Đấu tranh chống kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” của Mĩ và chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 79 - 90)

quyền Việt Nam Cộng hòa, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam

Tháng 4/1975, trong khí thế thần tốc, cả nước cùng tiến công giải phòng miền Nam, quần chúng, cán bộ, chiến sĩ bị giam cầm trong các nhà lao của chính quyền Sài Gòn đấu tranh mạnh mẽ. 11 giờ ngày 30/4/1975, xe tăng Quân Giải phóng húc đổ cổng sắt dinh Độc Lập – cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, đánh dấu thắng lợi vĩ đại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong nhà lao của chính quyền Sài Gòn, quần chúng, cán bộ, chiến sĩ cách mạng cũng đứng lên tự giải phóng mình, trở về với cách mạng, với nhân dân.

Trong khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành lệnh ngừng bắn, thi hành các điều khoản của Hiệp định thì Mĩ và chính quyền Sài Gòn liên tiếp mở hàng chục nghìn cuộc hành quân lớn nhỏ nhằm giành dân, chiếm đất, mở rộng địa bàn kiểm soát, vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris về Việt Nam. Trên thực tế, thời gian đầu, hành động tấn công lấn chiếm của quân đội Sài Gòn làm cho vùng giải phóng của ta ngày càng bị thu hẹp. Trước những hành động vi phạm Hiệp định một cách có hệ thống và nghiêm trọng của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, Bộ Chính trị BCH TW Đảng họp mở rộng (24/5/1973) bàn về cách mạng miền Nam đã chỉ rõ: “Trong khi địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lí… Tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động, chỉ có qua đó mà từng bước đánh bại mọi hành động vi phạm của địch” (Võ Nguyên Giáp, 2013). Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị mở rộng,

73

Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo các chiến trường tiến công quân sự bằng phản công, ta chủ động tiến công, chủ động phản công, không phòng ngự đơn thuần. Không những phản công ở những địa bàn địch phản công ta, mà còn phối hợp với các lực lượng chính trị, quân sự, binh vận phản công địch ở các địa bàn khác, nơi ta có chủ lực mạnh. Nhiều địa phương như Khu 5, Khu 9 bắt đầu sử dụng lực lượng vũ trang đánh trả, thu hồi nhiều vùng đất bị lấn chiếm như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cái Bè, Bắc Cai Lậy, Vùng 4 Kiến Tường, Chương Thiện (đồng bằng sông Cửu Long), Củ Chi, Trảng Bàng, Tống Lê Chân (Đông Nam Bộ) (Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 2015).

Nhìn chung, trên toàn chiến miền Nam, 6 tháng đầu năm 1973, quân và dân ta đã bước đầu tổ chức và thực hiện nhiều trận đánh có hiệu suất cao, đánh bại các hoạt động tiến công lấn chiếm các vùng giải phóng của quân đội Sài Gòn. Đặc biệt cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên địa bàn Quân khu 9, không những tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch mà còn bảo vệ được địa bàn.

Đến giữa năm 1973, đặc biệt là sau khi Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 ra đời, tình hình cách mạng trong cả nước có những chuyển biến tích cực. Quân và dân ta vừa đánh địch, vừa tích cực và chủ động tạo thế và lực, tạo thời cơ, chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quân ủy Trung ương và của Bộ Cỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, trong những tháng cuối năm 1973, phong trào chống bình định, lấn chiếm phát triển mạnh và đều khắp trong toàn miền Nam.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta đã chủ động đánh địch ngay từ đầu, nổi bật là đập tan cuộc hành quân lấn chiếm dài ngày của 76 tiểu đoàn quân đội Sài Gòn trên địa bàn Chương Thiện. Đồng thời quân ta đã chủ động mở các cuộc tiến công địch từ tháng 9 đến tháng 11/1973, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, không thực hiện được các kế hoạch bình định.

Tính đến cuối năm 1973, riêng ở Tây Nam Bộ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 36500 quân, bức rút 103 bốt, mở rộng vùng giải phóng với 666 ấp gồm 390000 dân. Ở Trung Nam Bộ, quân Giải phóng phản công, chiếm lại một số vùng Nam – Bắc quốc lộ 4, Mĩ Tho, Bến Tre, khôi phục lại một số vùng giải phóng.

74

Ở Đông Nam Bộ, ta giải phóng Bù Bông (Tuyên Đức), tiến công sân bay Biên Hòa và kho xăng Nhà Bè, đưa lực lượng vũ trang về áp sát vùng ven Sài Gòn. Ở cực Nam Trung Bộ, ta đánh phá đường sắt Phan Rang, Phan Thiết, bức rút một số đồn. Ở Trung Trung Bộ, ta giành lại nhiều vùng ở duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam), Phù Mĩ (Bình Định). Ở Tây Nguyên, ngày 22/9/1973, lực lượng vũ trang giải phóng Chư Nghé, cách thị xã Playku 40km về phía Tây, mở rộng vùng giải phóng và mở rộng vùng tiếp vận chiến lược Đông Trường Sơn. Ở Trị Thiên, ta giữ vững vùng giải phóng như trước khi kí Hiệp định Paris (Viện Sử học, 2017).

Thắng lợi của phản công và tiến công quân sự giành quyền là chủ trong những tháng cuối năm 1973 không những đã làm thất bại một bước nghiêm trọng âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, mà còn tạo điều kiện và đặt nề tảng cho cuộc cách mạng giải phóng hoàn toàn trong những năm sau.

Bên cạnh đấu tranh quân sự, phong trào đấu tranh chính trị phát triển sôi nổi ở MNVN. Ở đô thị, các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi hòa bình, hiệp thương, đòi thi hành Hiệp định Paris, đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống thuế TVA, chống bắt lính kết hợp với cuộc vận động đảo, rã ngũ trong binh lính Sài Gòn. Ở nông thôn, nhiều nói nhân dân chống ách kìm kẹp, tự động xé rào, đi lại làm ăn, bỏ ấp do địch kiểm soát về nhà cũ.

Từ đầu năm 1974, Từ năm 1974, lực lượng vũ trang giải phóng chuyển mạnh sang thế chủ động tiến công chiến lược, đánh nhiều trận tiêu diệt chủ lực quân đội Sài Gòn, đập tan hầu hết các cuộc hành quân lấn chiếm của chúng, mở rộng vùng giải phóng.

Trên các chiến trường Khu V, Tây Nguyên và Nam Bộ, quân giải phóng đã đánh nhiều trận tiêu diệt gọn sinh lực địch quy mô tiểu đoàn, trung đoàn. Chỉ trong 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1974), quân và dân Khu IX đã tiêu diệt và bứt rút gần 600 đồn. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 1974, trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 100.000 quân địch, san bằng 1.459 bốt, giải phóng trên nửa triệu dân.

Phát huy những thắng lợi 6 tháng đầu năm 1974, Quân Giải phóng tiếp tục tiến công vào những cứ điểm phòng ngự kiên cố của địch. Ngày 18/7/1974, Quân khu V

75

tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Nông Sơn – Trung Phước (Quảng Nam) do hai tiểu đoàn quân biệt động Sài Gòn đóng giữ, giải phóng 13.000 dân. Vùng giải phóng tỉnh Quảng Nam mở rộng đến sát Đường số 1, ven thành phố Đà Nẵng. Vùng giải phóng tỉnh Quảng Ngãi mở rộng đến sát biển, căn cứ Chu Lai và thị xã Quảng Ngãi. Vùng nông thôn Bắc Bình Định căn bản được giải phóng. Vùng giải phóng tỉnh Phú Yên được khôi phục như trước ngày ký Hiệp định Paris…

Một trong những chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong năm 1974 là việc đánh chiếm chi khu quân sự và quận lỵ Thượng Đức.

Thượng Đức nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Đà, cách Đà Nẵng 40km theo đường chim bay. Đây là cứ điểm then chốt trên tuyến đường phòng thủ vòng ngoài bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, một căn cứ xuất phát các cuộc hành quân lấn chiếm của địch. Lực lượng phòng thủ của địch ở Thượng Đức khá mạnh, gồm 1 tiểu đoàn biệt động quân, 2 đại đội bảo an, 1 đại đội cảnh sát dã chiến, 16 trung đội vũ trang, tất cả khoảng 1.600 quân. Dựa vào địa hình hiểm yếu, quân đội Sài Gòn ra sức xây dựng hệ thống công sự kiên cố để phòng thủ. Khi bị tiến công, quân địch ở đây không được không quân, pháo binh từ các vị trí xung quanh và từ Đà Nẵng yểm trợ.

Theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, ngày 29/7/1974, Quân đoàn 2 và Quân khu V đã mở chiến dịch Thượng Đức nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Thượng Đức, thu hút và giam chân quân chủ lực địch, góp phần đẩy mạnh hoạt động của quân và dân ta ở Khu V. Sau 10 ngày chiến đấu quyết liệt, sáng 7/8/1974, quân Giải phóng đã chiếm được chi khu quân sự Thượng Đức. Toàn bộ quân địch gồm 1.600 tên bị tiêu diệt và bắt sống, 13 máy bay bị bắn rơi, ta thu được nhiều quân trang, quân dụng, trong đó có hơn 1.000 khẩu sung các loại. Quận lỵ Thượng Đức và 4 xã ven quận lỵ gồm 13.000 dân được giải phóng.

Cùng với thắng lợi ở các đia phương khác, chiến thắng Thượng Đức cho thấy: Quân chủ lực cơ động của ta đã mạnh hơn quân chủ lực cơ động của đối phương. Một hình thái mới bắt đầu xuất hiện: Lực lượng vũ trang Giải phóng có khả năng tiêu diệt địch trong công sự kiên cố, tiêu diệt cụm cứ điểm, quận lỵ, giữ được mục tiêu, chiếm đất, giải phóng dân ngay ở vùng giáp ranh.

76

Trong 4 tháng cuối năm 1974, bộ đội ta liên tiếp đánh lui những đợt “phản kích ào ạt” và “lấn dũi” của quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 3 tiểu đoàn, diệt và bắt sống gần 500 tên. Vùng giải phóng Quảng Đà được mở rộng, quân ta có thêm một bàn đạp tiến công mới, trực tiếp uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng Tây Nam.

Ở Trị Thiên, các lực lượng vũ trang Giải phóng phối hợp mở chiến dịch tiến công tuyến phòng ngự của địch ở La Sơn – Mõ Tàu, Tây Nam thành phố Huế. Trong hơn 40 ngày, kể từ ngỳ 28/8/1974, lực lượng vũ trang Giải phóng đã chiến đấu liên tục, loại ra khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, đánh thiệt hại nặng sư đoàn mạnh nhất Quân khu 1 của quân đội Sài Gòn. Tuyến phòng thủ của địch ở Tây Nam Huế bị phá vỡ. Vùng giải phóng Trị Thiên được mở rộng gần 300 km2 tạo nên một bàn đạp tấn công thành phố Huế và uy hiếp đường giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Ở miền Đông Nam Bộ, quân giải phóng tiến công một số vị trí địch từ Rạch Bắp đến Kiến Điền, phát triển xuống Phú Thứ, giải phóng một vùng lớn phía Nam Đường số 7, uy hiếp thị xã Bình Dương (Thủ Dầu Một) và căn cứ địch ở Đồng Dù v.v…

Ở Đồng bằng song Cửu Long, quân ta chuyển hẳn sang chủ động tiến công tiêu diệt địch, thu hồi các vùng quân đội Sài Gòn mới lấn chiếm sau Hiệp định Paris, giải phóng thêm một số địa bàn mới…

Nhìn chung, cục diện chiến trường miền Nam những tháng cuối năm 1974 chuyển biến nhanh chóng ngày càng có lợi cho quân và dân Việt Nam. Kế hoạch lấn chiếm, bình định của quân đội Sài Gòn căn bản bị thất bại. Tính chung trong toàn miền, quân và dân ta đã diệt và bứt rút 2.174 bốt, phá 830 ấp, giải phóng hơn 10 chi khu, quận lỵ, nâng số dân vùng giải phóng lên gần 5 triệu, vùng tranh chấp trên 5 triệu (khu vực địch kiểm soát, kìm kẹp chỉ còn 9,5 triệu dân).

Như vậy, từ giữa năm 1974, một hiện tượng mới xuất hiện trên toàn chiến trường miền Nam: Quân và dân ta giải phóng và giữ vững được một vùng rộng lớn; quân đội và chính quyền Sài Gòn buộc phải chấp nhận một thực tế là không còn khả năng lấy lại những căn cứ, chi khu quân sự và các địa bàn đã mất. Từ hành quân lấn

