10. Cấu trúc luận văn
2.2.2 Biểu hiện của nếp sống sinh viên trong sinh hoạt tập thể, cá nhân và lao động
Ngoài thời gian tự học sau giờ lên lớp chính khoá, sinh viên sử dụng thời gian rỗi của mình tham gia vào các sinh hoạt giải trí văn nghệ, thể dục, thể thao và lao động như:
- Tham gia hoạt động thưởng thức văn hoá nghệ thuật.
- Tìm hiểu, nắm bắt thông tin thời sự.
- Tham gia biểu diễn văn nghệ, câu lạc bộ, hội thi sinh viên.
- Tham gia các hội thi thể thao, luyện tập thể dục, chơi thể thao
- Tham gia các công tác xã hội…
- Tham gia các hoạt động khác như đi làm thêm, dạy kèm…
Các hoạt động trên rất phong phú, đa dạng và tự nguyện. Nó thể hiện việc sinh viên sử dụng thời gian rỗi như thế nào và chính điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên cũng như nếp sống văn hoá lành mạnh ở sinh viên.
Để đánh giá thực trạng nếp sống sinh viên trong sinh hoạt và lao động cũng như các công việc khác thực hiện vào thời gian rỗi, chúng tôi tiến hành khảo sát các biểu hiện và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4: Các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong sinh hoạt và lao động (điểm trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)
STT Các biểu hiện nếp sống SV trong sinh hoạt Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung 1 Tập thể dục buổi sáng 1.88 1.97 2.34 2.06 2 Tham gia thể thao 3.66 3.93 3.82 3.80 3 Tham gia văn nghệ 4.05 3.60 3.47 3.71 4 Tham gia các công tác xã hội 3.65 3.53 2.92 3.37
5 Đi làm thêm 3.40 4.22 4.57 4.06
6 Đọc sách báo, xem tivi, nghe đài 2.35 2.78 1.63 2.25 7 Giữ gìn vệ sinh trong phòng ở 3.58 3.87 3.64 3.70 8 Giữ gìn vệ sinh công cộng, trong
khuôn viên KTX 2.26 3.20 2.14 2.53 9 Sắp xếp đồ đạc cá nhân ngăn nắp, gọn gàng 3.35 3.83 3.91 3.70 10 Mở đài, nhạc lớn gây mất trật tự 3.56 2.17 1.83 2.52
11 Ăn mặc chưa lịch sự ở ngoài phòng, khi ra đường
2.25 2.33 1.32 1.97
12 Tiếp khách không đúng giờ qui định
3.94 2.93 3.74 3.54
13 Tụ tập đánh bài 3.71 3.32 2.42 3.15
14 Uống rượu, bia 2.40 2.49 2.12 2.34
15 Gây gổ, đánh nhau 2.23 2.41 2.04 2.23
16 Ngồi quán 3.13 3.00 2.76 2.96
17 Đi chơi khuya quá giờ đóng cửa KTX
2.13 2.33 3.28 2.58
18 Đi học đúng giờ 4.13 3.69 4.24 4.02 19 Giữ gìn, bảo vệ của công (tài sản
trong KTX…)
2.63 3.83 3.92 3.46
20 Đưa khách vào KTX không đăng kí tạm trú
2.12 1.15 1.63 1.63
(SV năm I: 93 SV năm II: 95 SV năm III: 90 Tổng số SV: 278)
Có thể thấy sinh viên tự đánh giá về việc luyện tập thể dục là ít luyện tập. Đa số sinh viên không tập thể dục, chỉ gần đến giờ lên lớp sáng mới dậy. KTX không tổ chức hoạt động này, các em tự ý thức việc tập thể dục trong ngày. Chúng tôi có hỏi thăm một số sinh viên nội trú về việc này, phần lớn các em đều cho rằng các em không có nhiều thời gian để tập thể dục buổi sáng do chỉ kịp thời gian vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Còn các sinh viên học buổi chiều thì nói thỉnh thoảng có tập thể dục nhưng không đều đặn. Khi chúng tôi nói việc tập thể dục không đòi hỏi nhiều thời gian, chỉ cần đều đặn và thường xuyên thì các em cười và nói dậy sớm không nổi, hơn nữa không thấy khí thế tập thể nên cũng cố gắng tập được vài bữa rồi bỏ.
