Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực 19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chương hiđrocacbon không no hoá học 11 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 28 - 38)

1.4.1.1.Phương pháp dy hc hp tác

a)Khái niệm

PPDH hợp tác còn được gọi bằng một số tên khác như “Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ” hoặc “Phương pháp thảo luận nhóm”. Đây là một PPDH mà trong đó GV tổ chức cho HS thành những nhóm nhỏ để HS cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau trong nhóm [5].

Dạy học hợp tác cần thể hiện được 5 yếu tố sau đây:

- Có sự phụ thuộc lẫn nhau 1 cách tích cực. Mỗi thành viên hoặc nhóm thành viên được giao 1 phần nhiệm vụ chung của nhóm. Kết quả của nhóm được tạo ra khi kết hợp tất cả kết quả của các thành viên.

- Thể hiện trách nhiệm cá nhân: mỗi cá nhân đều được phân công thực hiện 1 phần công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung của nhóm.

- Khuyến khích sự tương tác: cần có sự trao đổi, chia sẻ của các thành viên để tạo thành ý kiến chung của nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng xã hội: tất cả các thành viên đều có cơ hội rèn luyện các kỹ năng lắng lắng nghe, đặt câu hỏi, đưa thông tin,…

- Rèn kỹ năng đánh giá: HS có thể đưa ra ý kiến nhận định đúng sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các hoạt động và kết quả của nhóm.

b)Quy trình thực hiện

Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp

- Nhiệm vụ học tập tương đối cần nhiều thời gian để thực hiện. - Nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó khăn hoặc rất khó.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học hợp tác

- Xác định việc tổ chức dạy học theo nhóm cả bài học hay một thời điểm nhất định mới tổ chức.

- GV cấn quán triệt rõ việc dạy học hợp tác từ mục tiêu bài, các PPDH chủ yếu đến tiến trình dạy học và tổ chức các hoạt động của HS.

- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị.

- Thiết kế các hoạt động nhóm một cách cụ thể.

- Thiết kế các phiếu học tập để HS dễ dàng nắm bắt nhiệm vụ và thể hiện kết quả hoạt động của cá nhân hoặc cả nhóm.

- Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá để HS thấy rõ kết quả của cá nhân, nhóm.

Bước 3: Tổ chức dạy học hợp tác

- Nêu nhiệm vụ học tập, vấn đề cần tìm hiểu, nêu phương pháp học tập cho lớp. - Phân công nhóm học tập và bố trí vị trị nhóm phù hợp.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS. - Hướng dẫn hoạt động của nhóm HS.

- GV theo dõi, điều khiển, hướng dẫn HS hoạt động. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá và chốt lại kiến thức cần lĩnh hội.

1.4.1.2.Phương pháp dy hc gii quyết vn đề

a)Khái niệm

Dạy học GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực GQVĐ của HS. Nét đặc trưng chủ yếu của PPDH GQVĐ là HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ đó giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức [5].

b)Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện PPDH GQVĐ như sau [5]:

Bước 1: Nhận biết vấn đề

Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học thì đó là cần đặt HS vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng, còn gọi là phát biểu vấn đề.

Bước 2: Tìm các phương án giải quyết

đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hoá để xử lý ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết vấn đề.

Bước 3: Giải quyết vấn đề

- Xây dựng các giả thiết về vấn đề đặt ra theo các hướng khác nhau. - Lập kế hoạch GQVĐ.

- Thực hiện kế hoạch GQVĐ.

- Kiểm tra các giả thiết bằng các phương pháp khác nhau.

Bước 4: Kết luận vấn đề gồm

- Thảo luận về các kết quả thu được và đánh giá. - Khẳng định hay bác bỏ giả thiết đã nêu.

- Phát biểu kết luận. - Đề xuất vấn đề mới.

Trong bước này cần quyết định phương án GQVĐ, tức là cần GQVĐ. Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc GQVĐ. Cuối cùng là vận dụng vào tình huống mới.

1.4.1.3.Phương pháp dy hc theo góc

a)Khái niệm

PPDH theo góc là một hình thức tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [5].

b)Quy trình thực hiện dạy học theo góc

Quy trình thực hiện PPDH theo góc như sau [5]:

- Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp.

