Đấu tranh đòi thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 61 - 77)

Theo Điều 9 và Điều 12, Chương IV của Hiệp định Paris ngày 27/1/1973: “Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế” và “Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau để tiến tới tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ kí một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền

55

Nam Việt Nam càng sớm càng tốt” (TTLTII, Hồ sơ 18079). Hội nghị Hiệp thương giữa hai bên miền Nam Việt Nam thống nhất họp tại La Selle Saint Cloud, đây là nơi ta kiên quyết đấu tranh đòi thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam. Ngày 19/3/1973, Hội nghị Hiệp thương giữa hai bên miền Nam Việt Nam chính thức khai mạc, kết thúc ngày 15/4/1974. Trong hơn một năm diễn ra, Hội nghị là cuộc đấu tranh căng thẳng giữa phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN với phái đoàn chính quyền Sài Gòn về các vấn đề ngưng bắn, trao trả tù binh, bảo đảm tự do dân chủ, lập hội đồng tiến tới tổng tuyển cử. Phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN gồm đồng chí Nguyễn Văn Hiếu (Trưởng đoàn), đồng chí Đinh Bá Thi (Phó Trưởng đoàn) và một số thành viên khác. Chính quyền Sài Gòn cử phái đoàn tham dự Hội nghị gồm ông Nguyễn Lưu Viên (Trưởng đoàn), ông Nguyễn Xuân Phong (Phó Trưởng đoàn) và các thành viên khác.

Trong 13 phiên họp từ ngày 19/3/1973 đến ngày 30/5/1973, phái đoàn Nguyễn Văn Thiệu luôn cố bám vào luận điệu “miền Bắc xâm lược miền Nam” để yêu cầu miền Bắc rút quân; phủ nhận Chính phủ CMLTCHMNVN; phủ nhận thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị ở miền Nam; đòi hỏi giải quyết các vấn đề miền Nam trong khuôn khổ Hiến pháp của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Tại phiên họp thứ 8 của Hội nghị (25/4/1973), trên cơ sở Điều 10 của Hiệp định Paris “hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngưng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam…”, Chính phủ CMLTCHMNVN đã đưa ra đề nghị 6 điểm mà điểm đầu tiên là tôn trọng ngưng bắn rồi mới giải quyết các vấn đề khác. Nội dung đề nghị 6 điểm của Chính phủ CMLTCHMNVN gồm các nội dung chính sau:

1. Chấm dứt ngay tiếng súng, thực hiện triệt để ngừng bắn trên khắp miền Nam. Đây là đòi hỏi chính đáng hàng đầu hiện nay của mọi tầng lớp nhân dân miền Nam. Chính phủ CMLTCHMNVN kiên quyết đòi chính quyền Sài Gòn thực hiện ngay việc triệt để ngưng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Chính phủ CMLTCHMNVN đề nghị chính phủ của hai bên miền Nam Việt Nam mỗi bên ra ngay lời kêu gọi ngưng bắn cùng với nội dung khẳng định lại sự cam kết tôn

56

trọng ngưng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng võ lực như Điều 10 của Hiệp định Paris đã quy định. Kêu gọi các cấp chính quyền, các đơn vị lực lượng vũ trang và cảnh sát dưới quyền triệt để ngưng bắn, giữ vững hòa bình. Lời kêu gọi ngưng bắn và lệnh ngưng bắn sẽ được phổ biến thông qua đài phát thanh, bái chí, các phương tiện thông tin… Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thông báo đến UBQTKS&GS để cơ quan này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và giám sát thực hiện ngưng bắn, thông báo đến Tổng Thư kí Liên hợp quốc biết về thỏa thuận ngưng bắn trên.

