Thực trạng nếp sống sinh viên trong KTX trường Cao đẳng GTVT3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng giao thông vận tải 3​ (Trang 37 - 43)

10. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng nếp sống sinh viên trong KTX trường Cao đẳng GTVT3

Con người phải không ngừng tham gia vào các hoạt động để thoả mãn nhu cầu bản thân và cũng là để tồn tại và phát triển. Ngoài thời gian học tập trên trường theo yêu cầu của chương trình chính khoá bắt buộc (5giờ/ ngày), sinh viên nội trú trải qua 19 giờ còn lại chủ yếu là trong môi trường KTX. Trong khoảng thời gian này sinh viên thực hiện các hoạt động cơ bản sau: hoạt động cho nhu cầu tự nhiên của con người (ăn uống; vệ sinh cá nhân; ngủ, nghỉ ngơi); hoạt động tự học được quy định cụ thể về thời gian trong nội quy KTX. Như vậy, thời gian rỗi mỗi ngày của sinh viên ở KTX là khoảng thời gian còn lại

trong một ngày sau khi đã trừ đi khoảng thời gian học tập bắt buộc theo chương trình chính khoá, thời gian dành cho các nhu cầu tự nhiên của con người và thời gian tự học theo qui định.

Trong khoảng thời gian rỗi này, sinh viên thường tham gia vào các hoạt động như văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, giao tiếp, đi làm thêm... Các hoạt động của sinh viên gồm nhiều mặt và đa dạng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu nếp sống sinh viên biểu hiện qua những hoạt động chủ yếu gồm:

- Hoạt động học tập

- Hoạt động sinh hoạt tập thể, cá nhân và lao động

- Hoạt động giao tiếp và ứng xử.

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò để tìm hiểu sinh viên thường thực hiện các hoạt động cơ bản trong ngày có kế hoạch hay không qua phiếu câu hỏi và sau đây là kết quả thu được:

Bảng 2.1: Cách thực hiện các hoạt động của sinh viên

Cách thực hiện các hoạt động

Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III Chung

S.L % S.L % S.L % S.L %

Theo thời gian biểu, có kế hoạch 3 3.2 4 4.2 6 6.7 13 4.7 Học tập theo kế hoạch, còn lại thực hiện tự do 5 5.4 9 9.5 8 8.9 22 7.9

Tự do, tuỳ tiện 85 91.4 82 86.3 76 84.4 243 87.4

(SV năm I: 93 SV năm II: 95 SV năm III: 90 Tổng số SV: 278)

Qua thăm dò chúng tôi nhận thấy trong cả ba khối sinh viên, số sinh viên thực các hoạt động tự do tuỳ tiện chiếm tỷ lệ cao 87.4% so với số sinh viên thực hiện hoạt động theo kế hoạch, có thời gian biểu chỉ chiếm 4.7%. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên không có kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của mình, chưa có định hướng rõ ràng cho

các việc thực hiện trong ngày và chưa có sự phân chia thời gian cụ thể để thực hiện các việc đó. Các em chưa có thói quen sử dụng thời gian có kế hoạch, khoa học mà phụ thuộc vào những điều kiện, tình huống cụ thể để thực hiện công việc một cách bị động.

Nhà trường cấm sinh viên không được nấu ăn trong phòng KTX, do đó các em thường ăn cơm tại nhà ăn trong KTX với giá cơm tháng 180.000 đồng/ 1 tháng/ 2 bữa 1 ngày (nhà trường đã hỗ trợ hàng tháng cho mỗi em 5 ký gạo) hoặc các em có thể ăn tại các quán ăn gần KTX tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi em. Do không tốn thời gian cho việc đi chợ, nấu nướng nên việc ăn uống của các em không mất nhiều thời gian.

Các phòng ở trong KTX được xây dựng gần như các căn hộ khép kín, mỗi phòng đều có công trình phụ riêng biệt. Điện, nước sinh hoạt khá đầy đủ (chỉ thiếu thốn khi bị cúp điện do không bơm được nước lên lầu) nên các em tốn ít thời gian cho việc vệ sinh cá nhân hơn so với một số khu kí túc tập thể khác do phải chờ có nước.

Một hoạt động cơ bản khác trong nhu cầu tự nhiên của con người là nhu cầu ngủ, nghỉ ngơi. Vào thời gian thi cử, các em thường ngủ và nghỉ ngơi ít hơn do dành nhiều thời gian cho việc học bài thi hơn.

Ngoài các hoạt động cơ bản đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người, sinh viên còn tham gia vào các hoạt động chủ yếu sau: tự học, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động và giao tiếp ứng xử. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu biểu hiện về nếp sống sinh viên qua các hoạt động này.

2.2.1.Biểu hiện của nếp sống sinh viên trong hoạt động học tập

Qua khảo sát thời gian tự học của sinh viên bằng phiếu xin ý kiến, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Thời gian dành cho tự học của sinh viên

Sinh viên Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung

Thời gian tự học vào ngày thường

2 giờ 55 3 giờ 10 3 giờ 22 3 giờ 9

Thời gian tự học vào thời điểm ôn tập thi cử

8 giờ 28 8 giờ 42 9 giờ 8 giờ 43

Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực và các phẩm chất nhân cách của bản thân người học bằng hành động của chính mình. Ở bậc cao đẳng, đại học, việc học tập đòi hỏi sinh viên không chỉ tiếp thu tri thức ở trên lớp qua bài giảng của thầy mà còn phải tự tìm kiếm tri thức thông qua các tài liệu tham khảo trên cơ sở những kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Để chiếm lĩnh vốn tri thức sâu và rộng, hoàn thành tốt mục đích và nhiệm vụ học tập, sinh viên phải coi trọng việc tự học.

Theo kết quả khảo sát trên, nếu so với qui định thông thường, cứ 1 giờ học trên lớp thì 1 giờ tự học ở nhà; thời gian sinh viên nội trú dành cho việc tự học là chưa cao.

Với việc dành thời gian như trên vào việc ôn tập thi cử cho thấy tính tự giác tích cực học tập của sinh viên chưa cao, việc học mang tính chất đối phó với việc thi cử vẫn là hiện tượng phổ biến.

KTX có một phòng tự học cho SV, nhưng bàn ghế trang bị còn rất ít. Kết quả cũng cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa thời gian tự học của sinh viên thường ngày và thời gian tự học lúc ôn tập cho thi cử thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh thời gian SV tự học thường ngày và tự học vào thời gian thi cử

Ngoài thời gian dành cho tự học, biểu hiện của nếp sống sinh viên trong học tập còn được thể hiện qua các mặt sau:

Bảng 2.3: Các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong học tập (điểm trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)

STT Các biểu hiện nếp sống của SV trong học tập Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung 1 Chăm học 2.51 2.43 2.71 2.55 2 Tự giác học tập 2.58 2.74 2.86 2.73

3 Không hài lòng khi kết quả học chưa cao

3.38 3.25 4.03 3.55

4 Có hành vi gian lận trong thi cử 2.30 2.38 1.98 2.22 5 Học thêm những tri thức cần

thiết chuẩn bị cho tương lai

1.94 3.07 4.28 3.10

6 Chỉ học ở vở ghi chép 3.83 4.12 3.72 3.89 7 Đọc thêm tài liệu tham khảo 2.25 2.83 3.34 2.81 8 Giúp đỡ nhau trong học tập 2.94 3.17 3.78 3.30

2h 55 8h 28 3h 10 8h 42 3h 22 9h 3h 9 8h 43 Giờ Năm thứ 1 Năm thứ 2

1Giờ Năm thứ 3 TB chung

Sinh viên Thời gian dành cho tự học lúc bình thường Thời gian dành cho tự học lúc ôn thi 2h55 8h28 3h10 8h 42 3h22 9h 3h9 8h 43 Giơø