- Địa điểm: Không gian lớp học là một điều kiện không thể thiếu để tổ chức học theo góc.

- Đối tượng HS: cần chọn đối tượng HS phù hợp với mỗi góc.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học

Thiết kế kế hoạch bài học bao gồm các nội dung sau: - Mục tiêu bài học.

- Các PPDH chủ yếu.

- Chuẩn bị cho mỗi góc: phiếu học tập, dụng cụ, hóa chất.

- Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn với HS.

- Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc.

Bước 3: Tổ chức dạy học theo góc

Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế, GV tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc, bao gồm các hoạt động:

- Bố trí không gian lớp học.

- Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn HS chọn góc xuất phát.

- Hướng dẫn HS hoạt động theo các góc.

- Theo dõi và hướng dẫn trợ giúp HS tại mỗi góc. - Hướng dẫn HS luân chuyển góc.

- Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá.

1.4.1.4.Phương pháp dy hc theo hp đồng

a)Khái niệm

Dạy học theo hợp đồng là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi HS hoặc nhóm HS được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/bài tập khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS được quyền chủ động và độc lập quyết định chọn nhiệm vụ (tự chọn), quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ

b)Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện PPDH theo hợp đồng như sau [5]:

Bước 1: Chọn nội dung và quy định về thời gian.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học.

- Xác định mục tiêu của bài hoặc nội dung. - Xác định PPDH chủ yếu.

- Chuẩn bị của GV và HS. - Thiết kế văn bản hợp đồng.

- Thiết kế các dạng bài tập, nhiệm vụ.

- Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn.

- Thiết kế nhiệm vụ/bài tập cá nhân kết hợp nhiệm vụ/bài tập hợp tác theo nhóm. - Thiết kế các nhiệm vụ, bài tập độc lập và nhiệm vụ, bài tập được hướng dẫn với mức độ hỗ trợ khác nhau.

- Thiết kế các hoạt động dạy học: Hoạt động 1. Kí hợp đồng.

Hoạt động 2. Thực hiện hợp đồng. Hoạt động 3. Nghiệm thu hợp đồng. Hoạt động 4. Củng cố, đánh giá.

Bước 3: Tổ chức dạy học theo hợp đồng. - Bố trí không gian lớp học.

- Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập. - Tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng. - Tổ chức nghiệm thu hợp đồng.

- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng.

- GV đánh giá và nghiệm thu hợp đồng trên cơ sở HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

1.4.1.5.Phương pháp dy hc d án

a)Khái niệm

- Học theo dự án là một PPDH mang tính xây dựng, trong đó HS tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể.

- Học theo dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng kợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.

- Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập được thiết kế mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy người học làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Xuất phát từ nội dung học, GV đưa ra một dự án hấp dẫn, kích thích HS tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống mà HS phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung học. Dạy học dự án đặt người học vào tình huống vấn đề nhưng việc GQVĐ đòi hỏi sự tự lực cao của HS. Khi HS nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về dự án của mình, họ sẽ quyết định cách thức GQVĐ được đưa ra. HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao phải tự tìm hiểu những nội dung cần học thông qua các nguồn tài liệu và thông qua trao đổi một cách có định hướng các nhiệm vụ cần thực hiện [5].

Như vậy, trong quá trình học theo dự án, người học: - Thực hiện nghiên cứu.

- Khám phá các ý tưởng theo sở thích. - Tìm hiểu và xây dựng kiến thức. - Học liên môn.

- Giải quyết vấn đề. - Tạo ra sản phẩm.

- Cộng tác với các thành viên trong nhóm. - Giao tiếp.

- Phát triển các kỹ năng, thái độ và sự đam mê. - …

Từ đó, có thể thấy đặc điểm của dạy học dự án nhấn mạnh đến các định hướng sau: định hướng thực tiễn, định hướng hứng thú, tính tự lực cao của người học, định hướng hành động, định hướng sản phẩm, tính phức hợp và cộng tác làm việc [5].

b)Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện dạy học theo dự án phân chia theo 3 bước như sau [5]:

Bước 1: Quyết định chủ đề và lập kế hoạch - Lựa chọn chủ đề dự án.

- Xây dựng các tiểu chủ đề.

