10. Cấu trúc luận văn
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG CHO
đúng đắn cho các em.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN VIÊN
2.3.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến nếp sống của sinh viên
Chúng tôi đã xin ý kiến bằng phiếu của cả hai khối cán bộ quản lý và khối sinh viên. Qua xử lý kết quả thu được từ 278 phiếu dành cho sinh viên và 20 phiếu dành cho cán bộ quản lý, chúng tôi nhận thấy ở cả hai khối có sự đánh giá tương đối như nhau. Cụ thể:
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện nếp sống cho sinh viên
STT CÁC YẾU TỐ Khối SV
SL %
Khối QL SL %
1 Các hoạt động xã hội, từ thiện 189 68% 13 65%
2 Các hoạt động thể dục, thể thao 202 72.7% 14 70%
3 Các hoạt động văn hoá, văn nghệ 209 75.2% 14 70%
4 Các buổi sinh hoạt Đoàn, hội sinh viên, lớp 169 60.8% 15 75%
5 Các hoạt động đi thực tập ở cơ sở 122 43.9% 8 40%
6 Phim ảnh, sách báo, quảng cáo… trên các phương tiện truyền thông đại chúng
150 54% 11 55%
7 Những thực tế nhìn thấy hàng ngày 217 78.1% 12 60%
8 Lời khuyên của bạn bè 164 60% 13 65%
9 Lời khuyên của gia đình 195 70.1% 16 80%
10 Nội quy KTX 225 80.9% 19 95%
11 Các bài giảng lí luận Marx-Lenin 133 47.8% 16 80%
12 Các bài giảng chuyên môn 140 50.4% 12 60%
13 Các hoạt động giao lưu với SV các trường bạn, với
địa phương ở KTX 105 37.8% 8 40%
11 yếu tốá (trên 50%) được khối cán bộ quản lý nhìn nhận có ảnh hưởng nhiều đến nếp sống sinh viên là:
- Nội quy KTX: 95%
- Các buổi sinh hoạt Đoàn, hội SV, lớp: 75%
- Các hoạt động thể dục, thể thao: 70%
- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ: 70%
- Các hoạt động xã hội, từ thiện: 65%
- Lời khuyên của bạn bè: 65%
- Các bài giảng chuyên môn: 60%
- Những thực tế nhìn thấy hàng ngày: 60%
- Phim ảnh, sách báo… : 55%
10 yếu tố (trên 50%) được các sinh viên cho rằng có nhiều ảnh hưởng đến nếp sống của họ là:
- Nội quy KTX: 80.9%
- Những thực tế nhìn thấy hàng ngày: 78.1%
- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ: 75.2%
- Các hoạt động thể dục, thể thao: 72.7%
- Lời khuyên của gia đình: 70.1%
- Các hoạt động xã hội, từ thiện: 68%
- Các buổi sinh hoạt Đoàn, hội SV, lớp: 60.8%
- Lời khuyên của bạn bè: 60%
- Phim ảnh, sách báo… : 54%
- Các bài giảng chuyên môn: 50.4%
Cả hai khối đều cho rằng nội quy KTX là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nếp sống sinh viên. Nội quy là tiêu chí đánh giá sinh viên nội trú về các mặt hoạt động diễn ra trong phạm vi KTX, từ đó rèn luyện nếp sống sinh hoạt tập thể cũng như nếp sống tốt cần có và phát huy. Sinh viên vi phạm nội quy KTX thì bị xử lý kỷ luật theo khung xử lý vi phạm được quy định rõ trong “quy chế công tác HS-SV”. Đầu mỗi năm học, các tân
sinh viên nội trú đều được phổ biến nội quy và quy chế HS-SV trước khi nhận chỗ ở. KTX là mái ấm của sinh viên khi sống xa nhà và gia đình, là nơi hội tụ sinh viên từ các vùng của đất nước. Các em mang theo vào đây những bản sắc văn hoá của nơi mình sinh sống. Các em chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau quyển tập cây viết, gói mì tôm… Cá tính từng em hoà quyện, tình cảm bạn bè, tuổi trẻ được vun đắp gắn bó suốt 3 năm ở trong mái nhà chung này.
