Góc nhìn về Thiên hạ trong phim Anh hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh hùng của trương nghệ mưu từ chất lịch sử, văn học trung hoa đến điện ảnh (Trang 92)

Thông qua hệ thống ngôn ngữ biểu tượng trong Anh hùng, Trương Nghệ Mưu đã đưa ra góc nhìn của mình về Thiên hạ thông qua hình tượng của Tần Thủy

Hoàng và các sát thủ như: Vô Danh, Tàn Kiếm. Những sát thủ ban đầu có âm mưu giết Tần Thủy Hoàng được miêu tả như những người chưa hiểu được lý tưởng lớn của vua Tần. Một trong những ngụ ý song song với việc các Chư hầu liên tục đánh nhau, cạnh tranh với hoàng đế chỉ để giành những lợi ích cá nhân nhỏ nhoi, không có khái niệm gì về một Trung Hoa đại đồng, một Thiên hạ thống nhất. Điều này cũng đã từng có trong các giai đoạn suy tàn của thời Hán, thời Tấn...Tàn Kiếm – người được Trương Nghệ Mưu miêu tả là một kiếm khách siêu việt, có tài năng về thư pháp và thấu hiểu được tinh thần của Doanh Chính thông qua kiếm ý. Để thống nhất thiên hạ, lặp lại thái bình thì sự hy sinh là điều hiển nhiên, thậm chí hy sinh cả một nước Triệu hay nước Yên mà đổi lại nhất thống Thiên hạ dưới bầu trời Trung Hoa, thì sự hy sinh đó cũng đáng. Suy nghĩ đó cũng biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Vô Danh, Tàn Kiếm được xây dựng là những đối thủ xứng đáng với vua Tần, sau đó bị “thuần hóa” để thấy được chân lý bằng hành động khao khát nhất thống thiên hạ của Tần Thủy Hoàng, hoặc thông qua “sự tuyên truyền”: chính Tàn Kiếm là người đã thuyết phục Vô Danh không giết Tần Thủy Hoàng bằng hai chữ Thiên hạ viết lên cát. Khi Vô Danh nhận ra lý tưởng Thiên hạ là cao nhất, anh ta chấp nhận hy sinh vì lợi ích của một quốc gia vĩ đại, vì thái bình của một Thiên hạ nhất thống. Tư tưởng của Tần Thủy Hoàng cũng chính là đại diện cho tư tưởng giai cấp lãnh đạo xuyên suốt các triều đại của Trung Quốc từ trung đại đến hiện đại. Hành động gượng ép, giằng xé khi quyết định xử tử Vô Danh như muốn nói lên sự đau khổ, đấu tranh gay gắt của giai cấp lãnh đạo khi chọn một trong hai: hoặc là hy sinh một số thành phần cá nhân đi sai đường để làm gương sau đó có thể thống nhất Thiên hạ hoặc là nhân nhượng để rồi phá hỏng lý tưởng bá nghiệp nhất thống ấy. Điều này khiến ta liên tưởng đến Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989).

Từ cách xây dựng hình tượng các nhân vật, kết cấu của Anh hùng, có thể thấy được góc nhìn của Trương Nghệ Mưu với Thiên hạ. Văn hóa Trung Quốc về Thiên hạ đã kéo dài hơn 2000 năm, để phục dựng lại được khái niệm Thiên hạ như thời Hán, hay thời Tống thì đòi hỏi chủ nghĩa dân tộc tuyệt đối.

