Trong phần này sẽ giới thiệu kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn và sơ đồ tư duy.
1.4.2.1.Kỹ thuật các mảnh ghép
Kỹ thuật mảnh ghép là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm [5].
* Cách tiến hành: B A Nhóm chuyên sâu Giai đoạn 2 Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép” HS… HS…
HS… HSB HSB HSB HSAHSA HSA
HS… HSB HSA HS… HSB HSA HS… HSB HSA
… II I (…) Giai đoạn 1 Nhóm mảnh ghép Hình 1.3. Cách tiến hành kĩ thuật mảnh ghép Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
-Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung học tập khác nhau. (Ví dụ: Nhiệm vụ A ở phiếu màu đỏ, nhiệm vụ B ở phiếu màu xanh, nhiệm vụ tiếp theo ở phiếu màu vàng). Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu” tương ứng với nhiệm vụ được giao.
- Hoạt động nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ, trở thành HS “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại vấn đề của lĩnh vực chuyên sâu ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi HS “chuyên sâu” từ các nhóm khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi HS “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Ví dụ: Các nhóm mảnh ghép I, II,… đều từ các mảnh ghép A, B,…
- Từng HS “mảnh ghép” lần lượt có nhiệm vụ chia sẻ, trình bày lại nội dung các mảnh ghép và nắm bắt được tất cả nội dung khác ở giai đoạn 1.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các “nhóm mảnh ghép” để giải quyết. Để giải quyết nhiệm vụ này, HS phải lắp ghép các “mảnh kiến thức” của mình thành một bức tranh, giống như trong câu đố mảnh ghép. Bằng cách này, HS có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
1.4.2.2.Kỹ thuật khăn trải bàn
Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm [5].
* Cách tiến hành:
5
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân
1
3
2
Viết ý kiến cá nhân
V iết ý k iến cá nh ân Viếtý ki ến cá nhân
Kĩ thuật“Khăn trải bàn”
4
Hình 1.4. Cách tiến hành kĩ thuật khăn trải bàn
- Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
-Cá nhân HS tập trung vào câu hỏi, chủ đề, có thể trả lời câu hỏi hoặc xây dựng chiến lược riêng, các giải pháp thực sự của mình và viết vào phần xung quanh. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
- Từ những quan điểm học tập và giải pháp riêng của mình, HS có thể thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
1.4.2.3.Sơđồ tư duy
Theo tài liệu [5], sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Sơ đồ tư duy là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “sắp xếp” ý nghĩ. Nó là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh,… gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lý, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
* Cách tiến hành:
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo.
- Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính tô đậm.
- Từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn
- Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau.