Nhân vật Vô danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh hùng của trương nghệ mưu từ chất lịch sử, văn học trung hoa đến điện ảnh (Trang 80 - 84)

Bộ phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu là một đại diện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật biểu hiện của mỹ học Trung Quốc. Phong cách hiện thực của mỹ học phương Tây thiên về nhấn mạnh ẩn ý phía sau mỗi tác phẩm còn mỹ học trong điện ảnh Trung Quốc thì lựa chọn các hình ảnh trừu tượng và để lại một không gian mở cho người xem tự đánh giá chủ để được ẩn ý trong đó. Trong các bộ phim của Trương Nghệ Mưu, dễ dàng nhận thấy các yếu tố nghệ thuật được tái tạo dưới góc nhìn của mỹ học truyền thống Trung Hoa. Việc sử dụng nghệ thuật tạo hình thông qua các ngôn ngữ: biểu tượng, sắc màu, hình ảnh..vốn là đặc trưng của ông. Trương Nghệ Mưu là bậc thầy trong việc sử dụng hình ảnh để xây dựng hình tượng nhân vật và đẩy cốt truyện đi theo ý muốn của mình thay vì sử dụng câu thoại như nhiều đạo diễn khác. Anh hùng chính là một ví dụ điển hình. Bộ phim dựa trên câu chuyện lịch sử về một kiếm khách có tên Kinh Kha thực hiện vụ ám sát nhằm vào Tần Thủy Hoàng được nhắc đến trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, kết quả dù Kinh Kha không thích sát được Tần Thủy Hoàng nhưng tiếng thơm về một tráng sĩ oai hùng vẫn lưu mãi về sau. Cũng như đa số các tác phẩm điện ảnh cải biên khác của mình, Trương Nghệ Mưu luôn có những sáng tạo riêng để phục vụ cho chủ đề của phim, lần này với Anh hùng, ông đã đổi tên tất cả các nhân vật ngoại trừ Tần Thủy Hoàng khiến cho câu chuyện không bị bó hẹp trong không gian lịch sử của thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên nữa.

Bộ phim bắt đầu khi Vô Danh được triệu hồi vào Hoàng cung nhà Tần để nhận phần thưởng vì được cho là đã giết chết ba sát thủ là Trường Không, Tàn Kiếm và Phi Tuyết – những sát thủ đã làm Tần Thủy Hoàng mất ăn mất ngủ. Câu chuyện tiếp tục với việc hồi tưởng của Vô Danh về lý do anh giết được ba sát thủ. Cuối cùng hóa ra Vô Danh đã bịa đặt câu chuyện để có thể tiếp cận Tần Thủy

Hoàng trong 10 bước và dễ dàng ra tay giết vua. Nhưng Tần Thủy Hoàng đã phát hiện ra câu chuyện giả dối của Vô Danh. Không những không tức giận vì bị vạch trần, ngược lại Vô Danh bị ấn tượng bởi sự thông minh và sắc sảo của vua Tần. Anh ta đã thú nhận toàn bộ sự thật khiến Tần Thủy Hoàng ngạc nhiên: một trong ba kẻ thù không đội trời chung là Tàn Kiếm lại ra sức ngăn chặn Vô Danh ám sát Tần Vương với lý do ông có thể thống nhất Trung Quốc và kết thúc chiến tranh. Tần Thủy Hoàng đã vô cùng cảm động khi nhận ra chính kẻ từng ám sát mình lại là người duy nhất hiểu mình. Vô Danh lao đến giả vờ dùng báng kiếm đâm phía sau. Sau đó nhấn mạnh lại nguyện vọng của cả Tàn Kiếm và chính Vô Danh vì một thiên hạ thái bình. Vô Danh sau đó bị xử tử bằng vạn tiễn bắn vào người, còn Tàn Kiếm và Phi Tuyết cũng đã chết bên nhau. Tần Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ và trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau đó ông ra lệnh xây Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ đất nước không bị các bộ tộc phương Bắc quẩy phá. Vô Danh chính là một trong các nhân vật giữ vai trò chính trong việc truyền tài chủ đề của bộ phim.