3.3.Văn hóa Trung Hoa từ ngôn ngữ - hình tượng điện ảnh của Anh hùng 3.3.1. Tự sự điện ảnh trong Anh hùng

Tự sự là một phương thức trình bày chuỗi sự việc nối tiếp nhau để thể hiện một câu chuyện có nghĩa. Hay theo Genette: “Tự sự là trình bày một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự.” (Gennette, 2010). Theo giáo sử Trần Đình Sử, văn bản tự sự có 3 đặc điểm chính là người kể, hành động tự sự và sự kiện được kể ra. Như vậy nếu không có các sự kiện, cốt truyện thì tác phẩm tự sự không có giá trị. Tự sự trong điện ảnh cũng tương tự như trong một tác phẩm văn học, nó thể hiện một trật tự sắp xếp có đầu cuối. Bất kì loại tự sự điện ảnh nào cũng có thể có cả thời gian sự kiện và thời gian trần thuận. Những sự kiện trong điện ảnh cho dù có cải biên từ một câu chuyện có thật thì những sự kiện trong tác phẩm đó cũng được “hư cấu hóa” vì đặc điểm chính của tự sự chính là kết hợp giữa yếu tố thực và ảo. Sự kiện chính là cốt lõi của tự sự, một tác phẩm tự sự điện ảnh sẽ là sự kết hợp của các chuỗi sự kiện lại với nhau. Phương thức biểu đạt đó chính là trần thuật. Trần thuật trong điện ảnh gồm có: cách xây dựng bối cảnh, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, kết cấu, màu sắc...

Điện ảnh cũng giống như kịch hay múa đều có ưu thế về việc chiếm lĩnh không gian hơn văn học. Do tính đơn tuyến của ngôn ngữ nên các tác giả văn học không thể đồng thời vừa miêu tả hành động của nhân vật vừa miêu tả không gian mà hành động ấy phát sinh nhưng đây lại là ưu thế của điện ảnh. Với đặc trưng chất liệu là hình ảnh và âm thanh tác động trực tiếp lên thị giác và thính giác của người xem do đó điện ảnh dù thể hiện vật thể nhỏ đến mức nào thì nó cũng phải thuộc một không gian xác định. Không gian điện ảnh thực chất là một chuỗi những hình ảnh kết nối với nhau theo ý đồ của đạo diễn và quay phim. Cũng giống như việc văn học dùng ngôn từ để diễn tả nhân vật, thì điện ảnh trần thuật bằng cách sử dụng cách không gian kết nối với nhau.

Một số ví dụ về cốt truyện và xây dựng hình tượng nhân vật. Có nhiều loại cốt truyện khác nhau. Backstory (tiền truyện): những câu chuyện đã xảy ra. Dùng chủ yếu để giải thích cho những vấn đề còn bỏ ngỏ, giúp người xem dễ hiểu hơn.

Chekhov’s gun (khẩu súng của Chekhov’s) dựa vào một lời khuyên của nhà văn Chekhov, diễn tả những chi tiết xuất hiện trong phim trước sau cũng phải thể hiện được vai trò của nó với cốt truyện, nếu không thì không nên có, tránh gây loãng phim. Plot twist nói về cốt truyện có những thay đổi khiến người xem không thể ngờ tới, tạo sự thích thú, ngạc nhiên và các thông điệp ngầm cho phim. Flashback (hồi tưởng) là cảnh xen kẽ để đưa câu chuyện ngược thời gian từ điểm hiện tại của diễn biến phim, mục đích là kể thêm các chi tiết cho cốt truyện phim. Flashback dùng để mô tả trải nghiệm chủ quan của một nhân vật nhất định bằng cách thể hiện ký ức về một sự kiện trước đó...

Nhân vật (tính cách nhân vật) thể hiện hình tượng nhân vật trong phim chủ yếu thông qua hành động, đối thoại và dựa trên các nhân vật xung quanh. Kiểu nhân vật Harmatia (lỗ hỏng bi kịch) một nhân vật được xây dựng ban đầu là một anh hùng, mạnh mẽ nhưng dần về cuối phim nhân vật bộc lộ vẻ yếu đuối, bi thảm. Pathetic Pallacy (nhân cách hóa các nhân vật vô tri) dùng để phản ánh tâm trạng nhân vật chính trong qua sự xuất hiện của các nhân vật vô tri như: thanh gươm, trái cây, ngọn nến....

