a. Định nghĩa hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học là thái độ đặc biệt của sinh viên đại học đối với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá có ý nghĩa trong cuộc sống sinh viên đại học, khiến sinh viên đại học thích thú, hăng say tích cực nhận thức việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá và mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động.
+ Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá là một thái độ đặc biệt, đặc thù của sinh viên đối với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
+ Việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá trở thành đối tượng hứng thú của sinh viên khi nó có ý nghĩa trong cuộc sống sinh viên, làm sinh viên chú ý, khao khát, hăng say, tích cực nhận thức sâu sắc đối tượng, đồng thời sinh viên cũng được thoả mãn, có khoái cảm với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.
+ Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá càng hình thành và phát triển rõ ràng khi sinh viên nhận thức sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa của việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá với cuộc sống.
+ Sinh viên chú ý vào việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá làm mình hứng thú, điểu chỉnh các quá trình tâm lý, tích cực hoá hoạt động của mình theo hướng phù hợp với hứng thú, luôn cảm thấy thoải mái, đạt được khoái cảm cũng như hiệu quả cao dù cho có nhiều khó khăn, trở ngại, gian khổ. + Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của sinh viên, chính vì thế, biện pháp để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá mới có thể nâng cao hứng thú của cá nhân.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa có ý nghĩa rất lớn đối với trào lưu và nhu cầu mua sắm của sinh viên, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình mua bán sản phẩm, sản xuất tạo ra sản phẩm của nhà sản xuất, người làm ra sản phẩm. Điều đó tạo nên phương diện mới, hướng đi mới cho các ngành sản xuất theo kịp gu thẩm mỹ sản phẩm hiện nay khi mà yếu tố cá nhân hóa sản phẩm ngày càng cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học:
* Yếu tố chủ quan
- Gu thẩm mỹ của sinh viên đại học
Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó sinh viên với tư cách là chủ thể của hoạt động hứng thú được xem là yếu tố quyết định đến mức độ hứng thú đối với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hóa. Ở lứa tuổi sinh viên, gu thẩm
mỹ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh. Đây là cơ sở cần thiết để phát triển, gia tăng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa trong sinh viên. Đây là yếu tố chủ đạo và quyết định đến việc sinh viên có hứng thú với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hóa.
- Sở thích của sinh viên đại học
Thực tế cho thấy, mỗi sinh viên có một mong muốn, sở thích khác nhau về những vật dụng mình sở hữu, đôi khi cả một thời kỳ dài, sinh viên chỉ thích những món đồ độc và lạ, thế rồi cất công đi tìm, sưu tầm, và khi đã tìm được ở đâu đó bán sản phẩm mà họ thích thì sinh siên sẽ mong muốn sản phẩm đó về tay mình dung.
- Sự am hiểu của sinh viên đại học
Những nhân tố chủ quan xuất phát từ chính sự am hiểu của sinh viên về sản phẩm cá nhân hóa, hoặc đôi khi chỉ là sự thích thú theo số đông bạn bè, thích theo phong trào trong giới trẻ. Những nhân tố chủ quan tạo nên sự hứng thú với sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên có thể ồn tại trong con người của sinh viên dài hay ngắn là phụ thuộc vào nhu cầu của sinh viên và trào lưu thời đại, tuy nhiên, nhu cầu của chính bản thân sinh viên là động lực quan trọng để lưu giữ, hoặc đôi khi vì nhu cầu không cần thiết nữa cho nên hứng thú đó sẽ bị mất đi, đó là tính không ổn định trong hứng thú. Đơn cử như, những đôi giầy, bộ quần áo, vòng tay, hay cái ba lô …, dù dùng đã lâu, mà thậm chí lỗi thời theo thị trường, nhưng sinh viên vẫn muốn mua dùng, hoặc vẫn muốn dùng nó nếu đang sở hữu, chỉ đơn giản vì sinh viên thích và không đụng hàng với ai, khi dùng sản phẩm đó, sinh viên thấy bản thân mình cá tính, tự tin, và tự hào vì mình có một món đồ độc và lạ, ai nhìn thấy cũng phải quan tâm, và đó là điều thu hút sự chút ý từ chính bản thân sinh viên. Điều này rất phù hợp với tâm lý của sinh viên khi muốn mình luôn luôn nổi bật, là nơi để nhiều người trầm trồ khen ngợi.
Điều này cũng được lý giải, không phải hầu hết sinh viên khi dùng sản phẩm cá nhân hóa, họ muốn mình được khen ngợi vì món đồ đang sở hữu, mà đôi khi sinh viên dung sản phẩm cá nhân hóa để chứng tỏ mình là người rất “sành”, có nhiều am hiểu về sản phẩm đang sử dụng, và đôi khi họ không quan tâm đến những người xung quanh có khen họ hay không, thậm chí cả những lời chê hay chỉ trích, mà sự mong muốn cao hơn ở sinh viên đó là công nhân, thừa nhận bản thân mình thực sự có hiểu biết, kiến thức, am hiểu về sản phẩm. Đây là ý chủ quan khá phổ biến, mong được tự khẳng định mình mà sinh viên muốn hướng đến.