“Tôi mồ côi từ khi còn bé, do đó không có tên tuổi nên tôi được đặt tên là Vô Danh. Chính vì không có thân phận nên tôi học kiếm thuật”. Vô Danh là người có võ công cao cường, nhưng đặc biệt nhất là tuyệt chiêu mười bước chắc chắn sẽ giết được người, đồng thời Vô Danh thực chất là người nước Triệu, cả gia đình bị quân Tần giết hết. Khi xây dựng hình tượng của Vô Danh, Trương Nghệ Mưu không chỉ dựa vào khuôn mẫu của kiếm khách kiêu bạc Kinh Kha mà còn tiếp thu tinh hoa trong bài “Hiệp khách hành” của thi tiên Lý Bạch nữa.

“Triệu khách mạn hồ anh Khách nước Triệu phất phơ giải mũ Ngô câu sương tuyết minh Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương Ngân an chiếu bạch mã Long lanh yên bạc lên đường

Táp đạp như lưu tinh Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay Thập bộ sát nhất nhân Trong mười bước giết người bén nhạy Thiên lý lưu bất hành Nghìn dặm xa vẫy vùng mà chi

Sự liễu phất y khứ Việc xong, rũ áo ra đi

Thâm tàng thân dữ danh” Xóa nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm. (Hiệp khách hành – Lý Bạch)

Trương Nghệ Mưu đã xây dựng hình tượng một kiếm khách thật đẹp. Vô Danh là đại diện điển hình cho tinh thần hiệp khách giang hồ của Trung Quốc. Một con người hết sức bình thường, không tên không tuổi, không cần địa vị chức tước, không khoe khoang võ công tài giỏi. Khi gặp chuyện bất bình thì sẽ hành hiệp trượng nghĩa, đem tinh thần quảng đại ra giúp đời bất kể là việc lớn tày trời, kinh thiên động địa họ cũng không từ nan. Sau khi xong việc là trở về chốn cũ với cuộc sống thanh đạm không màng danh lợi. Cũng là một kiếm sĩ, Lý Bạch là người hiểu rõ nhất về tinh thần này. Hình tượng hiệp khách lại đến tay Trương Nghệ Mưu, một người luôn muốn đưa tinh hoa đất trời của Trung Hoa ra tầm thế giới, ông đã thêm thắt vào một số chi tiết (phần lớn là các câu chuyện bằng hình ảnh) để làm sáng rõ hơn tinh thần ấy, khiến Vô Danh gần gũi hơn, không nằm trong khuôn mẫu, vị hiệp khách ấy cũng có những cảm xúc bình thường, cũng có thể bịa đặt câu chuyện để được tiếp cận đối tượng. Có lẽ hình tượng Vô Danh ra đời từ đây.

Hình tượng Vô Danh trong Anh hùng, ngoài những lời đối thoại thì còn được khắc họa thông qua hình ảnh. Đầu tiên là trang phục của Vô Danh, nó cũng mang một màu đen giống như trang phục của binh lính, quan lại và cả vua Tần. Điều này trái với tưởng tượng của người xem về hình ảnh một hiệp khách tự do với một bộ trang phục rực rỡ bay trong gió. Màu đen ở đây thể hiện cho sự quyền lực. Trong những sử biên niên cổ đại có kể rằng vào ngày lập đông, mọi quan chức đều mặc màu đen và đi ra vùng ngoại ô phía Bắc để đón hơi thở của mùa Đông, và cũng trong khi đó, theo tôn pháp Nhất Thanh, đấy là màu của Trời (Kim Hải, 2008). Điều này cho thấy thân phận của Vô Danh – là một đình trưởng của Đại Tần, một mắt xích trong bộ máy chính quyền nước Tần, vì bất mãn nên đã kháng cự bằng cách nổi dậy đấu tranh. Chỉ với một màu sắc, Trương Nghệ Mưu tạo mối liên hệ ngỡ như không có điểm chung giữa tinh thần hiệp khách Trung Hoa và hệ thống chính quyền đại diện ở đây là nhà nước thời Tần.

