Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn cặp lớp TN – ĐC tương đương nhau về trình độ học tập, năng lực và số lượng HS trong lớp để tiến hành thực nghiệm chương Hiđrocacbon không no lớp 11.
- Bước 2: Soạn các giáo án thực nghiệm theo định hướng phát triển năng lực để tiến hành dạy thực nghiệm:
+ Giáo án bài 29. Anken. + Giáo án bài 32. Anken.
+ Giáo án bài 33. Luyện tập ankin.
+ Giáo án bài 34. Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen.
- Bước 3: Trao đổi với GV tham gia dạy thực nghiệm về một số vấn đề sau: + Tình hình học tập, năng lực nhận thức của HS các lớp về môn Hoá học. + Mục đích, nội dung của các giáo án thực nghiệm và các bảng kiểm năng lực. + Kế hoạch giảng dạy của GV thực nghiệm (thời gian dạy, cách thức tổ chức, thiết bị dạy học, cách đánh giá năng lực HS theo bảng kiểm...).
- Bước 4: Tiến hành dạy thực nghiệm.
+ Ở mỗi cặp TN – ĐC thực hiện bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: lớp TN sẽ được học theo giáo án đã thiết kế, lớp ĐC học theo giáo án thông thường.
+ Sử dụng các bảng kiểm để đánh giá năng lực của HS thông qua việc quan sát các em trong quá trình học tập.
+ Thời gian thực nghiệm: học kỳ II năm học 2014 – 2015.
- Bước 5: Tổ chức kiểm tra và chấm điểm
+ Cho HS hai lớp ĐC và TN cùng làm một bài kiểm tra viết 45 phút, cùng đáp án và cùng GV chấm.
+ Nội dung kiểm tra: kiến thức chương Hiđrocacbon không no. + Hình thức kiểm tra: tự luận và trắc nghiệm.
+ Đề bài kiểm tra như nhau,
. Nhóm khá – giỏi đạt các điểm: 7, 8, 9, 10. . Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. . Nhóm yếu, kém đạt các điểm: < 5.
- Bước 6: Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:
+ Lập bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất lũy tích. + Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả.
+ Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. + Tính các tham số thống kê đặc trưng.
- Bước 7: Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra nhận xét, kết luận