Tập thể dục buổi sáng là một nề nếp tốt, vừa giữ gìn sức khoẻ vừa tạo tinh thần sảng khoái khoẻ mạnh để bắt đầu ngày mới nhưng hoạt động này chưa được KTX phát động thực hiện và giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn vai trò của việc tập thể dục buổi sáng đối với giữ gìn và duy trì sức khoẻ cho việc học hành.
Khi trao đổi với sinh viên về nhu cầu đối với một số hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao chúng tôi nhận thấy sinh viên có nhu cầu cao với các hoạt động thể thao, các hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần. Nhu cầu sinh hoạt văn hoá là những đòi hỏi về thưởng thức, tham gia sáng tạo các giá trị văn hoá của sinh viên. Nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể hiện rõ những mong muốn khát vọng, sở thích, thị hiếu của sinh viên trong các hoạt động văn hoá. Nếu quan tâm đến việc thoả mãn hợp lý các nhu cầu hoạt động của sinh viên sẽ giúp các em sử dụng thời gian rỗi một cách có ý nghĩa, tạo tác động tích cực đến việc giáo dục nếp sống văn hoá lành mạnh cho các em. Số lượng sinh viên tham gia văn nghệ và thể thao là khá nhiều thể hiện ước vọng muốn có một sân chơi cho các hoạt động sinh hoạt giải trí ngoài thời gian học tập trên trường và tự học, hướng các em tới các hình thức giải trí lành mạnh, bổ ích. Đối với việc xem và tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ như thi “Tiếng hát sinh viên”… được đa số sinh viên hưởng ứng do nó phù hợp với nhịp sống tươi trẻ, sôi động của sinh viên.
Tuy sinh viên có nhu cầu cao đối với việc chơi thể thao, nhưng do hạn chế về diện tích sân bãi, phương tiện cho hoạt động thể thao của sinh viên ở KTX còn rất thiếu, sinh viên phải tự mua các dụng cụ chơi thể thao. Điều kiện sân tập cũng chưa được tốt, nhất là vào mùa mưa sinh viên chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng đá trong sân chơi lầy lội.
Kết quả cũng cho thấy nhiều sinh viên đi làm thêm nhất là sinh viên năm thứ III. Khi chúng tôi hỏi thăm thì được biết đại đa số các em đi dạy kèm tại tư gia, một số sinh viên đi làm thêm ở các nhà hàng để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống, đồng thời để bớt gánh nặng cho gia đình. Việc đi làm thêm là tốt vì nó giúp cho sinh viên thêm phần tự lập, có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống đồng thời không sử dụng thời gian vào những hoạt động vô bổ như tán gẫu, đánh bài… nhưng các em cũng không nên
quên rằng công việc chính yếu của người sinh viên vẫn là việc học, tích luỹ kiến thức. Vì thế các em cần phải cân đối quỹ thời gian để vẫn có thời gian cho học tập, giải trí và nghỉ ngơi.
Ít sinh viên đọc sách báo, xem tivi, nghe đài. Chính điều này dẫn đến sự nhận thức và hiểu biết xã hội của sinh viên còn kém. Phần nhiều sinh viên không theo dõi các vấn đề thời sự để nắm bắt thông tin cập nhật, đồng thời là cũng mở rộng tầm hiểu biết và nhận thức xã hội. Việc nhận thức được các vấn đề xã hội sẽ giúp các em có định hướng rõ rệt hơn trong học tập và rèn luyện.
KTX có một tivi 21 inch để ở nhà ăn, theo chúng tôi quan sát và qua trò chuyện với sinh viên, ti vi này chỉ mở 2 giờ đồng hồ 1 ngày từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối nhưng cũng không mở thường xuyên vào các ngày nên các em có muốn xem ti vi cũng rất khó khăn.