Câu chuyện hồi tưởng đầu tiên khi Vô Danh cố gắng thuyết phục vua Tần về việc mình đã hạ sát 3 sát thủ cũng phần nào nói lên được tính cách của Vô Danh. Đây là một câu chuyện chìm trong thế giới của sắc đỏ. Mọi trang phục là màu đỏ, ngay cả khung hình cũng được dệt lên bằng bảng màu đỏ. Với tất cả những cảnh

hành động võ thuật của các nhân vật: từ Phi Tuyết, Như Nguyệt đến Vô Danh. Màu đỏ đều phục vụ rất tốt để làm nổi bật tinh thần chiến đấu, sự bạo lực và đẫm máu của câu chuyện. Đặc biệt những ngọn nến màu cam vẫn thấp thoáng xuất hiện trong cả bộ phim, đặc biệt là trong phần hồi tưởng đầu tiên của sắc đỏ, làm liên tưởng đây là một câu chuyện không có thật, chỉ là bịa đặt của Vô Danh. Vì những ngọn nến màu cam tuy lung linh nhưng không ổn định, có thể vụt tắt bất kì lúc nào.

Vô Danh mang đến sự pha trộn của sự u uất, bạo lực nhưng đầy kiên cường, thanh khiết trong nội tâm. Anh ta mang trong mình rất nhiều phẩm chất của một anh hùng, nhưng dường như là chưa đủ khi trong Vô Danh bị chi phối bởi sự mâu thuẫn trong quyết định của mình khi đứng trước vua Tần, một là giết hai là bị giết. Để rồi anh cũng như Tàn Kiếm, quyết định không ám sát Doanh Chính mà thay vào đó là đặt trọn niềm tin vào ông, hy vọng vào một thiên hạ thái bình. Cái chết là điều tất yếu xảy ra đối với Vô Danh như kết cục của Kinh Kha trong lịch sử. Nhưng ngay giây phút Vô Danh bị hàng vạn mũi tên xuyên qua người thì liệu nhân vật được người xem đồng cảm, thương xót là ai? Có phải là Vô Danh – người đại diện cho sự khát khao tìm thấy con người cá nhân, đứng lên để đấu tranh trả thù cho gia đình, bạn bè bị quân Tần sát hại, người mang trong mình cốt cách của Kinh Kha, nhân vật được xây dụng là một sát thủ dũng cảm, của trí dũng song toàn từ Sử ký của Tư Mã Thiên đến gần đây nhất là Kinh Kha thích Tần Vương của Trần Khải Ca. Hay xót thương cho sự chia ly của vợ chồng Tàn Kiếm và Phi Tuyết? Khác với Kinh Kha thích Tần Vương (1998) của Trần Khải Ca, Anh hùng khiến cho người xem có cảm giác Tần Thủy Hoàng mới là kẻ đáng thương nhất. Tần Thủy Hoàng tuy là người đầy tham vọng, có bản lĩnh nhất thống được Thiên hạ nhưng có được một người tri kỉ hiểu được lòng mình thì lại quá xa vời. Lúc tìm được tri kỉ thì trớ trêu thay họ lại là kẻ thù của ông. Sau đó, Tần Thủy Hoàng phải chịu áp lực khủng khiếp trước lựa chọn giữa tri kỉ và thiên hạ, còn gì đáng thương hơn sự lựa chọn đó!

Vô Danh được miêu trả như người anh hùng của nước Tần. Lần đầu là khi anh ta đoạt được vũ khí và hạ sát của 3 sát thủ của nước Triệu - những con người đã làm Tần vương mất ăn mất ngủ suốt mấy năm trời. Lần thứ hai là khi Tần vương ra lệnh an táng Vô Danh như một người hùng. Với những chi tiết trên thì liệu Vô

Danh có phải là người hùng được Trương Nghệ Mưu nhắc đến? Hay anh hùng là một ai khác?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh hùng của trương nghệ mưu từ chất lịch sử, văn học trung hoa đến điện ảnh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)