77

chiếm quy mô lớn, những tháng cuối năm 1974, địch buộc phải lui về phòng ngự, chỉ tổ chức được những cuộc hành quân lùng sục nhỏ. Hiện tượng mới này chứng tỏ rằng quân chủ lực cơ động của ta đã mạnh hơn hẳn quân chủ lực của địch; hiện tượng mới này còn chỉ ra rằng nhiệm vụ trước mắt của quân và dân ta ở miền Nam không những chống lấn chiếm, bình định của địch, mở rộng vùng giải phóng, mà còn phải chuyển lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Thực tế lịch sử cho thấy, vào cuối năm 1974, tình thế chiến trường miền Nam đã thay đổi. Khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam đã trở thành hiện thực trực tiếp khi lực lượng cách mạng trên cả hai miền Nam – Bắc đều lớn mạnh, thế và lực của Mĩ và chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp, tan rã không có cách gì cứu vãn được. Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện trong chiến tranh.

Nội bộ nước Mĩ ngày càng phân hóa và chia rẽ sâu sắc do tác động của cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Phong trào nhân dân Mĩ phản đối can thiệp và xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam tiếp tục phát triển. Ngày 4/7/1974, 400 người Mỹ ở Washington biểu tình giương cờ Chính phủ CMLTCHMNVN đòi Nixon thi hành Hiệp định Paris.

Vụ Watergate đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ phạm vi của chính sách đối ngoại của Mĩ. Đây là “sự kiện chính trị đau xót nhất của Mĩ trong hơn một thế kỷ”. Các thế lực đối lập ở Mĩ đã nhanh chóng nắm lấy vụ Watergate để lật đổ Tổng thống Nixon. Ngày 9/8/1974, R. Nixon buộc phải tuyên bố từ chức, đây là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng của chính quyền Mĩ. Nếu cuộc khủng hoảng năm 1968 đã buộc Lyndon B. Johnsxon phải rút ý định tái tranh cử tổng thống thì cuộc khủng hoảng lớn này đã buộc Nixon phải rời Nhà Trắng trước nhiệm kỳ hai năm. Xu thế đòi kết thúc chiến tranh của Quốc hội và nhân dân Mĩ là điều mà tập đoàn cầm quyền Mĩ không thể không tính đến.

Những khó khăn và bê bối ở Mĩ tác động trực tiếp đến chế độ Sài Gòn. Sự cắt giảm viện trợ của Mĩ làm cho chế độ Sài gòn vốn đã yếu kém lại càng thêm suy sụp về tất cả mọi mặt. Quân đội Sài Gòn giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, nhất là giảm sút nghiêm trọng về hỏa lực. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân

78

tán ngày càng gay gắt. Từ tháng 5/1974, quân đội Sài Gòn buộc phải rút bỏ các đồn bốt nhỏ, co về đóng giữ các bốt lớn; từ đánh ồ ạt chuyển sang đánh lâu dài, từ càn quẹt chuyển sang lùng sục nhỏ, từ lấn chiếm chuyển sang ngăn chặn… Thế yếu, thế thua của quân sự Sài Gòn đã rõ rang. Chiến lược “tràn ngập lãnh thổ” đến đây đã hoàn toàn tan vỡ.

Từ giữ năm 1974, trước tình thế quẫn bách, Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi quân đội “đánh giặc theo kiểu con nhà nghèo” với bốn biện pháp: giảm quân số xuống 60 vạn; hạn chế phương tiện cơ động; tiết kiệm vật liệu, tài nguyên; quân đội tham gia sản xuất.

Sự yếu kém về chính trị, tinh thần và kinh tế dẫn tới sự thất bại không tránh khỏi về quân sự, và đến lược nó, sự thất bại về quân sự thúc đẩy sâu sắc thêm sự khủng hoảng chính trị. Mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân với tập đoàn hiếu chiến, độc tài Nguyễn Văn Thiệu; mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn phát triển trầm trọng chưa từng thấy.

Trong khi quân đội và chính quyền Sài Gòn suy yếu và khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt thì phong trào đầu tranh của các tầng lớp nhân dân miền Nam chĩa mũi nhọn vào tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu càng phát triển mạnh mẽ. Ngày 8/10/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố kêu gọi đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, thành lập ở Sài Gòn một chính quyền tán thành hòa bình và hòa hợp dân tộc.

Hướng mũi nhọn đấu tranh vào tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, từ ngày 8/9/1974, tại Huế, khoảng 5.000 người bất chấp sự đàn áp của cảnh sát đã biểu tình, tuần hành qua các phố, nêu cao khẩu hiệu chống Thiệu độc tài, tham nhũng. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)