Những kỹ xảo điện ảnh nói chung và cấu trúc tự sự điện ảnh nói riêng đều được thể hiện trong bộ phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu. Đây không phải là một bộ phim võ hiệp thông thường, sản xuất chỉ để đáp ứng tính giải trí của khán giả mà sâu bên trong những kỹ xảo điện ảnh ấy, là cả một thông điệp lớn mà Trương Nghệ Mưu muốn mang lại cho khán giả toàn cầu.

Anh hùng sử dụng cách trần thuật Flashback (hồi tưởng). Bộ phim bắt đầu ở hiện tại (một hiện tại của hơn 2200 năm về trước). Sau đó Vô Danh đã bắt đầu kể câu chuyện của mình, thời gian kể chuyện được tua lại về quá khứ. Nhưng Vô Danh không phải là người kể chuyện đáng tin cậy. Sau đó Tần Thủy Hoàng tự mình kể lại câu chuyện mà ông cho là đúng. Cuối cùng Vô Danh thừa nhận và hồi tưởng lại một lần nữa diễn biến thật sự của câu chuyện. Với cách trần thuật này, người xem đã trải nghiệm qua ba lần hồi tưởng khác nhau với kết quả mỗi lần lại khác nhau. Đến cuối phim, câu chuyện lại trở lại với hiện tại, các sự kiện được diễn ra song song: câu

chuyện giữa Vô Danh và Tần Thủy Hoảng tại cung điện nhà Tần và câu chuyện Tàn Kiếm cùng Phi Tuyết ở sa mạc.

Kiểu cấu trúc tự sự này mặc dù nó không bình thường nhưng rất phù hợp với bối cảnh của phim (Trung Hoa thời Chiến Quốc), một xã hội Trung Quốc cổ đại, nơi không có máy quay hoặc máy ghi âm, không có bằng chứng gì xác minh những chuyện vừa xảy ra. Đó là một phần của văn hóa truyền miệng, câu chuyện nếu được kể ra từ người nào thì nó chịu ảnh hưởng từ suy nghĩ chủ quan, trí nhớ và tâm lý của người đó. Một trong những bộ phim nổi tiếng nhất từng sử dụng cấu trúc tương tự là La Sinh môn (Rashomon) – một bộ phim mà Trương Nghệ Mưu cũng từng thừa nhận là có ảnh hưởng đến Anh hùng. La Sinh môn lấy bối cảnh Nhật Bản thế kỉ 12, nơi một người đàn ông bị sát hại còn vợ ông ta thì bị hãm hiếp. Chuyện kể của tên bị cáo, người vợ và hồn của Samurai đều khác nhau. Bộ phim đặt ra câu hỏi, đâu là sự thật của câu chuyện? Anh Hùng cũng đưa ra ba câu chuyện khác nhau bằng hồi tưởng được mã hóa bằng các màu khác nhau: màu đỏ, màu xanh và màu trắng và màu đen dùng để đóng khung các câu chuyện. Câu chuyện về Anh hùng gồm 5 phần chính

Phần 1: Vô Danh đến diện kiến Tần Thủy Hoàng (16 phút): Vô Danh được mời đến hoàng cung nhà Tần với tư cách là người hùng sau khi anh ta có bằng chứng rằng mình đã giết ba sát thủ nước Triệu. Thường thì tất cả mọi người sẽ phải đứng cách xa vua Tần 100 bước, nhưng vì lập được đại công nên Vô Danh đã được tiến tới chỉ còn cách hoàng đế 20 bước. Sau đó, Vô Danh bắt đầu kể câu chuyện của mình, anh ta đánh bại và giết Trường Không như một bàn đạp để tiếp cận Tàn Kiếm cùng Phi Tuyết. Vua Tần nghe xong đã cho Vô Danh tiến lại gần mình 10 bước.

