Đấu tranh với Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên trường quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 54 - 57)

quốc tế

Hiệp định Paris đánh dấu thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam được dư luận thế giới hoan nghênh. Liên Xô ủng hộ Việt Nam thực hiện chính sách khôi khục kinh

48

tế, đồng ý xóa hoàn toàn những khoản nợ khá lớn đã cho Việt Nam vay trong thời kỳ chiến tranh. Trung Quốc hứa tiếp tục giúp Việt Nam trong 5 năm như nước trước Hiệp định Paris.

Về vấn đề Lào, Việt Nam phối hợp với Neo Lao Hak Sat (Mặt trận Lào yêu nước) thúc đẩy việc ký Hiệp định Vientiane ngày 21/2/1973 về lặp lại hòa bình và hòa hợp dân tộc giữa ba phái ở Lào. Hiệp định quy định việc thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời (lần thứ ba) và Hội đồng tư vấn liên hiệp chính trị quốc gia; công nhận vùng giải phòng do Neo Lao Hak Sat quản lý (chiếm 4/5 diện tích đất đai với hơn một nửa số dân), một vùng do phái hữu kiểm soát và hai thành phố Vientiane, Luong Prabang được trung lập hóa. Hòa bình được lặp lại trên đất nước Lào nhưng Mỹ và lực lượng phái hữu vẫn tìm cách phá hoại, gây tình hình bất ổn định. Việt Nam đã giúp bạn làm thất bại âm mưu đảo chính ngày 20/8/1973, củng cố lực lượng cách mạng và tiến bộ trong xã hội Lào. Theo Hiệp định, quân tình nguyện Việt Nam rút về nước.

Trong quan hệ với Campuchia, Việt Nam cố gắng hỗ trợ, hợp tác với lực lượng kháng chiến Campuchia mở rộng vùng giải phóng, đồng thời giữ quan hệ tốt với N. Sihanouk và Chính phủ đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đóng tại Bắc Kinh. Nhưng quân đội Khơme Đỏ do Polpot cầm đầu đã thi hành chính sách hai mặt, vừa nói hợp tác với Việt Nam, vừa sát hại những người bị chúng cho là “thân Việt Nam”. Đến tháng 4/1975, khi nắm quyền làm chủ đất nước Campuchia, tập đoàn Khơme Đỏ lộ nguyên hình là những kẻ sát nhân diệt chủng, chống phá Việt Nam.

Ở Mỹ Latinh, nhân dân Cuba luôn ủng hộ nhiệt tình cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Fidel Castro là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 17/9/1973, ông cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm chiến trường Quảng Trị, mang tình cảm nồng ấm của nhân dân Cuba đến với đông đảo chiến sĩ và nhân dân nơi địa đầu chiến tuyến chống Mỹ.

Trong những năm này, nhiều nước đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam như Canada, Nhật Bản, Argentina,… Ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Inđônêxia nâng cấp quan hệ từ Lãnh sự lên hàm Đại sứ, các nước Xingapo và Malaixia cũng đặt

49

quan hệ với Việt Nam. Tính đến cuối năm 1974, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có quan hệ với hơn 90 nước và tổ chức quốc tế.

Trong tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của hoạt dộng đối ngoại là phối hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị nhằm đẩy mạnh đấu tranh thi hành Hiệp định Paris, góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng, chống sự dính líu của Mĩ, cô lập chính quyền Sài Gòn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới. Từ khi Hiệp định có hiệu lực, phía ta đã thực hiện nghiêm chỉnh việc ngừng bắn và trao trả tù binh. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 29/3/1973. Nhưng chính quyền Sài Gòn liên tiếp vi phạm Hiệp định, từ kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” đến những vụ lấn chiếm vùng giải phóng, gây khó dễ trong việc trao trả tù binh chính trị. Tại các cuộc họp của Ủy ban liên hợp quân sự bốn bên (Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời, Hoa Kỳ, VNCH) và Ủy ban liên hợp quân sự hai bên (Chính phủ cách mạng lâm thời, VNCH), các đại biểu Việt Nam DCCH và Chính phủ cách mạng lâm thời nhiều lần tố cáo những hoạt động vi phạm của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Ngay 25 tháng 4, hai bên miền Nam họp tại La Celle Saint Cloud (Paris) bàn về những vấn đề nội bộ của miền Nam, bao gồm việc ngừng bắn, trao trả hết tù dân sự còn bị giam giữ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ, thành lập Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc, tổ chức tổng tuyển cử. Giữa Việt Nam DCCH và Mĩ đã mở cuộc họp của Ủy ban kinh tế hỗn hợp tại Paris để bàn việc thực hiện điều khoản Mĩ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh (Điều 21 Hiệp định Paris) nhưng chưa đem lại kết quả. Tháng 5/1973, cuộc gặp giữa đồng chí Lê Đức Thọ và ông H. Kissinger tại Paris bàn về việc yêu cầu chính quyền Sài Gòn đình chỉ các hoạt động quân sự, nghiêm chỉnh thi hành lệnh ngừng bắn. Hai bên đã ra Thông cáo chung ngày 3/6/1973.

Trước việc chính quyền Sài Gòn không ngừng đánh phá, lấn chiếm ra vùng giải phòng, ngày 15/10/1973, Bộ chỉ huy quân Giải phóng công bố lệnh kiên quyết đánh trả ngày tại những nơi quân Sài Gòn xuất phát các cuộc hành quân. Tháng 1/1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra cuốn Sách trắng “Một năm thi hành Hiệp định Paris”, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại việc thi hành Hiệp

50

định, nêu cao thiện chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam. Do thái độ ngoan cố của đối phương, các cuộc thảo luận ở Sài Gòn và Paris đều không đi đến kết quả. Trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8/1974, các cuộc thảo luận đi vào bế tắc, các diễn đàn ở Sài Gòn và Paris lần lược khép lại. Các cơ chế do Hiệp định Paris đề ra không còn tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)