Những thực tế xã hội diễn ra hàng ngày trong cuộc sống mà SV sống và tiếp xúc được các em nhìn nhận là có một ảnh hưởng rất lớn đến nếp sống SV (78.1% số SV được xin ý kiến nhận định điều này) Trong một thành phố lớn nhất cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm văn hoá, xã hội, công nghiệp và thương mại thì có biết bao nhiêu là yếu tố tích cực lẫn tiêu cực tác động vào SV buộc các em phải có “bộ lọc” chủ thể phân biệt, lựa chọn được cái tốt cần tiếp thu, học hỏi, cái xấu cần tránh xa, đào thải. Từ đó xây dựng cho mình một nếp sống công nghiệp, lành mạnh, văn minh, hiện đại. Thực tế cũng cho thấy một bộ phận SV đã không chủ động được bản thân và sa vào những tiêu cực của xã hội và có nếp sống ích kỷ, thiếu lành mạnh.
Gia đình đối với sinh viên có ảnh hưởng rất lớn vì gia đình gồm những người thân thiết nhất và gia đình cũng là nơi chu cấp cho sinh viên ăn học. Dù hiện nay có sự xung đột giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại nhưng gia đình vẫn luôn có vai trò to lớn và quan trọng đối với việc giáo dục con người. Tuy sống độc lập trong khu nội trú, xa gia đình nhưng tình cảm cha mẹ, anh chị em vẫn luôn là nguồn cổ vũ, động viên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên. Ngoài ra, SV còn phải dựa vào gia đình cung cấp tiền ăn học bên cạnh khoản tiền học bổng hàng tháng nhỏ nhoi hổ trợ của nhà nước. Số tiền này chỉ mang tính khuyến khích, động viên chứ không đủ để SV hoàn toàn độc lập với gia đình. Khi nhận đồng tiền từ bố mẹ gia đình, các em thấy được trách nhiệm của mình nên không muốn đánh mất lòng tin ở bố mẹ gia đình gởi gắm ở mình. Qua tiếp xúc trò chuyện với các SV, chúng tôi được biết hầu hết các em khi được hỏi đều bộc bạch rằng
Hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ rèn luyện cho sinh viên một nếp sống khoẻ mạnh về thể chất, phong phú lành mạnh về tinh thần. Thể dục thể thao mang lại sức khoẻ tốt. Một người lao động tốt bao giờ cũng cần một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng. Đó là mẫu người lao động đáp ứng được những áp lực công việc căng thẳng trong một xã hội hiện đại luôn đòi hỏi sự dẻo dai năng động. Hoạt động văn hoá văn nghệ là món ăn tinh thần của SV – thế hệ trẻ, giúp họ tiếp thu những giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, lành mạnh. Sinh viên đánh giá cao về ảnh hưởng 2 yếu tố này trên con đường xây dựng một nếp sống tốt (75.2% và 72.7%) và điều này cũng thể hiện trong nhận định tương tự của khối quản lý (70%)
Tuy nhiên, qua kết quả thu được từ phiếu thăm dò ý kiến chúng tôi nhận thấy một điều thật sự lo ngại cho các nhà GD và quản lý GD. Đó là hiện nay, sinh viên thiếu say mê cảm hứng trong việc học tập các môn triết học Marx-Lenin. Có nhiều lý do nhưng một lý do chính là việc giáo dục chính trị tư tưởng của chúng ta còn khô khan, thiếu sinh động, kém sự phong phú đa dạng, còn nặng tính áp đặt và thiếu tính thuyết phục. Vấn đề đặt ra cho các giảng viên, các nhà QLGD là phải dạy và tổ chức các hoạt động như thế nào để cuốn hút, nhằm giáo dục nếp sống tốt cho SV.