2. Trao trả hết nhân viên quân sự và quân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ. Hiện nay vẫn còn hơn 200000 nhân viên dân sự và hơn 15000 nhân viên quân sự của Chính phủ CMLTCHMNVN bị giam giữ đày đọa dã man trong các nhà tù của chính quyền Sài Gòn. Chính phủ CMLTCHMNVN yêu cầu chính quyền Sài Gòn phải tiếp tục trao trả các nhân viên dân sự và quân sự Việt Nam còn đang bị giam giữ, phải trao trả những người thuộc lực lượng thứ ba và đảm bảo an toàn cho họ tự do về với gia đình. Việc trao trả này phải được hoàn thành trong 3 tháng, chậm nhất là vào ngày 30/6/1974. Chính quyền Sài Gòn chấm dứt ngay việc tra tấn giết hại và đối xử vô nhân đạo những người đang bị giam giữ. 3. Bảo đảm ngay và đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân. Chính quyền

Sài Gòn phải bỏ ngay các trại tập trung và mọi kìm kẹp cững cư trú, mọi luật lệ phản dân chủ, những biện pháp trái với tinh thần và câu từ trong Hiệp định Paris. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân đã hợp tác với bên này hay bên kia. Bảo đảm các quyền tự dân chủ của nhân dân, tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí,… Có hòa giải và hòa hợp, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân thì mới thúc đẩy sự thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp. Hội đồng này hoạt động đạt hiệu quả thì mới tiến tới tổng tuyển cử với sự tham gia của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam.

57

4. Chính phủ CMLTCHMNVN đề nghị nhanh chóng thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau, chậm nhất là 3 tháng sau khi lời kêu gọi và lệnh ngưng bắn có hiệu lực. Mỗi bên miền Nam cử đại diện của mình trong thành phần của Hội đồng, đại diện thành phần thứ ba có vị trí độc lập và bình đẳng trong Hội đồng. Ngay sau khi thành lập, Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc sẽ thực hiện đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định, bảo đảm tự do dân chủ, định ra thể thức và tổ chức tổng tuyển cử, tuyển cử địa phương theo Điều 12 (b) của Hiệp định.

5. Tiến hành tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Theo Hiệp định Paris về Việt Nam, nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của MNVN thông qua tổng tuyển cử thật sự tư do và dân chủ có giám sát. Ngày tổng tuyển cử sẽ do Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc định ra. Chính phủ CMLTCHMNVN đề nghị cuộc tổng tuyển cử sẽ được tiến hành chậm nhất là một năm sau ngày Hội đồng được thành lập. Thông qua tổng tuyển cử, nhân dân miền Nam Việt Nam bầu ra Quốc hội Lập hiến. Quốc hội Lập hiến sẽ định ra hiến pháp phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tiến tới thành lập chính phủ chính thức của miền Nam Việt Nam.

6. Giải quyết các lực lượng vũ trang. Theo Hiệp định, hai bên miền Nam sẽ giải quyết vấn đề các lực lượng vũ trang trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh, thỏa thuận về việc giảm quân số một cách thích đáng. Sau khi tổng tuyển cử và thành lập chính phủ, sẽ tiến tới xây dựng một quân đội thống nhất của miền Nam Việt Nam để bảo vệ hòa bình, độc lập, chủ quyền của miền Nam Việt Nam và phục vụ lợi ích nhân dân. Chính phủ CMLTCHMNVN yêu cầu Mĩ phải chấm dứt hoàn toàn sự dính líu quân sự và can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn phải từ bỏ con đường chiến tranh và những hành động vi phạm Hiệp định Paris, phá hoại hòa bình, đáp ứng các đề nghị xây dựng hòa bình của Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN (TTLTII, Hồ sơ 1310).

58

Qua đề nghị 6 điểm, Chính phủ CMLTCHMNVN đã thể hiện thiện chí trong việc xác lập hòa bình và tiến hành hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đồng thời, cũng thông qua đó, các lực lượng tiến bộ trên thế giới sẽ tăng cường ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam, đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định.

Trước những đề nghị đúng đắn, hợp lí của Chính phủ CMLTCHMNVN, chính quyền Sài Gòn kịch liệt phản đối, đưa ra đề nghị là giải quyết vấn đề tổng tuyển cử rồi sau đó mới đi đến giải quyết các vấn đề khác. Với thái độ ngang ngược của chính quyền Sài Gòn, tại phiên họp thứ 10 (9/5/1973), Trưởng phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN – ông Nguyễn Văn Hiếu đã lên án gay gắt chính quyền và đưa ra những lí lẽ vô cùng sắc bén: “Chính quyền các vị cố tình gây ra một tình trạng chiến tranh không dứt để lấy cớ duy trì chế độ độc tài phát xít của mình, duy trì sự kìm kẹp, áp bức và bóc lột đối với nhân dân…”. Và ra đề nghị “phải triệt để tôn trọng ngưng bắn, chấm dứt hoàn toàn các cuộc xung đột. Các lực lượng võ trang của chính quyền Sài Gòn phải đình chỉ ngay các cuộc hành quân xâm chiếm…. Các Ban Liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam nhanh chóng quy định vùng do mỗi bên kiểm soát, những thể thức trú quân…” (TTLTII, Hồsơ 1247).