Sinh viên nội trú có một số mặt tốt, tích cực trong nếp sống sinh hoạt như sau: phần nhiều các em đi học đúng giờ, ăn mặc lịch sự, tham gia nhiệt tình đông đảo các hoạt động xã hội, đồ đạc ngăn nắp gọn gàng…
Việc giữ gìn vệ sinh trong phòng phòng ở là khá tốt và được nhiều sinh viên thực hiện nhưng việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng trong khuôn viên KTX lại kém, theo đánh giá của chính bản thân sinh viên là ít người thực hiện (2.53 điểm) Điều này cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở sinh viên chưa cao. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy thùng rác công cộng chỉ đặt ở tầng trệt, còn các tầng lầu không có thùng rác riêng cho mỗi tầng, nhiều phòng các em không trang bị thùng rác riêng trong phòng, nên sau khi làm vệ sinh trong phòng, các em quét rác ra hành lang, hoặc tiện tay ném rác bừa ra ngoài phòng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết việc vệ sinh trong phòng ở do tự sinh viên ý thức hoạt động này, còn làm vệ sinh những nơi công cộng ban quản lý KTX có 2 nhân viên vệ sinh phụ trách 2 khối dãy nhà A và B và khuôn viên KTX, việc làm vệ sinh được các nhân viên này thực hiện hàng ngày vào sáng sớm. Do thế các em ỷ lại và xem vệ
Việc sinh viên tiếp khách không đúng giờ quy định là khá nhiều, điều này cũng cho thấy công tác quản lý kí túc xá còn chưa chặt chẽ. Một điều đáng lưu ý là tình trạng sinh viên sử dụng thời gian rỗi vào việc tụ tập đánh bài là khá bổ biến (3.15 điểm) Hiện tượng này chỉ tập trung phổ biến ở các nam sinh viên. Khi được hỏi, các em trả lời “chúng em chỉ chơi cho vui, chứ sinh viên có tiền nhiều đâu mà để ăn tiền!” “buồn quá không biết làm gì, chơi bài để giải trí!” Tuy không ăn tiền, nhưng chơi bài thường tiêu tốn nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến thời gian học tập, gây ồn ào mất trật tự làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Tuy KTX có nội qui cấm sinh viên không được uống rượu trong KTX, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những hiện tượng sinh viên nam uống rượu say không kiểm soát được hành vi cá nhân dẫn đến gây gổ đánh nhau gây mất trật tự an ninh trong KTX. Thậm chí còn có trường hợp đánh nhau gây thương tích. Qua hỏi thăm các cán bộ quản lý, chúng tôi được biết những trường hợp đánh nhau đôi khi xảy ra giữa các sinh viên trong KTX, đôi khi thanh niên bên ngoài vào đánh nhau với sinh viên trong KTX, gây mất trật tự trị an. Nguyên nhân có khi là do những mâu thuẫn trong quan hệ giữa nữ sinh với nam sinh và thanh niên bên ngoài, nhưng phần nhiều là do có những hiềm khích từ trước vì nhiều nguyên nhân rồi say xỉn và tìm kiếm để đánh nhau, thanh toán và còn nhiều lý do khác.
Hiện tượng ngồi quán của sinh viên diễn ra với cả sinh viên nam và nữ nhưng thường tập trung ở sinh viên nam, các em thường ngồi ở các quán cà phê gần KTX. Chúng tôi thường thấy nhiều nhóm sinh viên ngồi trong các quán cà phê này hoặc tán gẫu, nhậu nhẹt quán xá hoặc để xem đá banh và cá độ. Thực trạng này có thể dẫn đến việc đi cầm thế đồ hay những tệ nạn khác như ăn cắp. Vài sinh viên cũng cho chúng tôi biết các em thường bị mất đồ đạc lặt vặt như quần, áo sơ mi, đồng hồ…
Như vậy, trong KTX nếp sống của sinh viên biểu hiện trong sinh hoạt tập thể và cá nhân, trong lao động ngoài một số mặt tốt, tích cực còn có những biểu hiện lệch lạc không lành mạnh. Những sinh viên có biểu hiện chưa tốt này là những sinh viên không
có hướng phấn đấu rõ ràng, thiếu ý chí vươn lên, họ tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến việc học hành và rèn luyện bản thân để có nếp sống tốt.