Phần 2: Câu chuyện về mối tình Tàn Kiếm và Phi Tuyết qua hồi tưởng đầu tiên của Vô Danh (25 phút): Vô Danh tiếp cận Tàn Kiếm từ học viện thư pháp của nước Triệu và yêu cầu hướng dẫn cách viết chữ Kiếm. Khi nghe câu chuyện về chữ Kiếm có đa dạng cách viết (19 cách), vua Tần đã ngắt lời Vô Danh và tuyên bố một ngày nào đó ông sẽ thống nhất Trung Quốc và thiết lập cho chữ viết một cách duy nhất để tránh sự nhầm lẫn và phức tạp đồng thời thể hiện tham vọng bá chủ thiên hạ của mình. Sau đó, Vô Danh tiếp tục câu chuyện của mình. Vô Danh đã hỗ trợ Tàn

Kiếm cùng Phi Tuyết an toàn khỏi mưa tên của nhà Tần. Anh bắt đầu thông báo cái chết của Trường Không cùng ước nguyện sau khi chết cho Tàn Kiếm và Phi Tuyết. Cả hai đã ghen tuông lẫn nhau dẫn đến cái chết của Tàn Kiếm và đệ tử Như Nguyệt. Cuối cùng, Phi Tuyết cũng bị Vô Danh giết và kết quả là ba sát thủ nước Triệu đã thất bại dưới kiếm của Vô Danh.

Phần 3: Câu chuyện theo suy nghĩ của vua Tần: (16 phút): Vua Tần nghi ngờ về sự chính xác trong câu chuyện mà Vô Danh đã kể cho mình. Tần Thủy Hoàng kể câu chuyện theo suy đoán của mình. Phi Tuyết là người hy sinh để Vô Danh giết, sau đó đoạt 2 thanh kiếm. Cả Vô Danh và Tàn Kiếm lại đánh với nhau để thể hiện niềm thương tiếc với Phi Tuyết. Kết quả của câu chuyện là Trường Không và Phi Tuyết đã chết.

Phần 4: Vô Danh hồi tưởng một câu chuyện khác (19 phút): Vô Danh đã thừa nhận rằng câu chuyện của vua Tần đúng một phần, Vô Danh tiếp tục kể câu chuyện của mình. Anh ta đã luyện một kỹ năng thượng thừa đó là việc có thể quyết định sống chết của một người trong khoảng cách 10 bước chân. Anh đã thỏa thuận làm bị thương Trường Không và lấy đi vũ khí. Vô Danh sau đó tìm gặp Tàn Kiếm và Phi Tuyết để mượn vũ khí hoàn thành nhiệm vụ, nghe tin đó Tàn Kiếm liên tục ngăn cản Vô Danh giết vua Tần, còn Phi Tuyết thì ngược lại. Lồng trong câu chuyện của Vô Danh là câu chuyện 3 năm về trước, trong 1 lần vào cung hành thích Tần Thủy Hoàng, Tàn Kiếm thông qua kiếm ý từ trận đấu sinh tử với Tần Thủy Hoàng, đã nhận ra được tham vọng thống nhất Thiên hạ, kết thúc chiến tranh nên đã tha chết cho Tần vương. Vô Danh yêu cầu một lời giải thích, Tàn Kiếm chỉ viết hai chữ Thiên Hạ xuống đất rồi để lại vũ khí, bỏ đi. Với câu chuyện này cả ba sát thủ đều còn sống.

Phần cuối: Sự từ chối (17 phút): Vô Danh đã khẳng định, anh đồng ý với Tàn Kiếm rằng không nên giết vua Tần. Sau đó anh bỏ đi, một câu chuyện song song khác diễn ra. Người đưa tin báo Vô Danh đã không giết vua Tần, vì cho rằng Tàn Kiếm đã tác động đến việc này nên Phi Tuyết đã vô tình giết chết Tàn Kiếm. Sau đó cô cũng tự tử. Trở lại với hoàng cung nhà Tần. Quan quân triều đình nhà Tần hô vang: giết giết!!! Để tác động lên quyết định của Tần Thủy Hoàng, ông không còn

cách nào khác phải tuyên bố xử tử Vô Danh, sau đó mang chôn với thân phận của một anh hùng. Kết cục chỉ có Trường Không còn sống và gác kiếm. Nước Trung Quốc được thống nhất thành duy nhất một thiên hạ.

