Tổ chức nghiên cứu thực trạng 56

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học (Trang 62)

2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Tìm hiểu thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho khách thể là sinh viên của các trường đại học trên toàn quốc.

Bảng hỏi được làm dưới 2 hình thức là: + Bảng hỏi viết giấy (xem phụ lục 2)

+ Bảng hỏi trực tuyến: Bảng hỏi trực tuyến được xây dựng bằng công cụ Google Form, công cụ Google Form cho phép soạn thảo văn bản, vẽ bảng trắc nghiệm lựa chọn đáp án và gửi đến người trả lời qua mail.

Cách tiến hành: Tác giả có chương trình gửi quà tặng đến những sinh viên đại học hoàn thành bảng hỏi trực tuyến mà tác giả đã xây dựng, trên trang web cửa hàng của tác giả. Sinh viên có bảng hỏi trực tuyến bẳng cách tự đăng ký chương trình gửi quà tặng thông qua trang web của cửa hàng, cửa

hàng sẽ gửi bảng hỏi trực tuyến đến địa chỉ mail của sinh viên, sinh viên sau khi hoàn thành bảng hỏi sẽ được quà tặng từ cửa hàng

Cả hai hình thức bảng hỏi đều có nội dung tương tự nhau. Cụ thể nội dung bảng hỏi gồm các phần chính như sau:

Phần một: Các câu hỏi về thông tin gồm 3 câu, nhằm thu thập thông tin cá nhân của sinh viên về ngành học, giới tính, năm học.

Phần hai: Khảo sát thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, nhằm tìm hiểu:

- Phương tiện sinh viên đại học tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá - Vị trí sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học

- Biểu hiện nhận thức của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

- Biểu hiện thái độ của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

- Biểu hiện hành động của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

- Khảo sát một số biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

b. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được tiến hành phỏng vấn một số sinh viên đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ hơn thực trạng một số vấn đề được nêu ra trong đề tài. Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu bổ trợ.(xem phụ lục 9)

c. Phương pháp toán thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, P, tiến hành kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA.

* Đánh giá mức độ

Thang đo sử dụng trong đề tài là thang Likert bậc 5, mỗi câu hỏi sẽ có 5 mức trả lời với số điểm được quy định lần lượt là:

Hoàn toàn không đồng ý,không ảnh hưởng, không khả thi 1 điểm

Không đồng ý, ít ảnh hưởng, khả thi ít 2 điểm

Phân vân, ảnh hưởng vừa phải, khả thi vừa phải 3 điểm

Đồng ý, ảnh hưởng, khả thi 4 điểm

Hoàn toàn đồng ý, ảnh hưởng nhiều, rất khả thi 5 điểm

Phân chia các mức độ:

Mức độ Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Điểm 1 đến cận 1,8 1,8 đến cận 2,6 2,6 đến cận 3,4 3,4 đến cận 4,2 4,2 đến cận 5 * Quy ước về mối tương quan giữa ba thành tố: nhận thức, thái độ, hành vi của hứng thú

Để kiểm nghiệm mối tương quan giữa ba thành tố: nhận thức, thái độ, hành vi của hứng thú trong đề tài này, chúng tôi dùng kiểm nghiệm tương quan Pearson. Đề tài thống nhất trong kiểm nghiệm tương quan, căn cứ vào mức độ phân loại tương quan của tác giả Dương Thiệu Tống (2005)

- Nếu tương quan thuận (dương, r > 0,00 đến r < 1,00) + Từ .80 → 1.00: tương quan cao, rất đáng tin cậy. + Từ .60 → .79: tương quan từ vừa phải đến đáng kể. + Từ .40 → .59: tương quan trung bình.

+ Từ .00 → .19: tương quan không đáng kể, có thể do may rủi.

- Nếu tương quan nghịch (âm, r > - 1,00 đến r < 0,00), các mức độ vẫn giống như trên nhưng theo chiều ngược lại.

2.1.3. Mẫu khách thể nghiên cứu

Đề tài tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi viết trên giấy và bảng hỏi trực tuyến thực hiện bằng công cụ Google Form, khảo sát sinh viên dại học trên toàn quốc với ngành, năm học và giới tính ngẫu nhiên. Số phiếu thu lại được bao gồm cả bảng biết giấy và bảng trực tuyến là 330 phiếu và được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng mẫu khách thể nghiên cứu Tổng mẫu

Số lượng Tỉ lệ (%)

Số lượng sinh viên 330 100

Giới tính Nam 132 40 Nữ 198 60 Ngành học Tự nhiên 162 49,1 Xã hội 72 21,8 Đặc thù 24 7,3 Khác 72 21,8 Năm học Năm 1 42 12,7 Năm 2 48 14,5 Năm 3 84 25,5 Năm 4 156 47,3

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học Bảng 2.2 Bảng phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh Bảng 2.2 Bảng phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

Stt Phương tiện Điểm trung

bình (X)

Độ lệch chuẩn (SD)

1 Phương tiện truyền thông 4,11 0,929

2 Bạn bè 3,69 0,933

3 Người thân 3,51 0,971

4 Tự tìm hiểu 3,71 1,092

Theo kết quả bảng 2.2, phương tiện truyền thông chủ yếu mà sinh viên sử dụng để tiếp cận với sản phẩm cá nhân hóa là mạng internet thông qua quảng cáo trên các trang mạng trực tuyến, trang mạng xã hội Facebook, Instagram… Các trang mạng quảng cáo về sản phẩm cá nhân hoá đa số là đồ da như ví, bao da điện thoại, dán da lưng điện thoại, bao chìa khoá, đồ lưu biệm, bánh sinh nhật, thời trang, quần áo, cravat, giày…được đặt riêng, đặt làm theo yêu cầu của cá nhân theo kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu… Ngoài ra khi sinh viên đã biết đến những loại hình này thì sẽ tự tìm hiểu, đây là phương tiện tiếp cận được xếp thứ 2 theo khảo sát của đề tài. Sinh viên tự tìm hiểu sẽ tham khảo các thông tin cũng trên những trang mạng trực tuyến như thế này.