Trong các phiên họp tiếp theo, phái đoàn chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục ngang ngược, đưa ra những đòi hỏi vô lí. Trong phiên họp thứ 11 (17/5/1973), Trưởng phái đoài Sài Gòn, ông Nguyễn Lưu Viên nhắc lại những đề nghị của họ và kêu gọi hai bên thành lập ngay bốn ủy ban để xúc tiến công việc cho sớm đạt một giải pháp toàn bô thay vì bàn tới vấn đề ngừng bắn. Nguyễn Lưu Viên chống lại những ý kiến mà phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN đưa ra. Trong phiên họp thứ 12 (22/5/1973), Nguyễn Lưu Viên tiếp tục vu cáo Chính phủ CMLTCHMNVN thiếu thiện chí trong việc thảo luận nghiêm chỉnh và nhắc lị đề nghị thành lập ủy ban cứu xét các vấn đề.

Trước thái độ ngoan cố và vu cáo ta, Trưởng phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN, ông Nguyễn Văn Hiếu tiếp tục tố cáo chính Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris và đề cập lại đề nghị 6 điểm. Ông Nguyễn Văn Hiếu tuyên bố để đạt tới một giải pháp đúng đắn cho các vấn đề nội bộ miền Nam

59

Việt Nam, phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN đã không từ một cố gắng nào. Những cố gắng đó đã liên tục được thể hiện rõ trong suốt quá trình từ đầu Hội nghị Hiệp thương đến nay, đặc biệt là qua việc đưa ra đề nghị 6 điểm ngày 24/5/1973 vừa qua… Ông Nguyễn Văn Hiếu tố cáo chính quyền Sài Gòn ở MNVN ráo riết phá hoại ngưng bắn, liên tiếp mở những cuộc hành quân lấn chiếm ở tất cả các vùng, nhất là ở Kontum, Chương Thiện và Bình Long - Phước Long. Trong những cuộc hành quân đó, phía chính quyền Sài Gòn đã huy động những lực lượng lớn cả bộ binh, pháo binh, thiết giáp, máy bay, ném bom và bắn phá bừa bãi, sử dụng cả bom hơi độc và chất độc hóa học để giết hại đồng bào, phá hủy nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân…. Ông cũng lên án sự kiện ngày 14/7/1973, người đứng đầu chính quyền Sài Gòn một lần nữa công khai kêu gào “tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản” (ai cũng biết rằng “cộng sản” là danh từ mà chính quyền Sài Gòn dùng để chỉ những người thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời, danh từ này dùng để chỉ cho tất cả những người yêu nước, tán thành hòa bình, độc lập, những ai đấu tranh đòi thi hành Hiệp định) (TTLTII, Hồ sơ 1248).

Trong phiên họp thứ 30 (22/11/1973), ông Đinh Bá Thi - Phó Trưởng đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN đã mạnh mẽ chỉ trích thái độ đàm phán không nghiêm túc và những vi phạm Hiệp định của chính quyền Sài Gòn. Cụ thể, ngày 20/10/1973, chính quyền sài Gòn đã lệnh cho quân đội “ra tay trước”, “tấn công ngăn ngừa”, vi phạm Hiệp định mà không cần che đậy. Đặc biệt nghiêm trọng là các cuộc ném bom ác liệt và liên tục vào sâu trong vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời, như ở các quận Tân Biên, Châu Thành (Tây Ninh), quận Bến Cát (Thủ Dầu Một), sân bay Ràng Ràng (Biên Hòa), Lộc Ninh, Bù Đốp,… làm hàng trăm người bị chết và bị thương. Cũng từ cuối tháng 10/1973, chính quyền Sài Gòn đã mở các cuộc hành quân và lấn chiếm khắp các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Playku, Bình Định, Biên Hòa, Bến Tre, Mĩ Tho, Kiến Tường, Chương Thiện, Cà Mau, Châu Đốc. Nhân cơ hội vùng Trung Trung Bộ vừa bị bão tàn phá nặng nề, chính quyền Sài Gòn chẳng những không cứu giúp nhân dân mà còn mở hành quân lấn chiếm, bắt người, cướp của, vét lúa gạo của nhân dân. Mĩ ra sức khuyến khích, ủng hộ chính quyền Sài Gòn trong những vi phạm trên. Ngoài việc ồ

