm tắt chương 3
Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các công việc sau đây: - Xác định mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.
- Đối tượng thực nghiệm sư phạm: chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 4 trường THPT với 4 cặp lớp TN – ĐC khác nhau, với tổng số học sinh tham gia thực nghiệm sư phạm là 304, số lượng giáo án thực nghiệm là 4, số giáo viên tham gia dạy thực nghiệm là 4. Ở mỗi cặp TN – ĐC thực hiện bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: lớp TN sẽ được học theo giáo án đã thiết kế, lớp ĐC học theo giáo án thông thường.
- Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi cho HS làm 1 bài kiểm tra 45 phút với tổng số bài kiểm tra đã chấm là 304 bài, đồng thời tiến hành đánh giá 3 năng lực của HS gồm năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học bằng bảng kiểm quan sát.
- Cuối cùng, chúng tôi tiến hành đánh giá và phân tích kết quả thực nghiệm bằng cách lập bảng phân phối tần số và tần suất tích lũy; tính các tham số thống kê đặc trưng; biểu diễn kết quả bằng đồ thị.
- Kết quả thực nghiệm:
+ Bài kiểm tra 45 phút: lớp TN có điểm trung bình cao hơn lớp ĐC; có tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn và tỉ lệ HS yếu kém thấp hơn so với lớp ĐC; Hệ số biến thiên V của các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC đã chứng minh chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.
+ Đánh giá năng lực HS (năng lực hợp tác, năng lực GQVĐ và năng lực SDNNHH) bằng bảng kiểm quan sát: HS lớp TN có năng lực cao hơn so với HS lớp ĐC.
Như vậy, từ các kết quả thực nghiệm định lượng và định tính đều giúp chúng tôi rút ra kết luận việc sử dụng các biện pháp phát triển và phương pháp đánh giá một số năng lực học tập cũng như các bài lên lớp được thiết kế có tác dụng tốt trong dạy học, cho thấy giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã nêu ra hoàn toàn đúng đắn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tuy vẫn gặp một số khó khăn và không tránh khỏi sai sót nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đề ra, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, sơ lược về các văn bản chỉ đạo, các sách, bài viết và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến năng lực học tập của HS.
1.2. Nghiên cứu một số vấn đề về năng lực: định nghĩa, đặc điểm chung, các năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh trong môn Hóa; các biểu hiện của năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh.
1.3. Một số phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học giúp phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học.
1.4. Điều tra và tìm hiểu thực trạng việc phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học hóa học ở một số trường THPT để tạo căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp phát triển và phương pháp đánh giá năng lực học tập cho học sinh.
1.5. Thiết kế bộ bảng kiểm quan sát đánh giá các năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh.
1.6. Nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển năng lực cho học sinh. Đề xuất 6 biện pháp rèn luyện và phát triển 3 năng lực nêu trên cho học sinh trong dạy học hóa học như sau:
- Biện pháp 1: Sử dụng các phương pháp dạy học trong đó học sinh làm việc theo nhóm.
- Biện pháp 2: Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong đó học sinh làm việc theo nhóm.
- Biện pháp 3: Sử dụng các phương pháp dạy học giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Biện pháp 4: Sử dụng các bài tập hóa học giải quyết vấn đề, bài tập hóa học thực tiễn.
- Biện pháp 5: Sử dụng các các phương tiện trực quan. - Biện pháp 6: Sử dụng các bài tập về ngôn ngữ hóa học.
1.7. Thiết kế 4 giáo án theo hướng phát triển 3 năng lực nêu trên cho học sinh. - Giáo án bài 29. Anken.
- Giáo án bài 32. Ankin.
- Giáo án bài 33. Luyện tập Ankin.
- Giáo án bài 34. Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen. 1.8. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 4 trường THPT với 4 cặp lớp đối chứng và thực nghiệm, với tổng số học sinh tham gia thực nghiệm là 304 học sinh, số lượng giáo án thực nghiệm là 4, và có 1 bài kiểm tra 45 phút đã được tiến hành với tổng số bài kiểm tra đã chấm là 304.
