Kinh Kha từ góc nhìn văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh hùng của trương nghệ mưu từ chất lịch sử, văn học trung hoa đến điện ảnh (Trang 54 - 61)

2.2.2.1. Kinh Kha trong Vịnh Kinh Kha của Đào Uyên Minh

Đào Tiềm vốn tự là Uyên Minh, là một nhà thơ thời Đông Tấn. Sinh ra trong gia đình có truyền thống quan lại, khi còn nhỏ thì ông đã được tiếp xúc và rất yêu thích Nho học. Đào Uyên Minh thông minh, học rộng, có chí lớn nhưng thời thế ông sinh ra là vào thời loạn lạc, chiến tranh liên miên, triều đình mục nát, ông rất muốn ra sức giúp đời nhưng bất lực trước thời cuộc.

Về tình hình thời đại, Đông Tấn đối mặt với rất nhiều vấn đề. Bị Ngũ Hồ (Hung nô – Yết – Tiên ti – Chi - Khương) về phía Đông Nam. Trong nước thì tình hình đói kém, quan lại tham ô thối nát. Thù trong giặc ngoài diễn ra liên miên.

Từ nhỏ đến năm 28 tuổi, Đào Uyên Minh mang trong mình một nhiệt huyết muốn giúp nước cứu đời. Tư tưởng đó thể hiện qua bài Nghĩ Cổ

“Thiếu thời tráng thả lệ Vũ kiếm độc hành du

Thùy ngôn hành du cận? Trương Dịch chí U Châu”

(Tạm dịch: Thời trai trẻ hùng tráng đầy hăng hái, một mình vỗ kiếm đi chơi, ai bảo rằng đi chơi không xa? Từ Trương Dịch cho đến U Châu).

Từ năm 29 đến 40 tuổi, con đường quan lộ giúp dân rất chông gai. Năm 29 tuổi, ông làm chức tế tửu ở Giang Châu, không được bao lâu thì bất mãn bỏ về cày ruộng. Năm 35 tuổi, ông tiếp tục làm một chức quan nhỏ, nhưng làm ngao ngán bỏ chức xin về. Năm 40 tuổi, vì nghèo phải ra làm chức tri huyện Bạch Trạch nhưng do tính tình quá cao khiết, bất khuất, đường công danh của ông chấm dứt từ đây.

Từ năm 41 tuổi đến ngày ông mất, ông hoàn toàn ở ẩn, vui thú điền viên, sống thanh đạm trong cảnh nghèo. Tuy có nhiều lần được Tống Võ Đế mời ra làm quan nhưng ông kiên quyết từ chối vì ảnh hưởng nhiều từ Nho gia (Tôi trunng không thờ hai chủ), người đời kính trọng gọi ông là Tịnh Tiết tiên sinh. Về con đường làm quan, ông tuy nhiều lần ra làm quan nhưng chức vị không đáng kể, thời gian làm quan cũng ngắn ngủi, bấp bênh. Về sự nghiệp văn chương, đây là thời kì ông viết nhiều tác phẩm nhất, Vịnh Kinh Kha cũng ra đời trong thời kì này.

Tuy đã về ở ẩn nhưng cái tráng khí tung hoành ngang dọc ý nguyện giúp đời vẫn luôn cháy trong ông như những câu ở bài Nghĩ Cổ vậy. Đó là lý do ông sáng tác Vịnh Kinh Kha, thông qua hình ảnh thích khách Kinh Kha để nói về hào khí luôn ở trong tim mình.

Yên Đan thiện dưỡng sĩ, Chí tại báo cường Doanh. Chiêu tập bách phu lương, Tuế mộ đắc kinh khanh. Quân tử tử tri kỷ,

Đề kiếm xuất Yên kinh. Tố ký minh quảng mạch, Khảng khái tống ngã hành. Hùng phát chỉ nguy quan, Mãnh khí xung trường anh.

Ẩm tàn Dịch thuỷ thượng, Tứ toạ liệt quần anh. Tiệm Ly kích bi trúc, Tống Y xướng cao thanh. Tiêu tiêu ai phong thệ, Đạm đạm hàn ba sinh. Thương âm cánh lưu thế, Vũ tấu tráng sĩ kinh. Tâm tri khứ bất quy, Thả hữu hậu thế danh. Đăng xa hà thì cố, Phi cái nhập Tần đình. Lăng lệ việt vạn lý, Uy dĩ quá thiên thành. Đồ cùng sự tự chí,

Hào chủ chính chinh dinh. Tích tai kiếm thuật sơ, Kỳ công toại bất thành! Kỳ nhân tuy dĩ một, Thiên tải hữu dư tình.

Vịnh Kinh Kha phần lớn lấy cảm hứng tử Sử ký – Tư Mã Thiên. Thích sát vua Tần là một nhiệm vụ không hề dễ dàng thậm chí là cực kì khó khăn, thế nên thái tử Đan mới “chiêu tập bách phu lương” nhưng trong trăm kẻ sĩ ấy, chỉ có Kinh khanh là thích hợp nhất để thực hiện nhiệm vụ này “Tuế mộ đắc kinh khanh”. Qua các câu thơ đầu, Đào Uyên Minh đã cho thấy tầm quan trọng của Kinh Kha với việc “báo cường Doanh ”. Hàng trăm kẻ sĩ là môn khách của thái tử Đan nhưng cuối cùng chỉ có mỗi Kinh Kha phù hợp nhất. Con người như vậy chắc phải là người có tráng khí, vừa có trí lẫn dũng. Kinh Kha lên đường rời kinh đô nước Yên sang Tần với một tâm thế hiên ngang, ngạo nghễ.

càng và chau chuốt. “Hùng phát chỉ nguy quan, Mãnh khí xung trường anh, Ẩm tàn Dịch thủy thượng, Tứ tọa liệt quần anh.... ”. Khi Kinh Kha ra đi, thái tử Đan và các môn khách đeo khăn trắng đưa Kinh Kha đến dòng Dịch thủy mà đãi tiệc đưa tiễn. Tráng sĩ Kinh Kha kiêu hãnh đứng giữa bốn bề là các nhân sĩ nước Yên. Gió lạnh rùng mình của dòng Dịch thủy cũng không làm Kinh Kha biến sắc. Kinh Kha đầu đội mũ, khăn quàng đen quấn quanh, tóc bay về sau trông thật bệ vệ. Tri kỷ Cao Tiệm Ly nghe tin Kha vượt Dịch thủy vào Tần cũng mang đàn cầm đến tiễn. Sau khi giới thiệu với thái tử Đan. Cả ba cùng cất chén rượu nồng, uống được vài lượt. Tiệm Ly lúc này “kích bi trúc”, đàn lên khúc Dao cầm tống biệt người tri kỉ của mình, vừa bi tráng vừa sầu não. Khúc nhạc bi thương ấy cất lên làm cho khung cảnh xung quanh cũng trở nên ảm đạm “Tiêu tiêu ai phong thệ, Đạm đạm hàn ba sinh., Thương âm cánh lưu thế, Vũ tấu tráng sĩ kinh”. Nghe tiếng đàn, Kinh Kha cũng cất tiếng hát theo điệu biến chủy nghe đến nát cõi lòng “Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” (Gió hiu hắt, chừ, Dịch thủy lạnh ghê! Tráng sĩ ra đi chừ không bao giờ về). Khúc nhạc của Cao Tiệm Ly dành cho Kinh Kha khiến ta liên tưởng đến tích Bá Nha, Tử Kỳ tỏ lòng nhau qua tiếng Dao cầm. Khúc đàn của Bá Nha cũng chỉ vang lên một lần với người tri âm của mình là Tử Kỳ. Giờ đây trên dòng Dịch thủy, một khúc đàn bi tráng khác đang được vang lên, mà rất có thể đây là lần cuối Kinh Kha được nghe khúc Dao cầm này của Tiệm Ly. Tiếng đàn ngậm ngùi, tiếng hát thê lương, khiến cho thái tử Đan và kẻ sĩ đều sụt sùi mà khóc. Kinh Kha ngẩng mặt lên trên mà thở dài “mãnh khí xung trường anh”, hào khí ngất trời. Thái tử Đan chứng kiến cảnh tượng trên, rót thêm chén rượu cúi đầu dâng cho Kinh Kha, chàng nhận lấy chén rượu, uống ực một hơi, ném chén rượu xuống đất, bước nhanh lên xe chạy đi thật nhanh mà không quay đầu lại. Cả đám kẻ sĩ quỳ rợp xuống, nhìn theo chiếc xe ngựa dần khuất xa trong làn bụi. Một cảnh tượng thật bi hùng của Kinh Kha – một kiếm khách đầy vẻ kiêu bạc, hào sảng. Dù lần này thích sát Tần Thủy Hoàng thành hay bại thì “thả hữu hậu thế danh”, tiếng thơm sẽ lưu mãi ngàn đời.