2.2.3.Biểu hiện của nếp sống sinh viên trong quan hệ và ứng xử
Qua khảo sát thực tế các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong quan hệ và ứng xử bằng phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Các biểu hiện của nếp sống sinh viên trong quan hệ và ứng xử (điểm trung bình tối thiểu là 1, tối đa là 5)
STT Các biểu hiện nếp sống SV trong quan hệ và ứng xử Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III TB chung
1 Có quan hệ giao tiếp rộng rãi với mọi người
3.06 3.91 4.12 3.70
2 Có quan hệ nam nữ trong sáng, lành mạnh
3.53 4.02 4.33 3.96
3 Kết bạn tràn lan 2.60 2.07 2.63 2.43 4 Có lối sống thực dụng 3.53 2.54 4.17 3.41 5 Bất bình trước hành vi thiếu văn
hoá
3.70 3.83 4.32 3.95
6 Quan tâm đến công việc chung của tập thể
2.81 3.75 2.84 3.13
7 Chào hỏi khi gặp thầy cô 2.88 3.74 2.54 3.05 8 Chỉ quan tâm đến giáo viên trực
tiếp giảng dạy
2.88 2.63 4.34 3.28
9 Vô lễ với thầy cô và cô chú cán bộ công nhân viên
1.37 1.14 1.08 1.20
bộ, bảo vệ KTX đang làm nhiệm vụ
(SV năm I: 93 SV năm II: 95 SV năm III: 90 Tổng số SV: 278)
Các sinh viên tự nhận định: đa phần có quan hệ giao tiếp rộng rãi, quan hệ nam nữ trong sáng lành mạnh. Các biểu hiện kết bạn tràn lan, có lối sống thực dụng tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy bộ phận sinh viên này bị ảnh hưởng bởi những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường nên các em có nhận thức sai trong cuộc sống dẫn đến sự ngộ nhận trong tình yêu và lối sống. Các em kết bạn tràn lan, thấy một số bạn bè có người yêu cũng yêu cho có phong trào vì tò mò yêu thử hay yêu chung chung. Điều này cho thấy chúng ta cần có chương trình giáo dục giới tính sâu và rộng, nâng cao nhận thức cho sinh viên, tạo phương tiện, hình thức giao lưu vui chơi bổ ích.
Qua quan sát và hỏi han một số thầy cô trong trường, chúng tôi cũng nhận thấy sinh viên gặp thầy cô trong trường không hoặc ít chào hỏi, nhưng khi gặp các em ở ngoài đường thì các em chào hỏi thầy cô rất trân trọng và lễ phép. Một số sinh viên có tâm sự với chúng tôi rằng khi gặp các thầy cô trong trường chúng em có chào hỏi nhưng một số thầy cô không đáp lại làm chúng em cảm thấy quê.
Một số biểu hiện khác đáng chú ý là khá nhiều sinh viên chỉ quan tâm đến thầy cô trực tiếp giảng dạy. Tuy số lượng rất ít, nhưng vẫn còn sinh viên vô lễ với thầy cô, với cô chú cán bộ công nhân viên, có hành vi gây gổ đe doạ cán bộ, bảo vệ KTX đang làm nhiệm vụ. Những biểu hiện này được các thầy cô giảng dạy, ban quản lý KTX cho là chỉ lác đác xảy ra. Song cần quan tâm và có biện pháp uốn nắn, giáo dục kịp thời.
Một biểu hiện tích cực là nhiều sinh viên nhận định có thái độ bất bình trước hành vi thiếu văn hoá (3.95 điểm).
Nhìn chung, vấn đề suy thoái đạo đức, có lối sống thực dụng, có biểu hiện quan hệ nam nữ không trong sáng lành mạnh không phải ở mức độ trầm trọng, nhưng vẫn tồn tại trong một số sinh viên. Những biểu hiện lệch lạc trong quan hệ giao tiếp, ứng xử của sinh