1.9. Phân tích kết quả đánh giá học sinh qua điểm số bài kiểm tra 45 phút và qua bảng kiểm quan sát, rút ra kết luận việc giáo viên sử dụng một số biện pháp phát triển năng lực cho học sinh phối hợp với các phương pháp đánh giá thích hợp đã giúp các em vừa nâng cao kết quả học tập vừa phát triển được một số năng lực, nâng cao hiệu quả dạy học. Qua đó cho thấy tính hiệu quả của đề tài phù hợp với giả thuyết khoa học đã đặt ra.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng về vấn đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh cho tất cả các giáo viên.
- Cần cải cách chương trình học, sách giáo khoa nhằm giảm bớt gánh nặng phải truyền tải lượng kiến thức khổng lồ đến học sinh, đồng thời tập trung khai thác các nội dung kiến thức hóa học liên quan đến đời sống và sản xuất nhằm giúp giáo viên có nhiều thời gian và điều kiện để quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực học sinh đồng thời giúp học sinh thấy được ý nghĩa của môn Hóa học.
- Phải có sự đổi mới về hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá trong các kỳ thi cấp quốc gia để có thể đánh giá được năng lực học sinh tốt hơn.
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại nhằm tạo điều kiện cho việc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần có những chính sách hợp lý để hỗ trợ giáo viên cũng như nhà trường về mặt vật chất lẫn tinh thần trong công tác đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. Đối với các trường trung học phổ thông
- Thư viện nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh để giáo viên có thể tìm đọc, tham khảo một cách dễ dàng.
- Cần trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như mô hình phân tử, mô hình sản xuất, tranh ảnh minh họa,… để tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thời gian chuẩn bị để giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực của học sinh.
- Tổ chức các buổi chuyên đề về đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh sao cho hiệu quả.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tiến hành đổi mới về phương pháp dạy học, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3. Đối với giáo viên
- Tích cực tham gia các khóa học tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên đồng thời phải thường xuyên cập nhật những xu hướng đổi mới giáo dục để thích ứng kịp thời.
- Biết chia sẻ kinh nghiệm, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt là về vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tự giác học hỏi nâng cao chuyên môn và năng lực của bản thân để theo kịp và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
- Từng bước tiến hành đổi mới về phương pháp dạy học, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh sao cho có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường.
3. Hướng phát triển của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy nên mở rộng nghiên cứu theo các hướng phát triển sau:
- Mở rộng nghiên cứu thêm các năng lực đặc thù của môn Hóa học và các năng lực chung khác.
- Nghiên cứu việc phát triển năng lực cho học sinh ở các chương khác của tất cả các khối lớp cấp 2 và cấp 3 thuộc chương trình cơ bản hoặc chương trình nâng cao.
Trên đây là những kết quả của đề tài nghiên cứu “Dạy học chương Hiđrocacbon không no Hóa học 11 theo định hướng phát triển năng lực”. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho các giáo viên, học sinh và những người quan tâm tới việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của luận văn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp theo đạt được kết quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học Hóa học, ĐHSP Tp.HCM.
2. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, ĐHSP Tp.HCM.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (8-2015), Dự thảo. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 (QĐ số 711/QĐ –TTg ngày 13-6-2012 của thủ tướng chính phủ).
5. Bộ Giáo dục và đào tạo/Dự án Việt – Bỉ (2007), Dạy và học tích cực, Nxb ĐHSP. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hội thảo đổi mới giáo dục phổ thông sau
năm 2015.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá. Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học - Cấp THPT.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học – Cấp THPT.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 11, chương trình cơ bản.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng, Nxb ĐHSP.
11. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung vềđổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Hà Nội.
12. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.
13. Nguyễn Cương (1995), Một số biện pháp phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP Hà Nội.
14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (2010), Tài liệu hướng dẫn tăng cường năng lực sư phạm cho cán bộ giảng dạy của các cơ sở đào tạo giáo viên THPT và TCCN.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
17. Mai Văn Hưng (2013), Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực của HS THPT trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Đỗ Thị Quỳnh Mai (2015), Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần Hóa học phi kim ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
19. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP .
20. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh (2005), Nâng cao năng lực cho GVTHPT vềđổi mới PPDH, Dự án phát triển giáo dục THPT.
21. Nguyễn Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS