Đặc điểm và bài học kinh nghiệm của quá trình đấu tranh đòi Mĩ và chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 90 - 117)

quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris

Với mục tiêu thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CMLTCHMNVN đã kêu gọi được sự ủng hộ to lớn của nhân dân hai miền. Tiêu biểu là sự hy sinh của người dân, chiến sĩ miền Nam trên tiền tuyến và sự chi viện hết lòng của nhân dân miền Bắc với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Chính sự ủng hộ lớn mạnh được chính Đảng Lao động Việt Nam thừa nhận là yếu tố chính, có tính quyết định tới sự thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Phía Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết chỉ giành được chính quyền cấp cơ sở, từ cấp quận trở xuống. Do đó, sự ủng hộ và cuộc tấn công năm 1975 là yếu tố quyết định tới thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng vai trò chính trong việc đánh thắng khối chủ lực Quân đoàn 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, còn lực lượng dự bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ yếu bị đánh bại bởi lực lượng dân quân và người dân địa phương ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính vì vậy, yếu tố chính và quan trọng trong chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính là sự ủng hộ của nhân dân

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nguồn gốc là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, chính phủ này đã lãnh đạo người Việt Nam kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn 1945 – 1954 để giành độc lập cho đất nước. Với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc

84

lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống thực dân Pháp và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Việt Nam. Nguyện vọng giành độc lập và thống nhất đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng lợi dù họ là bên yếu thế hơn nhiều về trang bị quân sự. Mỹ đã thất bại vì không nhận ra đó là một cuộc "chiến tranh nhân dân" và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình.

Sự thất bại chung cuộc của Mĩ có hai nguyên nhân. Trước hết, không ai trong chính phủ Mĩ có thể dự đoán được rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ chịu đựng được sự tàn phá ghê gớm mà quân đội Mĩ gây ra. Thứ hai, lãnh đạo quân sự Mĩ ngay từ đầu đã không đề ra và phát triển được một chiến lược thích hợp với cuộc xung đột, cũng như về sau đã không điều chỉnh được nó. Năng lực biến các điểm yếu thành thế mạnh, sức chịu đựng của nhân dân cùng với sự hi sinh cá nhân cho tập thể và quyết tâm của quân đội đã biến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một địch thủ ghê gớm đối với Mĩ.

Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho mục tiêu chung là giành độc lập cho đất nước. Trong khi đó, quân nhân Mĩ và đồng minh dù trang bị tốt nhưng lại thường mơ hồ về lý tưởng chiến đấu, phần lớn họ cảm thấy vô lý khi phải sang chiến đấu tại một đất nước xa lạ. Chiến tranh càng kéo dài thì càng hao tổn tiền bạc, thương vong ngày càng tăng thì tinh thần chiến đấu của lính Mĩ càng xuống thấp, tâm lý phản chiến trong quân đội và dân chúng Mỹ càng tăng lên. Khi tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng, chính phủ Mĩ sẽ đánh mất sự ủng hộ của đa số người dân Mĩ, khi đó chính phủ Mĩ cũng không còn khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh được nữa.

Đại đoàn kết dân tộc là một chủ trương lớn của Đảng Lao động Việt Nam. Sự thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một bước đi quan trọng để thực hiện chủ trương ấy. Thắng lợi của Phong trào Đồng khởi (sự kiện đã giúp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời) được tạo nên bởi sự ủng hộ của người dân

85

miền Nam vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Thực tế khách quan đã đỏi hỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam phải có được sự đoàn kết dân tộc để giành chiến thắng. Trong mọi chiến dịch, hành động quân sự của mình, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam đều nhận được sự trợ giúp của nhân dân miền Nam, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Tại thành thị, lực lượng Biệt động thành cũng nhận được sự che chở của người dân. Sức mạnh từ sự ủng hộ của nhân dân được Đảng Lao động Việt Nam dày công xây dựng và phát huy cao độ có nguồn gốc từ tư tưởng “lấy dân làm gốc” và “đường lối cách mạng độc lập, tự chủ”. Để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Đảng Lao động Việt Nam đã nêu cao tinh thần, truyền thống yêu nước của nhân dân hai miền. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương “Đoàn kết bất cứ người nào có thể đoàn kết được”. Ở miền Nam, việc đặt ra mục tiêu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là: “Thực hiện một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà” nên đã tập hợp được mọi lực lượng, mọi người dân yêu nước ở miền Nam tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mĩ - Việt Nam Cộng hòa, thực hiện mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CMLTCHMNVN đã động viên được nhân dân cả nước không chỉ đóng góp sức người, sức của cho hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang, mà còn trực tiếp tham gia chiến đấu. Ở miền Bắc, đó là những hoạt động phòng thủ dân sự, phục vụ chiến đấu và vũ trang chiến đấu, tạo lưới lửa phòng không nhiều tầng và rộng khắp chống chiến tranh phá hoại của không quân Mĩ. Ở miền Nam, đó là sự che chở, nuôi giấu lực lượng du kích, những đội biệt động thành thị của mọi tầng lớp nhân dân.

Từ cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán Paris suốt gần 5 năm, cuộc đấu tranh đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris (1973 - 1975), bài học kinh nghiệm được rút ra đó là giữ vững độc lập tự chủ trong đàm phán và đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định đã kí; kiên trì đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân trên thế giới.

86

Trước hết và quan trọng nhất là vấn đề giữ vững độc lập tự chủ. Cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Mĩ tại Paris diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có thuận lợi, vừa có những khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất đó là những bất đồng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc làm ảnh hưởng đến sức mạnh thống nhất của hậu phương quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mĩ. Mĩ biết rõ Liên Xô và Trung Quốc là hai nước viện trợ cho Việt Nam, nhưng lại có mâu thuẫn với nhau. Lợi dụng mâu thuẫn đó, Mĩ đã tìm cách hòa hoãn và thỏa hiệp, tam giác chiến lược Mĩ – Xô – Trung hình thành và vận động không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Tâm lí phục Mĩ, sợ Mĩ nảy sinh, nhiều ý kiến e ngại nhân dân Việt Nam sẽ không chịu nổi sức mạnh tàn bạo của bom đạn Mĩ, khuyên Việt Nam sớm thương lượng với Mĩ khi chưa đủ điều kiện… Đó là những tác động quốc tế thử thách ý chí độc lập tự chủ của Đảng ta trong quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược trong đấu tranh ngoại giao.

Bài học không thành công của Hội nghị Geneve và nó trở thành bài học rất đáng ghi nhớ cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris.

Khác với Hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương (các nước lớn đàm phán với nhau, tiếng nói của ta không mạnh), cuộc đàm phán ở Paris là cuộc đàm phán trực tiếp giữa Việt Nam và Mĩ, không qua trung gian. Ta độc lập, tự chủ quyết định mọi vấn đề trong đàm phán, không chấp nhận sức ép từ bên nào. Trong đàm phán, ta tích cực tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác, bạn bè trên thế giới, nhưng ta tự quyết nội dung đàm phám, hình thức đàm phán, bước đi của đàm phán.

Giữ vững độc lập tự chủ tiếp tục được phát huy trong đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định Paris sau năm 1973. Qua Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát Hiệp định Paris, Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam Việt Nam tại La Selle Saint Cloud, ta kiên quyết đấu tranh không nhân nhượng đòi phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định.

Giữ vững độc lập tự chủ nhưng vẫn tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân trên thế giới. Trong tình hình Xô – Trung mâu thuẫn, bất hòa sâu sắc, Đảng ta phải luôn giữ gìn đoàn kết với hai nước Liên Xô,

87

Trung Quốc, góp phần giải quyết bất hòa và tranh thủ sự ủng hộ của hai nước. Mọi động thái của Việt Nam đều tuân thủ nguyên tắc vì sự đoàn kết Xô – Trung, không tỏ thái độ đứng về bên này hoặc bên kia. Tuy nhiên, giữ vững độc lập tự chủ trong việc đề ra đường lối đấu tranh không có nghĩa là bỏ qua mọi ý kiến của các đảng anh em mà Đảng phải tham khảo đúng mức các ý kiến đóng góp.