2.3.2.Ảnh hưởng của chủ thể giáo dục đối với nếp sống sinh viên
Chúng tôi cũng tìm hiểu những chủ thể giáo dục nào có tác động giáo dục nhiều đến việc rèn luyện nếp sống cho SV và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Chủ thể GD có tác động đến việc rèn luyện nếp sống cho sinh viên
STT CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC Khối SV
SL %
Khối QL SL %
1 Ban giám hiệu 63 22.7% 3 15%
2 Cán bộ quản lý KTX 211 75.9% 18 90%
3 Các bộ phòng ban, Khoa 50 18% 4 20%
4 Đoàn thanh niên, hội sinh viên 153 55% 15 75%
5 Giáo viên bộ môn 159 57.2% 14 70%
6 Giáo viên các môn chính trị Marx-Lenin 125 45% 16 80%
7 Bạn bè 176 63.3% 14 70%
9 Chính quyền địa phương tại nơi KTX 52 18.7% 2 10%
10 Các chủ thể khác (nếu có) 33 11.9% 3 15%
6 chủ thể được khối quản lý đánh giá cao là:
- Cán bộ quản lý KTX: 90%
- Gia đình: 90%
- Giáo viên chính trị Marx_Lenin: 80%
- Đoàn thanh niên, hội SV: 75%
- Bạn bè: 70%
- Giáo viên bộ môn: 70%
5 chủ thể được SV nhận định có tác động đến nếp sống của họ là:
- Cán bộ quản lý KTX: 75.9%
- Gia đình: 72.7%
- Bạn bè: 63.3%
- Giáo viên bộ môn: 57.2%
- Đoàn thanh niên, hội SV: 55%
Kết quả cho thấy có sự nhất trí khá cao ở cả 2 khối về chủ thể là cán bộ quản lý KTX đối với việc rèn luyện nếp sống SV. Cán bộ quản lý KTX là những người hàng ngày hàng tuần tiếp xúc, theo dõi SV nội trú trong tất cả các hoạt động diễn ra trong KTX. Có thể nói các cán bộ quản lý KTX và bạn bè là những người thân gần nhất trong cuộc sống kí túc xa gia đình của SV. Việc sinh hoạt ăn ở tuân theo nội quy KTX và được giám sát, đánh giá chấm điểm của các cán bộ quản lý KTX, từ đó có biện pháp tác động khuyến khích động viên những nếp sống tốt, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, thiếu lành mạnh trong nếp sống. Vì vậy vai trò của cán bộ quản lý KTX là rất hữu hiệu trong giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú.
Chủ thể gia đình và bạn bè vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng đối với việc giáo dục nếp sống SV. Là những người thân thiết gần gũi nhất của sinh viên, gia đình luôn đưa ra
những lời khuyên bảo, chỉ dẫn xác đáng tác động vào tâm lý, tình cảm để giáo dục cảm hoá các em. Bạn bè là đối tượng SV thường bày tỏ tâm sự tình cảm nguyện vọng của mình. Bạn bè tốt sẽ là tấm gương cho các em học tập noi theo. Bạn bè xấu sẽ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và dẫn các em đến hành động sai trái.
Khối quản lý đánh giá rất cao chủ thể giáo viên chính trị Marx-Lenin, Đoàn thanh niên, hội SV và giáo viên bộ môn trong việc giáo dục nếp sống SV nhưng bản thân sinh viên chưa ý thức được tác động của 3 chủ thể này. Điều này cũng cho thấy vai trò của giáo viên Marx_Lenin, Đoàn thanh niên và giáo viên bộ môn chưa phát huy hết tác dụng tích cực của mình trong việc giáo dục nếp sống SV. Có thể một số cán bộ Đoàn chưa thực sự gương mẫu và học hỏi các bạn thanh niên SV ngoài Đoàn. Một số giáo viên giảng dạy hay nhưng tác phong nhiều điểm chưa mẫu mực và sư phạm. Chẳng hạn giáo viên còn chạy xe máy vào sân trường, vào lớp trễ, ra về sớm, nói chuyện riêng khi hội họp cùng với SV trong hội trường… có thể giáo viên chưa quan tâm tới các em, chưa dành thời gian trao đổi hướng dẫn, tìm hiểu hoàn cảnh học tập, ăn ở để các em cảm thấy được quan tâm, gần gũi từ đó các em có được những lời khuyên bảo chỉ dẫn xác đáng.
Tác động GD của một số chủ thể giáo dục chưa được rõ rệt không phải vì vai trò GD của chủ thể GD đó thấp mà vì nhà trường chưa phát huy được vai trò, sức mạnh đó ở mức độ cần có.
Giáo dục nếp sống cho SV không thuộc trách nhiệm của riêng ai mà là công việc của một tập thể những giáo viên, cán bộ Đoàn, các đoàn thể và các tổ chức quần chúng. Cần phát huy sức mạnh tổng thể và đồng bộ của mọi chủ thể giáo dục để tạo ra một môi trường tốt cho việc rèn luyện nếp sống của SV.