* Yếu tố khách quan
- Bạn bè
Có thể nói rằng, bạn bè là yếu tố khách quan rất lớn tác động đến việc sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên. Thực tế đã cho thấy, con người sống trong môi trường, xã hội, bạn bè thì đều phải có sự giao thoa, học hỏi, tương tác qua lại nhau, đôi khi chịu sự chi phối rất lớn từ bạn bè. Những quan điểm thường diễn ra khi sinh viên sống, lao động, học tập cùng nhóm bạn bè là vì bạn bè nên thích, vì muốn khẳng định riêng mình trong nhóm bạn bè, và đôi khi vì cả đám bạn bè có sản phẩm, dùng sản phẩm mà mình không có, cảm thấy lạc lõng, vì vậy sinh viên lại mong muốn sở hữu sản phẩm cá nhân hóa.
- Xu hướng đám đông
Xu hướng của đám đông bạn bè thường theo nhau trong việc sử dụng sản phẩm giống nhau, những người bạn chơi thân nhau, đôi khi chưa biết nhau nhưng vì có sở thích dung những sản phẩm cá nhân giống nhau, nên đã chơi với nhau, và khi đã chơi với nhau theo đám đông bạn bè thì nhóm này thường giống nhau trong quyết định lựa chọn, định hướng, tham khảo nhau về sử dụng sản phẩm.
Việc bạn bè thường tư vấn cho nhau khi sử dụng sản phẩm cá nhân cũng có thể theo chiều tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào đạo đức, nhận thức, sự chấp hành quy định, rèn luyện kỷ luật của gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, việc hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa nếu khát khao và mong muốn có sản phẩm đó quá, thì sẽ nảy sinh tâm lý sẽ làm mọi cách để có được sản phẩm cá nhân hóa như bạn bè, thâm chí có sinh viên vì đam mê một món đồ nào đó nên đã làm để chiếm đoạt, sở hữu bằng mọi thủ đoạn. Điều này đồng nghĩa với lòng tham và sự ích kỷ, không quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của người khác.
Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm cá nhân hóa có lợi cho việc học tập, rèn luyện của sinh viên, là cơ sở để thúc đẩy việc học tập của sinh viên, chủ yếu những sản phẩm này nằm ở nhóm sáng tạo của sinh viên trong các ngành thời trang, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, hoặc các nghành tiểu thủ công nghiệp. Cao hơn những sản phẩm cá nhân hóa là khối kỹ thuật khi nhiều bạn sinh viên tự nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm và tự bản thân mình thử nghiệm dùng, sau đó mở rộng hơn đến bạn bè, và nhân rộng ra cộng đồng sinh viên dùng sản phẩm cá nhân hóa đó. Khi đó, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân đóng vai trò là chia sẻ và cùng nhau sử dụng sản phẩm cá nhân hóa dưới dạng phương tiện và đồ dùng học tập.
- Nhà trường
Nhà trường là nơi sinh viên thường xuyên học tập và sinh hoạt cộng đồng sinh viên, nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc định hình và hình thành hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân của sinh viên. Ở trong nhiều môi trường nhà trường trên phạm vi cả nước, vì những yếu tố tích cực của những sản phẩm cá nhân hóa đã phục vụ đắc lực cho việc nâng cao kết quả học tập, nên các trường đại học, cao đẳng với những nhóm ngành sang tác, thiết kế, xây dựng mô hình,… đã khuyến khích sinh viên, thậm chí mở rộng các cuộc thi, hội thi, giao lưu, sang tác để tăng niềm phấm khích, hứng thú
cho sinh viên. Trong nhiều chương trình giáo dục, đào tạo, nhà trường đã mới nhiều chuyên gia, những gười thành công trong các lĩnh vực làm ra sản phẩm cá nhân hóa để thực hiện giảng dạy, giới thiệu trong chương trình học chính khoa cho sinh viên với số tiết thực hành khá nhiều, để từ đó khuyên khích sinh viên sáng tạo, tự mình thực hiện các thao tác để làm ra sản phẩm cá nhân hóa. Từ đó, hứng thủ sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên sẽ tăng lên, trở thành niềm say mê tích cực trong thời kỳ sinh viên học tại trường.