9 Trao đổi học hỏi ở bạn bè, thầy cô

2.31 2.86 2.67 2.61

10 Có cải tiến phương pháp học tập 2.31 2.35 3.34 2.67 11 Có suy nghĩ chủ nghĩa trung bình 3.10 2.53 2.14 2.59 12 Yêu thích ngành nghề đang theo

học

4.03 3.87 4.18 4.03

(SV năm I: 93 SV năm II: 95 SV năm III: 90 Tổng số SV: 278)

Qua phiếu điều tra của sinh viên cho thấy sinh viên còn chưa chăm chỉ trong học tập đặc biệt việc học thêm những tri thức chuẩn bị cho tương lai ở những sinh viên năm thứ nhất còn rất ít. Qua thăm hỏi, chuyện trò với các em, chúng tôi được biết do mới vào trường hầu hết các em thường có suy nghĩ chờ đợi đến khi gần ra trường hẳn học thêm một số kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học… vì các em sinh viên năm nhất cho rằng học bây giờ còn sớm. Việc tự giác học tập thấp, tình trạng các em chỉ học ở vở ghi là khá phổ biến. Việc cải tiến phương pháp học tập là rất ít đặc biệt là sinh viên năm nhất vẫn còn quen với lối học ở phổ thông, ít mày mò chịu khó đọc thêm tài liệu tham khảo. Qua theo dõi lưu lượng sinh viên đến thư viện trường để đọc sách, mượn sách trong tháng 11 năm 2002 có 1077 lượt sinh viên (kết quả do thư viện thống kê). Thư viện mở cửa vào các ngày trong tuần từ 7 giờ 30 sáng đến 5giờ chiều. Trung bình một ngày trong tuần có 48.95 lượt sinh viên đến đọc và mượn sách, nếu so với số 3203 sinh viên chính quy toàn trường thì tỷ lệ trung bình là 1.53%. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Khi tiếp xúc với SV, chúng tôi được biết phần lớn các em cho rằng nguồn sách trong thư viện còn nghèo nàn. Số sách tham khảo không nhiều, phần lớn các em phải tự mua tài liệu. Chúng tôi đã đem những tâm sự này trình bày với tổ thư viện thì được xác nhận là kinh phí đầu tư cho thư viện không nhiều và không đều đặn.

Qua số liệu thăm dò, chúng tôi cũng nhận thấy sinh viên năm thứ 3 có nhận thức về việc tự giác học tập cao hơn các năm trước, nhưng nhìn chung tính tích cực chủ động

trong học tập còn ít. Sinh viên còn quá lệ thuộc vào tri thức của người thầy, ít sinh viên tự tìm cho mình thông tin, tri thức, kỹ năng một cách độc lập, sáng tạo. Năng lực tự học còn rất thấp.

Một mặt tích cực là đa số sinh viên vào trường yêu thích ngành nghề đang theo học, rất nhiều sinh viên năm cuối đã học thêm các tri thức cần thiết chuẩn bị cho tương lai, số sinh viên này cao hơn so với những sinh viên năm nhất mới vào trường

Việc gian lận trong thi cử thường ở hình thức photo tài liệu thu nhỏ và đem ra sử dụng làm bài thi. Qua thực tế coi thi, chúng tôi nhận thấy số sinh viên sai phạm thường cho rằng do bài vở quá nhiều học không kịp. Thực tế đã cho thấy nguyên nhân chính là do các em chưa có sự sắp xếp thời gian học một cách khoa học, các em không học trước mà chỉ chờ đến thời gian ôn tập thi cử thì mới lao vào học, kết quả là vừa học không kịp, kiến thức bị nhồi nhét trong một thời gian ngắn nên dễ quên, chất lượng học tập không hiệu quả vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ do các em thường thức khuya để tranh thủ học bài. Tuy nhiên chúng ta cũng không phủ nhận nguyên nhân do cách dạy của giáo viên chưa sôi động, chưa có hiệu lực giúp các em ghi nhớ bài giảng ngay trên lớp.

Những mặt tồn tại trong nếp sống của sinh viên biểu hiện ở hoạt động học tập rõ ràng có nguyên nhân từ cả hai phía: phía sinh viên và phía người thầy giáo, người quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng giao thông vận tải 3​ (Trang 37 - 43)