Bộ phim bằng đầu bằng bối cảnh hơn 2200 năm trước, một giai đoạn mà dân chúng đang lầm than trong cảnh chiến tranh giết chốc. Những hình ảnh đầu tiên xuất hiện là cảnh Vô Danh trên đường được đưa vào hoàng cung diện kiến vua Tần. Cảnh vó ngựa với các binh sĩ đại Tần mang giáp đen và đầu mang mũ. Ngay từ đầu phim người xem đã cảm nhận được sự quy mô và sức mạnh của quân đội nhà Tần

Tiếp theo là sự giới thiệu của nhân vật chính: Vô Danh: “Tôi mồ côi từ khi còn bé, do đó không có tên tuổi nên tôi được đặt tên là Vô Danh. Chính vì không có thân phận nên tôi học kiếm thuật”. Một nhân vật đầy bí ẩn, kỹ năng độc đáo và lợi hại của anh ta là gì? Tần Thủy Hoàng rất ngạc nhiên việc với một đình trưởng nhỏ bé như anh ta lại có thể giết được ba đại sát thủ của nước Triệu. Chính sự bí ẩn này của Vô Danh đã làm nền tảng cho bộ phim về sau. Nhìn vào phần mở đầu phim, có thể thấy được sự đối lập, mẫu thuận giữa hai mặt với nhau: bên trong – bên ngoài; tối – sáng; cá nhân (Vô danh) – tập thể (quân quan nước Tần); mạnh mẽ - yếu đuối; mặc quần áo – khỏa thân; gần – xa; có vũ khí – bị tước vũ khí... Trong triết học Trung Quốc, khái niệm Âm dương nói rằng mọi thứ đều có hai mặt: sáng tối, già trẻ, nam nữ.. những mặt này luôn chuyển hóa cho nhau, không thể tách rời nhau.

Anh hùng không đơn thuần chỉ là một bộ phim võ hiệp mặc dù cả bộ phim là một chuỗi những hành động võ thuật đẹp mắt. Một trong những khía cạnh độc đáo trong chuỗi hành động ấy là hầu như chúng chỉ xảy ra trong tâm trí, hồi tưởng của các nhân vật. Các lần hồi tưởng và các trận đánh vì thế hiển nhiên mang cho mình một ngôn ngữ biểu tượng riêng. Chẳng hạn như trong hồi tưởng mang sắc xanh dương tồn tại trong tâm trí của Tần Thủy Hoàng, với tâm lý nghĩa rằng cuộc chiến này diễn ra không phải vì thù hận lẫn nhau mà là vì sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người đàn ông, đồng thời là để tưởng nhớ cái chết của Phi Tuyết. Vì thế cuộc chiến kết thúc mà không có người chiến thắng.

Vì cấu trúc trần thuật độc đáo nên khi mỗi câu chuyện tiến triển, quan điểm của nhân vật cũng thay đổi khiến cho ranh giới giữa nhân vật anh hùng và nhân vật phản diện trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết. Vô Danh là nhân vật có thể xem là anh hùng đích thực bởi hành động đi ám sát bạo chúa (vua Tần) để trả thù đồng thời hướng tới thái bình cho muôn dân, nhân vật phản diện cũng vì thế mà xuất hiện – Tần Thủy Hoàng, thế nhưng đến cuối phim Vô Danh đã từ bỏ việc ám sát Tần Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) anh hùng của trương nghệ mưu từ chất lịch sử, văn học trung hoa đến điện ảnh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)