10. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Sự hình thành nếp sống thích hợp cho sinh viên ngành GTVT
Giáo dục nếp sống giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách của con người nói chung, sinh viên nói riêng. Nó giúp cho sinh viên có đủ khả năng thực hiện các quan hệ với mọi người và xã hội phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực chung.
Sự hình thành nếp sống cho sinh viên thực chất là sự giáo dục tính tự giác, giúp hình thành các hành động tự động hoá. Hành động tự động hoá lúc ban đầu là hành động có ý thức, nhưng do được lặp đi lặp lại do luyện tập mà dần dần trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát của ý thức mà vẫn thực hiện được có kết quả.
Trong một hành động, ý chí bao giờ cũng thắng. Khi có một số thành phần đã được tự động hoá thì ý thức và nghị lực được tập trung vào các thành phần chủ yếu quan trọng hơn của hành động. Chẳng hạn, trong việc học ở trên lớp thì việc ghi chép đã trở thành tự động nhờ đó mà hoạt động học chỉ tập trung vào nghe giảng và thảo luận. Như vậy, việc rèn luyện nếp sống cho sinh viên là việc luyện tập các hoạt động tự động hoá nhằm xây dựng thói quen trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp ứng xử…
Thói quen là loại hoạt động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con người mà người sinh viên phải rèn luyện vất vả mới có được. Ví dụ thói quen không xả rác nơi công cộng, nơi làm việc. Thói quen này thường trực đến mức hễ thấy ai đó xả rác thì cảm thấy khó chịu và lập tức có thái độ phản ứng, nhắc nhở họ không nên làm như thế. Thói quen tự động nộp bài kiểm tra khi đã hết giờ làm bài. Thói quen khi thấy đèn đỏ giao thông thì tự động dừng lại cho dù có hay không có công an giao thông. Thói quen đi đúng làn đường trên đường cho dù giao thông đông hay vắng, v.v…
Có nhiều cách thức để hình thành thói quen cho sinh viên:
- Con đường quan trọng nhất để hình thành nếp sống cho sinh viên GTVT là sự giáo dục và tự giáo dục các thói quen một cách có hệ thống và mục đích. Nó giúp sinh viên hình thành thói quen nếp sống tốt trong học tập, sinh hoạt, quan hệ của họ trong lớp, nhóm, KTX, trong trường cũng như thói quen ở mức tự động hoá trong ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
- Con đường tự phát: tự sinh viên bắt chước các hành vi, các chuẩn mực, tấm gương của bạn bè, thầy cô.
Muốn cho sinh viên tự giáo dục thói quen tốt cần tạo các điều kiện sau:
- Tổ chức các điều kiện, phương tiện, cơ hội thúc đẩy sự hình thành thói quen của sinh viên.
- Động viên, khích lệ những thói quen tốt đang hình thành của sinh viên, làm cho sinh viên có nếp cảm và thái độ phấn khởi.
- Tác động vào nếp nghĩ của sinh viên, làm cho họ tin tưởng vào sự cần thiết không thể thiếu các thói quen ấy.
- Chính sinh viên phải tự kiểm soát việc làm của mình để hình thành thói quen cần thiết cho bản thân.
Tóm lại, việc xây dựng nếp sống tích cực cho sinh viên GTVT sẽ có ảnh hưởng sâu sắc toàn diện đến ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông của sinh viên, hiểu biết đầy đủ các quy định giao thông đồng thời còn có khả năng cảm hoá, tuyên truyền về ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho mọi người.
Nếu sinh viên GTVT có thói quen chấp hành luật lệ giao thông, luôn gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành tốt luật lệ giao thông thì vinh dự đó trước hết thuộc về trường GTVT.
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI 3