- Gia đình
Một sản phẩm cá nhân hóa được sử dụng bởi các thành viên trong gia đình có thể diễn ra đơn lẻ hoặc phức tạp, mỗi thành viên trong gia đình là một người sử dụng sản phẩm mang tính cá nhân hóa nhưng có khi một cá nhân muốn ra quyết định sử dụng sản phẩm nào đó mà họ có hứng thú thì họ lại bị ảnh hưởng bởi ý kiến của những thành viên khác trong gia đình, trong gia đình có thể có những thành viên chịu ảnh hưởng của thói quen dùng sản phẩm cá nhân hóa từ bé và những thói quen này ảnh hưởng tới việc hứng thú trong việc lựa chọn và sủ dụng những sản phẩm cá nhân hóa. Tuy nhiên mức độ hứng thú sủ dụng sản phẩm cá nhân hóa của một người trong gia đình còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quy mô của gia đình. Vậy nên, có rất nhiều biến số ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên như tình trạng hôn nhân, số lượng con cái, quan hệ nhận nuôi được pháp luật thừa nhận, tình trạng nghề nghiệp nhưng quan trọng nhất vẫn là tuổi tác của người đứng đầu. Quá trình sử dụng sản phẩm cá nhân hóa chịu sự tác động của nguồn lực trong gia đình như thông tin, tiền bạc, thời gian. Quá trình này diễn ra là hết sức phức tạp bởi quá trình sở hữu sản phẩm cá nhân hóa được thực hiện bởi từ hai người trở lên, nhưng nó sẽ lại là đơn giản nếu như sản phẩm là mua cho cả hộ gia đình nhưng lại được quyết định mua bởi một thành viên trong gia đình, quyết
định mua sắm này phụ thuộc nhiều vào vai trò của người bố hoặc mẹ của sinh viên.
Việc hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên còn phụ thuộc nhiều vào những giai đoạn trong chu kỳ sống của gia đình bởi vì gia đình thay đổi theo thời gian. Khi nghiên cứu về chu kỳ đời sống của gia đình thì hai biến số quan trọng nhất dùng để nghiên cứu đó là tuổi tác của cha mẹ sinh viên và số lượng con cái.
- Theo ý kiến người có kinh nghiệm
Ngoài ra sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi những người đã từng sử dụng, có kinh nghiệm sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Kinh nghiệm thực tế của người khác được coi là tin cậy và rất cần thiết vì có thể chính bản thân người sở hữu sản phẩm cá nhân hóa không đủ khả năng để đánh giá sản phẩm mặc dù nó được trình bày rất rõ ràng, rất cụ thể. Lúc này, việc hỏi một ai đó có độ tin cậy vào mối quan hệ là cách thức tốt nhất để tiết kiệm thời gian và công sức. Chính vì vậy, ta thấy rằng những thông tin truyền miệng phụ thuộc rất lớn vào người truyền tin và loại thông tin.
- Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường luôn là vấn đề quan trọng, có tác động rất lớn đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên. Nước ta thực hiện cơ chế nền kinh tế thị trường từ những năm đầu của thế kỷ XXI cho tới nay, những thành quả và tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo đà cho sự khôi phục và phát triển nền kinh tế, giáo dục, y tế, … đồng nghĩa với việc đó, sinh viên được tiếp thu, sử dụng, và tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng. Trong thời gian khá dài, sự phát triển nền kinh tế thị trường đã đáp ứng được phần nào nhu cầu sở hữu sản phẩm tiêu dùng cá nhân.
Tuy nhiên, chính sự phát triển đa dạng, phong phú quá, tạo ra số lượng sản phẩm khổng lồ bán trên thị trường, với số lượng hàng loạt sản
phẩm được sản xuất và bán trên thị trường giống nhau, đại trà đã làm cho sinh viên mất dần sự hứng thú khi sở hữu những sản phẩm với sự đa dạng, phong phú và giống nhau hàng loạt đó. Sinh viên dần chuyển từ việc sở hữu sản phẩm công nghiệp đến những sản phẩm cho riêng mình, chỉ mình mới có, và nếu mình sở hữu được sản phẩm mang tính cá nhân hóa đó thì mình sẽ nổi bật, thể hiện được cá tính và phong cách cá nhân của mình. Với tâm lý hãnh diện với bạn bè và những người xung quanh khi nhìn thấy mình dùng sản phẩm ca nhân hóa thì tâm lý và sự hứng thú của sinh viên càng được tăng lên nhiều lần khi sở hữu sản phẩm cá nhân hóa.
- Giá cả sản phẩm
Giá cả của sản phẩm cá nhân hóa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học, đa phần sinh viên là những người chưa có điều kiện về kinh tế, nhưng khả năng và gu thẩm mỹ lại rất cao, ưa cá tính, thích cá nhân, cho nên điều quan trọng đầu tiên tạo động lực hứng thú cho sinh viên về hứngng thú sản phẩm cá nhân hóa là yếu tố giá cả. Tuy nhiên giá cả có thể tác động và ảnh hưởng hai chiều, có thể vì rẻ quá mà mua, và sinh viên cho rằng, số tiền đó cũng không đáng là bao, mua để sử dụng không thích thì ta bỏ đi, hoặc là quá đắt, sinh viên sẽ tích cực đi làm thêm, hoặc bằng những cách khác để có đủ số tiền, mua bằng được sản phẩm cá nhân hóa đó vì quá thích sản phẩm.
Khi sinh viên có nguồn thu nhập tăng, giá cả của sản phẩm cá nhân hóa thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu để sinh viên có hứng thú sở hữu, đôi khi còn bị đánh đồng với việc suy giảm chất lượng, mà theo quan niệm