7. Kết cấu luận văn
3.2.9. Đánh giá kết quả đào tạo
+ Đánh giá kết quả
Cần có các biện pháp đánh giá mới bổ sung cho hình thức kiểm tra truyền thống đang được áp dụng. Đó là biện pháp đánh giá công tác, trình bày nhóm, tự đánh giá, đánh giá của cc quản lý nơi làm việc đều là các biện pháp bổ sung cần thiết để xác định mức độ thành công của việc áp dụng kiến thức được học vào công việc thực tế.
+ Đánh giá tác động của đào tạo
Việc đánh giá tác động của đào tạo với năng lực của tổ chức là rất khó nhưng cũng rất cần thiết. Các cc quản lý và giảng viên cần phải cùng nhau thường xuyên đánh giá tác động của đào tạo đối với các kết quả hoạt động của tổ chức.
-Đánh giá khả năng thực hiện công việc của người được đào tạo.
-Đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn để qua được khóa đào tạo hay không + Tổ chức thi đánh giá năng lực công chức thừa hành:
Ngay từ đầu năm 2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch đổi mới một số hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL (Quyết định số 166/QĐ-TCHQ ngày 25/01/2018), và thành lập Tổ chuyên môn triển khai (Quyết định số 269/QĐ-TCHQ ngày 31/01/2018) trong đó định hướng tập trung triển khai các hoạt động từ năm 2018 đến năm 2022.
Cuối năm 2018 Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức thi đánh giá năng lực công chức thừa hành trong 6 lĩnh vực nghiệp vụ chính: Giám sát quản lý, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, thuế XNK và pháp chế. Kết quả đạt được 15% CC đạt kết quả giỏi, 80% cc công chức đạt kết quả khá, 5% CC có kết quả trung bình.
Sự thành công của kỳ thi đánh giá năng lực đầu tiên của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn năm 2018 theo chuẩn mực cấp ngành mới chỉ là bước đầu tiên tạo tiền đề để thực hiện các hoạt động tiếp theo trong chuỗi hoạt động đánh giá năng lực như: hoàn chỉnh bộ đề đánh giá năng lực theo hướng tăng cường các bài tập tình huống từ các hoạt động nghiệp vụ thực tiễn, phần mềm đánh giá năng lực đi cùng với việc vận hành hệ thống đánh giá năng lực thường xuyên từ cấp Chi cục đến cấp Cục; xây dựng các phương thức đánh giá năng lực mới như tự luận trên máy tính, bài thi mô hình nghiệp vụ giả lập; xây dựng phương pháp đánh giá năng lực thực tiễn; xây dựng hồ sơ năng lực công chức; Ứng dụng kết quả đánh giá năng lực trong công tác tổ chức cán bộ như đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, điều động,luân chuyển,…
Về nội dung đánh giá cần xác định :
1. Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm;
2. Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học;
3. Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; 4. Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do TCHQ, Trường hải quan Việt Nam thực hiện.