Độc xa phi như bay đến kinh đô nước Tần, tuy vạn dặm đường xa, vượt qua bao khó khăn nhưng mọi việc vẫn rất dễ dàng với Kinh Kha. Mãi cho đến khi gặp

mặt vua Tần, sự biến sắc sợ hãi của Tần Vũ Vương đã làm cho Kinh Kha phân tâm “Hào chủ chính chinh dinh”. Cộng với kiếm thuật của chàng chưa đến cảnh giới cao như Cáp Nhiếp nên sự việc đã thất bại, mọi dự định tan theo mây khói “Kỳ công toại bất thành”. Trong đoạn này, Kinh Kha được Cao Tiềm miêu tả như một con người bình thường, cũng kinh sợ trước hàng trăm quần thần và vua Tần, là một kiếm khách chưa đạt đến tầm thượng thừa. Kinh Kha lúc nãy chỉ hơn người thường ở sự dũng cảm, biết chắc mình sẽ không qua khỏi nhưng vẫn cười khinh. Tuy tráng sĩ Kinh Kha đầy dũng cảm, kiêu hùng, bậc kì nhân của thời đại đã thất bại, mạng vong. Thế nhưng ngàn năm sau mọi người vẫn xót thương “kỳ nhân” ấy! Thương tiếc Kinh Kha để nói đến vận mệnh của mình. Tráng sĩ Kinh Kha một kẻ lang bạt khắp nơi, thất chí, lỡ vận trong thế cuộc đương thời. Nhưng dù sao đi nữa Kinh Kha cũng đã lưu danh ngàn đời. Đào Tiềm cũng là một con người lỡ vận trong thời thế loạn lạc. Tráng chí hừng hực nhưng vòng quay thời cuộc, chính trị đã làm con người ấy chán chường. Tiếc thương cho Kinh Kha phải chăng cũng là tiếc thương cho chính số phận của mình?

Hình tượng Kinh Kha được thể hiện trong Vịnh Kinh Kha của Đào Uyên Minh như là một bậc kỳ nhân, vạn người có một. Tuy là người chưa đạt đến cảnh giới tối cao kiếm thuật nhưng Kinh Kha là người có tấm lòng dũng cảm hơn người, tấm lòng quý mến tri kỷ thì càng cao quý hơn. Chàng còn là một con người ngạo nghễ, một bậc kiếm khách kiêu hùng dù sa cơ, lỡ vận với thời cuộc nhưng sử sách vẫn mãi lưu danh. Bài thơ phần nào thể hiện sự đồng cảm của Đào Tiềm với Kinh Kha cùng với sự ngưỡng mộ với lòng cam đảm và hào hiệp của vị tráng sĩ ấy.

Đào Tiềm có rất ít tri kỷ, khi ông ở ẩn, vui thú điền viên thì đóa cúc cành đào chính là tri kỷ của ông, thế nên trong bài Ẩm tửu 5 mới có câu: “Thái cúc Đông ly hạ, du nhiên kiến Nam Sơn (Rào Đông hái cúc chiều nay/xa xa trông thấy núi Nam trước nhà)”. Cả Đào Tiềm và Kinh Kha đều có những thú vui chung là cầm và tửu. Nếu Kinh Kha ngày ngày uống rượu, nghe đàn, ca hát cùng Cao Tiệm Ly giữa chốn đông người thì Đào Tiềm làm hẳn mười hai bài thơ về “ẩm tửu”. Có lần bạn ông nấu rượu, ông lấy khăn trên đầu đang đội để lọc rượu, xong lại quấn lên đầu (Lâm Ngữ Đường,1937, tr 85) . Ngoài ra Đào Tiềm còn có một cây đàn cầm đứt hết dây,

trong tiệc rượu hoặc lúc nào cao hứng, ông ôm cây đàn không dây đó mà vỗ vỗ, vuốt ve, và nói: “Hiểu thú chơi đàn thì cần gì phải khó nhọc gẩy lên thành tiếng?”

