7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngcông chức
Trong thời gian qua công tác đào tạo luôn được đặt ra và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, như giai đoạn 2015-2018, giai đoạn 2019-2022, có phân tích chi tiết các khóa đào tạo được coi là cần thiết trong năm năm tới. Phương thức lập kế hoạch cũng như cách thức đặt ra mục tiêu cho giai đoạn này được coi như một hình mẫu. Nhưng các kế hoạch này rất tham vọng và khó thực hiện tính đến các nguồn lực hiện tại và các kế hoạch không được dựa trên tiêu chí năng lực cần có mà dựa trên cảm tính nhiều hơn là lập luận khoa học. Về thời gian đào tạo được thực hiện tùy vào chuyên môn và đối tượng nhưng chủ yếu là đào tạo ngắn hạn.
Kế hoạch đào tạo được Cục Hải quan tỉnh lạng Sơn xây dựng bám sát mục tiêu đã định và dựa trên kết quả tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo mà các chi cục, phòng, đội dự kiến. Nói cách khác, bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo được xem là bản dự thảo kế hoạch. Sau đó, cục tổ chức họp với các bên liên quan (Phòng Thanh tra Tổ chức cán bộ và phòng tài vụ, quản trị) để xác định lại kế hoạch trước khi làm tờ trình, trình cấp trên phê duyệt. Bản kế hoạch đào tạo đưa ra những con số chi tiết, cụ thể về số lớp đào tạo; số lượng học viên; thời gian đào tạo và dự trù kinh phí đào tạo. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn được xây dựng từ đầu năm. Trong kỳ nghiên cứu, tác giả xin chỉ đưa ra Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn năm 2018, điển hình gồm các lớp sau:
Bảng 2.7: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn năm
2018
STT Tên lớp Đối tượng Thời gian dự Địa điểm Kinh phí
kiến dự trù
Bồi dưỡng kỹ năng Lãnh đạo chi 5 ngày;
1 lãnh đạo cục, phòng Dự kiến tháng Hà Nội 100 triệu (2 lớp) (10 lãnh đạo) 3-4/2018
Lý luận chính trị Công chức 2 năm, dự
2 kiến tháng Lạng Sơn 350 triệu (1 lớp) (160 cc)
2/2018 Đào tạo lớp máy soi Công chức 7 ngày;
3 dự kiến tháng Hà Nội 80 triệu hành lý (1 lớp) (20 cc)
4-5/2018
Bồi dưỡng biểu Công chức 5 ngày dự Hội trường
4 thuế XNK mới kiến tháng 2- 60 triệu (300 cc) Cục HQLS
2018 (3 lớp) 3/2018 Đào tạo chương
trình hệ thống Công chức 6 ngày; Trường Hải
5 thông quan một cửa dự kiến tháng 100 triệu (100 cc) quan Việt Nam
quốc gia VNACCS- 7/2018 VCIS (2 lớp)
Quản lý, sử dụng vũ Công chức 7 ngày; Học viện an
6 khí, công cụ hỗ trợ dự kiến tháng 70 triệu
(20 cc) ninh
(1 lớp) 9/2018
Bồi dưỡng nghiệp Công chức 45 ngày; Trường Hải
7 dự kiến tháng 150 triệu
vụ Hải quan (1lớp) (30 cc) quan Việt Nam 10-11/2018
Bồi dưỡng Ngạch Công chức 45 ngày; Trường Hải
8 kiểm tra viên dự kiến tháng 150 triệu (35 cc) quan Việt Nam
(1 lớp) 11-12/2018
Tiếng Anh, tiếng Công chức 45 ngày; Trường Hải
9 trung chuyên ngành dự kiến tháng 100 triệu (50 cc) quan Việt Nam
(2 lớp) 12-12/2018
(Nguồn: Phòng Thanh tra và tổ chức cán bộ)
Như vậy, kế hoạch đào tạo được xây dựng khá chủ quan do dựa hoàn toàn vào thông tin mà các chi Cục, phòng cung cấp, không thông qua điều tra
khảo sát thực tế. Bên cạnh đó, cuộc họp của các bên liên quan để xác định kế hoạch chính thức làm thay đổi rất nhiều bản kế hoạch dự thảo hay chính là bản tổng hợp nhu cầu của từng chi Cục, phòng. Nguyên nhân vì nguồn kinh phí đào tạo của Cục do Ngân sách phân bổ từ nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng của toàn Cục nên khá hạn chế. Nhiều khi kế hoạch phải thu hẹp, dựa trên kinh phí được phân bổ, vì thế nội dung đào tạo bị hạn chế, chỉ lựa chọn đào tạo nội dung nào cần thiết nhất. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch đào tạo là do Cục Hải quan tỉnh lạng Sơn thực hiện nhưng phải thông qua Vụ Tổ chức thanh tra cán bộ Tổng Cục hải quan. Và để kế hoạch có tính khả thi phải xây dựng dựa trên tiềm lực thực sự của Cục Hải quan tỉnh lạng Sơn bao gồm các khía cạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Chính vì vậy, kế hoạch của Cục Hải quan tỉnh lạng Sơn thường bị động và chưa phản ánh được thực tế nhu cầu đào tạo mà chỉ có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đào tạo.
Mặt khác, kế hoạch đào tạo của Cục Hải quan tỉnh lạng Sơn thường chậm được cấp trên phê duyệt, thông thường kế hoạch được phê duyệt vào cuối quý I hàng năm. Nguyên nhân đầu quý I rơi vào 2 kỳ nghỉ tết dương và tết nguyên đán, sau kỳ nghỉ dài công việc thường bắt đầu chậm. Cần thời gian để cân đối quỹ phân bổ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, sự chậm trễ này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo của Cục từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức thực hiện