2.3.3.Tác dụng của hoạt động Đoàn trong việc giáo dục nếp sống cho sinh viên
Tuổi trẻ đáng yêu, đáng quý, tuổi trẻ tràn đầy sức sống như hoa thơm mới nở, như ngọn lửa hồng mới nhen. Nói về tuổi trẻ là vậy. Tuổi trẻ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nói chung, tuổi trẻ của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 nói riêng,
đang ngày đêm cùng với nhà trường giáo dục thanh niên, động viên thanh niên rèn luyện và tham gia phát triển giáo dục, xây dựng nhà trường. Đoàn là đội ngũ tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích trong mọi mũi nhọn của cuộc sống. Bác Hồ đã dạy “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” Xây dựng một thành phố, một đất nước giàu đẹp không thể thiếu trí thức đặc biệt là trí thức trẻ – sinh viên, học sinh.
Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đoàn có vai trò nòng cốt, tiên phong trong mọi lĩnh vực hoạt động trong đó có việc xây dựng nếp sống văn hoá cho sinh viên.
Bảng 2.8: Tác dụng của hoạt động Đoàn đối với việc rèn luyện nếp sống cho sinh viên hiện nay (đánh giá theo mức độ hiệu quả của hoạt động, điểm trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)
STT CÁC HOẠT ĐỘNG MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA HĐ Khối SV Khối QL
1 Tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông 3.63 3.45
2 Vận động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội 4.02 4.35 3 Vận động tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường (Ngày
chủ nhật xanh…)
3.27 3.15 4 Tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện (Hiến máu nhân
đạo, mùa hè xanh, xây dựng nhà tình thương…)
3.97 4.25 5 Vận động, tuyên truyền về giáo dục dân số giới tính 4.12 4.25 6 Tổ chức các hội thi thể dục-thể thao (Bóng đá, cầu lông, cờ
tướng…)
3.71 3.55 7 Tổ chức các hội thi văn nghệ (hội thi tiếng hát sinh viên…) 3. 85 4.05 8 Tổ chức các hoạt động dã ngoại, giao lưu (với địa phương,
quân đội và với các trường bạn) 3.88 4.15
9 Tuyên truyền giáo dục truyền thống bản sắc dân tộc 4.13 4.05
Căn cứ vào kết quả đánh giá thu được chúng tôi nhận thấy cả hai khối SV và QL đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Đoàn trong việc giáo dục rèn luyện nếp sống cho sinh viên.
Đoàn đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống bản sắc dân tộc bằng những chương trình “về nguồn” tìm hiểu lịch sử oai hùng trong cuộc chiến tranh giữ nước
ngoài thành phố Hồ Chí Minh, giúp cho đoàn viên thanh niên nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, hiểu thêm về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và xác định rõ hơn vai trò của thanh niên trí thức trong thời đại ngày nay, ngăn chặn những làn sóng sa đoạ về lối sống đạo đức từ bên ngoài tràn vào khi đất nước chúng ta đang mở cửa hội nhập với thế giới.
Bằng nhiều hình thức, Đoàn đã giáo dục những kiến thức sâu rộng về dân số giới tính, kế hoạch hoá gia đình và phòng chống các tệ nạn xã hội. Đoàn trường đã tổ chức một số buổi nói chuyện trao đổi giữa SV với các cán bộ cảnh sát phòng chống ma tuý. Qua đây, các em được nghe kể về các tác hại của ma tuý cũng như nhận dạng các biểu hiện của người sử dụng ma tuý nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng này, làm trong sạch hoá môi trường học đường và KTX. Hàng ngày Đoàn trường đã cập nhật trên bảng thông báo những thông tin số liệu về HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý…
Việc giáo dục luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông cũng được Đoàn trường thực hiện thông qua các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông “Tuổi trẻ với luật giao thông” hay hội thi “Tuyên truyền viên về an toàn giao thông” và hưởng ứng tháng tham gia trực tiếp hướng dẫn giao thông có sự kết hợp với cảnh sát giao thông. Các cuộc thi và hoạt động tham gia trực tiếp giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ là những