60

ạt đưa vũ khí, đạn dược trái phép vào miền Nam Việt Nam, Mĩ còn dùng cố vấn và nhân viên quân sự trá hình để chỉ huy quân đội Sài Gòn. Mĩ còn tiến hành các chuyến bay trinh sát vùng bầu trời thuộc Chính phủ CMLTCHMNVN (TTLTII, Hồ sơ 1250).

Trong phiên họp thứ 31 (7/12/1973), ông Đinh Bá Thi tiếp tục phát biểu bác bỏ hoàn toàn những luận điệu vu khống của chính quyền Sài Gòn và lên án những vi phạm của họ. Cụ thể, tính từ ngày 28/1/1973 đến 30/11/1973, chính quyền Sài Gòn đã vi phạm ngưng bắn 292000 lần, trong đó có trên 33000 cuộc hành quân lấn chiếm, 209000 cuộc hành quân cảnh sát, bình định; 34000 lần bắn pháo và 13000 cuộc ném bom vào vùng do Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát. Trong tháng 11/1973, chính quyền Sài Gòn đã tăng 50% vi phụ ném bom so với tháng 10. Ông Đinh Bá Thi khẳng định rằng trước tình hình ngoan cố và vi phạm ngừng bắn, mặc dù có sự kiềm chế rất lớn nhưng Chính phủ Cách mạng lâm thời thấy cần có những biện pháp thích đáng để trừng trị những những hành động vi phạm Hiệp định trắng trợn của chính quyền Sài Gòn. Mục đích chính đáng của ta là để bảo vệ Hiệp định, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Chính phủ nươc Việt Nam DCCH và Chính phủ CMLTCHMNVN kiên quyết bác bỏ những lời vu cáo và đe dọa từ phía Mĩ, ta khẳng định rằng không một lời đe dọa nào và sức mạnh nào của Mĩ có thể ngăn cản được cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cho hòa bình, độc lập và tự do.

Trong các phiên họp tiếp theo, phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN khẳng định lại đề nghị 6 điểm (24/5/1973), đây là đề nghị phù hợp với các nguyên tắc ghi trong Hiệp định Paris. Phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN khẳng định không thể có Tổng tuyển cử thật sự tự do dân chủ được vì Mĩ vẫn còn tiếp tục dính líu đến quân sự, can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam, phía chính quyền Sài Gòn còn theo đuổi chính sách leo thang chiến tranh, phủ nhận tại miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị.

Tìm cách phá hoại những điều khoản của Hiệp định Paris, trong phiên họp 40 (8/2/1974) và phiên họp 41 (15/2/1974), chính quyền Sài Gòn tiếp tục nêu ra những luận điệu vô lí. Chính quyền Sài Gòn cho rằng theo tinh thần của Hiệp định Paris

61

27/1/1973, hai vấn đề ngưng bắn và trao trả tù binh được giao cho BLHQS hai bên và UBQTKS&GS giải quyết. Còn Hội nghị cấp cao giữa hai bên miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết tổng tuyển cử với mục tiêu tối hậu là định đoạt tương lai chính trị của miền Nam. Các vấn đề khác như là bảo đảm tự do dân chủ, thành lập Hộ đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc, phải được giải quyết trong khuôn khổ vấn đề tổng tuyển cử ( TTLTII, Hồ sơ 1318).

Đại diện phái đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN, ông Nguyễn Văn Hiếu giải thích rõ rằng vấn đề ngưng bắn ngay và triệt để, để có hòa bình ở miền Nam Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)