(Lâm Ngữ Đường, 1937, tr 84). Có lẽ vì cùng chúng thú vui và mến mộ tấm lòng Kinh Kha, mà kẻ hậu bối sau 500 năm như Đào Tiềm muốn kết giao tri kỷ.

2.2.2.2. Hình tượng Kinh Kha trong Dịch thủy tống biệt của Lạc Tân Vương

Lịch sử Đường thi kéo dài gần 300 năm (618 - 907) từ Sơ Đường đến Vãn Đường. Tuy không phải là giai đoạn xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như thời Thịnh Đường, nhưng thời Sơ Đường cũng có các nhà thơ nổi tiếng không kém và đặt được nền móng cơ bản nhất cho sự phát triển của Đường thi. Lạc Tân Vương cùng ba nhà thơ khác là: Lư Chiếu Tân, Dương Quỳnh và Vương Bột được người đời xếp vào bậc tứ kiệt của thời Sơ Đường.

Lạc Tân Vương quê ở Chiết Giang. Từ nhỏ đã tỏ ra có tài năng với thơ ca, truyền rằng ông biết làm thơ từ năm 5 tuổi. Khi lớn lên, Lạc Tân Vương giữ chức Thị Ngự Sử ở Tràng An dưới thời Đường Cao Tông. Do bất mãn với sự chuyên quyền của Võ Tắc Thiên nên ông đã ủng hộ Từ Kinh Nghiệp chống lại Võ hậu.

“Dưới ngòi bút của Lạc Tân Vương, Võ Tắc Thiên là loại người chẳng ra gì, bản tính bất lương (không hòa thuận), xuất thân ti tiện (thực chất là hàn vi), che giấu lịch sử (giấu việc vụng trộm trước tiên đế), trà trộn vào cung Cao Tông (mưu toan thành người được o bế ở hậu phòng)...Từ Kính Nghiệp là “cựu thần hoàng Đường, con trưởng công hầu”, đã “thờ tiên quân để thành nghiệp”, lại “nhận hậu ân của triều đình”, thật là thuận theo ý trời, hợp ý thiên hạ” (Dịch Trung Thiên, 2006, tr 92), bằng những tác phẩm Từ Vị Từ Kính Nghiệp thảo Vũ Chiếu hịch, Lạc Tân Vương tố cáo sự tàn ác, vô nhân, trái ý trời của triều đình Vũ – Hậu, hạ thấp uy tín của Võ Tắc Thiên với thiên hạ, đồng thời đề cao Từ Kính Nghiệp để tranh thủ sự ủng hộ từ mọi phía trong phong trào phục Đường. Nhưng không lâu sau đó, phòng trào nổi dậy của Từ Kính Nghiệp thất bại. Lạc Tân Vương bị bắt giam vào ngục tối, tại đây với hồn thơ của mình, ông đã sáng tác Tại ngục vịnh thiền mượn hình ảnh con ve sầu để thể hiện khao khát tự do và ngẫm thương thân phận với nỗi oan bị giam cầm, khi nào mới có thể được rửa sạch “Vô nhân tính cao khiết, Thùy vị biểu dư tâm” (Tại ngục vịnh thiền). Thơ của Lạc Tân Vương thường đưa ra những ý kiến

để lên án, phê bình tình trạng bất công của xã hội, ông luôn luôn muốn đất nước phát triển, nhân dân sống trong cảnh no đủ.

Lạc Tân Vương được thả tự do sau khi bị tống giam hơn 1 năm. Năm 679, ông làm một chức quan nhỏ trong quân đội Đại Đường, mang một quyết tâm lớn để báo quốc. Cũng trong năm này, ông có dịp tiễn bạn trên bờ sông Dịch. Tức cảnh sinh tình, Lạc Tân Vương đã sáng tác Dịch thủy tống biệt vừa để tiễn bạn vừa thể hiện chí khí của một vị quan yêu nước, thương dân.

Chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, hình tượng kiếm khách Kinh Kha cũng như quan điểm của Lạc Tân Vương đã được thể hiện một cách khéo léo nhưng đầy sâu sắc.

Thử địa biệt Yên Đan, Tráng sĩ phát xung quan. Tích thời nhân sĩ một, Kim nhật thủy do hàn.

(Dịch thủy tống biệt)

Khi thể hiện hình tượng kiếm khách Kinh Kha thời Chiến Quốc, ta thấy cả Tư Mã Thiên, Đào Tiềm và Lạc Tân Vương có điểm chung là tập trung vào khai thác cảnh tiễn biệt đưa Kinh Kha sang tần trên dòng Dịch thủy. Đó là lúc Kinh Kha thể hiện hết tất cả cái uy dũng, ngạo nghễ của một kiếm khách đích thực. Hình ảnh “tráng sĩ phát xung quan” không khác gì “Hùng phát chỉ nguy quan” của Vịnh Kinh Kha. Tráng sĩ khảng khái đứng trước dòng sông Dịch mênh mông, hình ảnh đối lập giữa một bên là cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, bao la và một bên là chàng kiếm khách đang mang lòng quyết tâm trước khi lên đường, con người ấy không hề nhỏ bé trước thiên nhiên, trước hàng trăm kẻ sĩ khác của nước Yên. Hào khí của Kinh Kha trong Dịch thủy tống biệt vẫn cháy ngút trời. Từ câu hát của Kinh Kha khi họa Dao cầm với Cao Tiệm Ly “Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” như lời khẳng định, đã ra đi không nghĩ đến ngày về, ngọn gió hơi lạnh của Dịch thủy không làm nhụt chí mà ngược lại nó còn khẳng định tâm thế đón nhận tất cả, làm tăng sự kiêu bạc của tráng sĩ Kinh Kha, để rồi 900 năm sau, Lạc Tân Vương đã viết ra “tích thời nhân sĩ một, Kim nhật thủy do hàn”. Bài thơ vừa tả thực về sự bồi hồi, xúc động khi tiễn bạn, không biết khi nào sẽ có

dịp gặp lại nhau. Vừa như nhắc lại một cảnh tượng bi tráng đã từng diễn ra tại đây trong thời Chiến Quốc. Đứng trước dòng Dịch thủy, Lạc Tân Vương hồi tưởng lại hình ảnh Kinh Kha với một sự ngưỡng mộ bao trùm. Đối tới Lạc Tân Vương nói riêng và các nhà thơ Đường nói chung, quá khứ mới có thể tạo nên những anh hùng hào kiệt, chỉ có quá khứ là tốt đẹp, vàng son, họ xem quá khứ là những giá trị lớn mà mãi sẽ không vượt qua được. Với Lạc Tân Vương, thời hiện tại thật khó tìm được một tráng sĩ anh hùng như Kinh Kha, một người dẫu biết mình bất phục hoàn

nhưng không hề sợ hãi thậm chí ngọn lửa quyết tâm càng được gió sông Dịch thủy thổi bùng lên hơn nữa, Dịch thủy hàn với Kinh Kha như một “liều thuốc” thúc đẩy, còn chữ hàn trong câu Kim nhật thủy do hàn của Lạc Tân Vương là lạnh từ ngoại cảnh đến tâm trí, cái lạnh của sự tiếc thương, sự hồi tưởng, là ngưỡng mộ đến rợn người., hàn còn có nghĩa là sợ hãi. Lạc Tân Vương là con người hết lòng vì muôn dân Đại Đường, tuy cuộc sống cuối đời ông phải lẫn trốn rồi xuất gia để tránh tai mặt của Võ Hậu nhưng trong lòng ông luôn đau đáu chuyện nước, chuyện dân.

Có thể dễ dàng nhận thấy điểm chung của Tư Mã Thiên, Đào Tiềm và Lạc Tân Vương đều là những vị quan có tài, có đức nhưng thất thế giữa thời cuộc, họ luôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh hùng của trương nghệ mưu từ chất lịch sử, văn học trung hoa đến điện ảnh (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)