88

Tiểu kết chương 3

Hiệp định Paris được kí kết là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta. Nhưng đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã phá hoại nó một cách có hệ thống. Sau Hiệp định, Mĩ buộc phải rút quân về nước, nhưng Mĩ vẫn để lại ở miền Nam Việt Nam nhiều phương tiện chiến tranh cùng với 2 vạn cố vấn là chỗ dựa cho chính quyền Sài Gòn. Trong hoạt động vi phạm Hiệp định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, nổi bật nhất là vi phạm nghiêm trọng về vấn đề ngừng bắn và rút quân. Việc ngừng bắn đáng lẽ phải thực hiện ngay lập tức khi Hiệp định có hiệu lực. Nhưng thực tế, quân đội Sài Gòn vẫn liên tiếp hành quân lấn chiếm và “bình định”, chiến tranh chưa thật sự chấm dứt. Mĩ phải rút quân, nhưng thực tế khi Mĩ rút quân đi không mang theo vũ khí, không triệt phá các căn cứ quân sự mà lại chuyển giao căn cứ và viện trợ thêm vũ khí cho chính quyền Sài Gòn, đưa nhiều quân Mĩ sang các căn cứ quân sự ở Thái Lan. Nhân viên quân sự Mĩ ở miền Nam Việt Nam chuyển sang nhân viên dân sự trá hình. Điều đó cho thấy Mĩ vi phạm một nội dung nữa của Hiệp định đó là Mĩ vẫn tiếp tục dính líu quân sự tại miền Nam Việt Nam. Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn vi phạm nghiêm trọng trong vấn đề bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân trong vùng họ kiểm soát. Chính quyền Sài Gòn khi tiến hành các cuộc hành quân “bình định”, họ đã bắt bớ, bắn giết, siết chặt ách kìm kẹp, dồn dân vào các trại tập trung, nhân dân không được quyền tự do dân chủ, không được tự do đi lại làm ăn. Như vậy, Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm trong việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.

Đánh giá đúng âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực, do đó phải nắm vững chiến lược tấn công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao tiến lên tổng phản công giành thắng lợi. Ta không những kiên quyết đấu tranh trên bàn nghị sự đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris, mà còn kiên quyết đấu tranh chống trả các đợt “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm và bình định của quân đội Sài Gòn. Trong hai năm 1973, 1974, từ sau thắng lợi của miền Tây Nam Bộ đến chiến thắng giải phóng Thượng Đức, Phước Long, cục diện

89

chiến trường miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch trong tình hình mới, vạch rõ sự xuất hiện thời cơ và hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 diễn ra với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”, chỉ trong gần hai tháng (55 ngày đêm), với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên (4/3 – 24/3), Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3), và Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4). Ngày 30/4, chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng không điều kiện, Sài Gòn được giải phóng. Ngày 2/5, miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Như vậy, ta đã đập tan bộ máy chính quyền Sài Gòn với hơn 1 triệu quân, chế độ thực dân mới được Mĩ dốc sức xây dựng qua năm đời Tổng thống Mĩ đã sụp đổ hoàn toàn.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi hoàn toàn, đó là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất của ta trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cũng là một trong những thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc

90

KẾT LUẬN

Từ đầu năm 1973 đến đầu năm 1975 là những năm tháng quân và dân ta phải đấu tranh gay go quyết liệt đòi thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, cũng là thời gian ta giành thắng lợi rất quan trọng về mọi mặt. Trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng của Đảng ta giương cao ngọn cờ độc lập, hòa bình, giữ vững Hiệp định, đẩy mạnh đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao trong tình hình mới, chống lại đường lối của đế quốc Mĩ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phá hoại Hiệp định và tiếp tục tiến hành chiến tranh.

Đối với nhân dân ta, Hiệp định Paris về Việt Nam là một thắng lợi rất to lớn; đó là cơ sở chính trị và pháp lý bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, bảo đảm quyền tự quyết thiêng liêng của đồng bào ta ở miền Nam. Hiệp định Pari cung cấp thêm cho nhân dân ta một vũ khí sắc bén để tiếp tục đấu tranh giành những thắng lợi mới nhằm hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam Việt Nam.

Lập trường nguyên tắc, đồng thời là chính sách lớn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng như của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định, đồng thời đấu tranh đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn cũng phải làm như vậy. Chúng ta đã không từ một cố gắng nào để thực hiện một cách đầy đủ phần nghĩa vụ của mình như đã ghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của quân và dân việt nam đòi mỹ, chính quyên sài gòn thi hành hiệp định paris (1973 1975)​ (Trang 90 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)