- Xác định kế hoạch thực hiện dự án.

Bước 2: Thực hiện dự án - Thu thập thông tin. - Thực hiện điều tra.

- Thảo luận với các thành viên khác. - Tham vấn giáo viên hướng dẫn.

Bước 3: Tổng hợp kết quả

- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm. - Đánh giá dự án.

1.4.1.6.Phương pháp s dng thí nghim hóa hc

a)Sử dụng thí nghiệm hóa học khi nghiên cứu bài mới

GV có thể sử dụng thí nghiệm trong các bài nghiên cứu tài liệu mới theo 3 cách: theo phương pháp nghiên cứu, phương pháp đặt và GQVĐ, phương pháp kiểm chứng [7], [20].

Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu

Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề nghiên cứu.

- Nêu các giả thuyết, đề xuất cách giải quyết (làm thí nghiệm).

- Tiến hành thí nghiệm (hoặc xem video thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo, tranh vẽ mô tả thí nghiệm).

- Phân tích và giải thích hiện tượng từ đó xác nhận giả thuyết đúng. - Kết luận và vận dụng.

Theo phương pháp nghiên cứu thì thí nghiệm hóa học được dùng là nguồn kiến thức để HS nghiên cứu tìm tòi, là phương tiện xác định tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đưa ra. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp này không những dạy HS cách tư duy độc lập, sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi mà còn giúp HS nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tế.

Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp phát hiện và GQVĐ

Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề.

- Tạo mâu thuẫn nhận thức (có thể bằng thí nghiệm).

- Đề xuất hướng giải quyết, thực hiện kế hoạch giải quyết (có thể bằng thí nghiệm).

- Phân tích để rút ra kết luận. - Vận dụng.

Theo phương pháp đặt và GQVĐ, GV đặt ra cho HS một bài toán nhận thức, HS tiếp nhận mâu thuẫn nhận thức đó và biến thành mâu thuẫn nội tại của bản thân, có nhu cầu muốn giải quyết mâu thẫn đó, tạo động cơ suy nghĩ, học tập. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tham gia tích cực vào quá trình GQVĐ (bằng cách trả lời các câu hỏi của GV), qua đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Như vậy, HS giống như tự mình tìm ra kiến thức mới cho bản thân, đồng thời dần hình thành kĩ năng nhận ra vấn đề và phương pháp suy nghĩ, thực hiện GQVĐ, đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng không chỉ trong học tập ở phổ thông mà trong cả quá trình học tập, trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động nghề nghiệp sau này. Quá trình tạo ra mâu thuẫn nhận thức cũng giúp cho HS thấy được rằng, phép suy diễn hoặc suy lí không phải luôn luôn đúng, khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể cần nghiên cứu chúng trong mối liên hệ qua lại với các thành phần khác.

Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng

Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề nghiên cứu.

- Làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, so sánh với dự đoán ban đầu từ đó xác định dự đoán có đúng không.

- Kết luận. - Vận dụng.

Theo phương pháp kiểm chứng, HS có cơ hội củng cố, vận dụng kiến thức đã có; hiểu rõ, sâu và rộng hơn kiến thức lí thuyết đã học đồng thời cũng hình thành phương pháp hình thành kiến thức mới đó là phương pháp suy diễn hoặc suy lí song cũng thấy được phép suy diễn hoặc suy lí đó cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm mới có thể đưa ra các kết luận chính xác – đó là một trong các phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

Như vậy, có thể thấy các phương pháp sử dụng thí nghiệm trên đều rất tích cực, song có những đặc điểm và điểm mạnh nhất định đã phân tích ở trên. Vì vậy tùy vào mục tiêu, nội dung và vị trí sử dụng thí nghiệm mà GV nên lựa chọn phương pháp sử dụng hợp lí chứ không như nhiều GV lầm tưởng là sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu mới là tích cực.

b)Sử dụng thí nghiệm hóa học trong bài luyện tập, ôn tập

Trong giờ luyện tập, ôn tập giáo viên thường ít sử dụng thí nghiệm hóa học nên không khí giờ học dễ thấy căng thẳng và nặng nề vì vậy giáo viên có thể sử dụng thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chương hiđrocacbon không no hoá học 11 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)