7. Kết cấu luận văn
1.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡngcông chức
Cũng giống như các hoạt động khác trong một tổ chức, hoạt động đào tạo cần được đánh giá để xem kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần đào tạo tiếp theo.
Để đánh giá hiệu quả đào tạo được thực hiện qua hai giai đoạn:
-Giai đoạn nhận thức : Học viên tiếp thu, học được gì qua khoá đào tạo.
-Giai đoạn vận dụng : Học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào trong thực tế để thực hiện công việc.
Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là bước đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín. Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là để xem khóa đào tạo, bồi dưỡng có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chương trình có phù hợp hay không và học viên áp dụng được gì sau đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức. Hầu hết các khóa học đào tạo, bồi dưỡng đều có đánh giá về chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung đánh giá vô cùng quan trọng để biết được mục tiêu khóa học có đạt được không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hiện đang bị bỏ ngỏ, đó là việc đánh giá những thay đổi trong công việc, xem người học đã áp dụng được những điều đã học vào công việc, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức tới kết quả hoạt động của tổ chức.