2.2.2. Vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học

Bảng 2.3 Bảng vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học

Stt Vị trí của sản phẩm cá nhân hoá

Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn (SD) 1 Bạn thích sản phẩm cá nhân hóa 3,75 0,837

2 Với bạn, việc sử dụng sản phẩm cá nhân hóa

quan trọng 3,6 0,888

3 Sản phẩm cá nhân hóa cần thiết cho sinh

viên 3,56 0,870

4 Bạn hài lòng về những bạn sinh viên khác

khi họ sử dụng sản phẩm cá nhân hóa 3,58 0,707

5 Bạn hài lòng về gia đình bạn khi mọi người

đều sử dụng sản phẩm cá nhân hóa 3,49 0,757

6 Bạn muốn nhóm bạn bè chơi cùng với mình

đều sử dụng sản phẩm cá nhân hóa 3,49 0,83

7 Bạn muốn được học và làm sản phẩm cá

nhân hóa 3,53 1,111

8 Bạn sẵn sàng chia sẻ cho bạn của bạn về sản

phẩm cá nhân hóa mà bạn thích 3,85 0,797

9 Bạn có sử dụng sản phẩm cá nhân hóa 3,65 0,996

10 Bạn đã tự làm sản phẩm cá nhân hoá 3,27 1,244

11 Bạn có tham gia một lớp học về sản phẩm

cá nhân hóa 2,84 1,278

12 Học xong bạn bắt tay vào làm luôn sản

13 Khi có điều kiện bạn có muốn sở hữu ngay

sản phẩm cá nhân hóa không 3,69 1,078

14 Bạn lắng nghe người khác chia sẻ về sản

phẩm cá nhân hóa 3,58 1,058

Đánh giá chung 3,52 0,657

Theo kết quả thống kê, bảng 2.3 Vị trí của sản phầm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học có đánh giá chung với điểm trung bình là 3,52, đạt mức độ cao theo phân chia mức độ của đề tài (mức độ cao có điểm từ 3,4 đến cận 4,2), cho thấy sinh viên biết được có loại hình sản phẩm cá nhân hoá, sinh viên đã biết đến sản phẩm cá nhân hoá là gì, nó có vai trò và vị trí như thế nào trong cuộc sống của sinh viên đại học cũng như tầm quan trọng của nó đối với mỗi sinh viên. Sinh viên sẵn sàng chia sẻ cho bạn bè của mình về sản phẩm cá nhân hoá, yếu tố này có điểm trung bình là 3,85, đạt điểm trung bình cao nhất trong bảng. Bên cạnh đó sinh viên thích sản phẩm cá nhân hoá đạt điểm trung bình 3,75, cao thứ 2 và sinh viên cũng đã có sử dụng sản phẩm cá nhân hoá, sở hữu sản phẩm cá nhân hoá (điểm trung bình là 3,65). Trong đó, biểu hiện tham gia một lớp học về sản phẩm cá nhân hóa và học xong bắt tay vào làm luôn sản phẩm cá nhân hóa chỉ đạt ở mức trung bình lần lượt với điểm trung bình là (2,84 và 3.24) cho thấy sinh viên chưa thật sự hứng thú với hai biểu hiện này.

Qua đó ta có thể thấy sinh viên đã biết đến sản phẩm cá nhân hoá là gì, hình thức sản phẩm cá nhân hoá là gì. Sinh viên thích sản phẩm cá nhân hoá và đã sử dụng, sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Không những vậy, sinh viên còn sẵn sàng chia sẻ về sản phẩm cá nhân hoá cho bạn bè của mình. Điều này cho thấy được vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học.

2.2.3. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện nhận thức qua biểu hiện nhận thức

Bảng 2.4 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện nhận thức

Stt Nhận thức của sinh viên Điểm trung bình (X)

Độ lệch chuẩn (SD)

1 Sinh viên có kiến thức về sản phẩm cá

nhân hoá 2,98 0,945

2 Sinh viên biết được nơi bán hoặc nơi

làm ra sản phẩm cá nhân hoá 3,04 0,935

3 Sinh viên biết được ưu và nhược diểm

của sản phẩm cá nhân hoá 2,8 1,104

4 Sinh viên biết được giá trị của mình

khi mình sở hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,02 1,288

Đánh giá chung: Mức trung bình 2,96 0,96

Theo kết quả thống kê, nhận thức của sinh viên ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 2,96. Trong đó đa số sinh viên biết được nơi bán hoặc nơi làm ra sản phẩm cá nhân hoá có số điểm trung bình cao nhất là 3,04 điểm. Biểu hiện nhận thức của hứng thú cao thứ hai là sinh viên biết được giá trị của mình khi sở hữu sản phẩm cá nhân hoá có số điểm trung bình là 3,02. Chẳng hạn trong phỏng vấn bạn Trần Quốc C (sinh viên năm 4) trả lời rằng: “Sản phẩm cá nhân hoá thật sự rất cần thiết vì đó chính là sản phẩm tự làm ra”. Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Thuý A (sinh viên năm 2) cũng cho rằng sản phẩm cá nhân hoá cho biết được giá trị của bản thân khi sở hữu, và cho nghề nghiệp sau này. Cuối cùng sinh viên ít quan tâm đến ưu và nhược điểm của sản phẩm cá nhân hoá, chỉ đạt số điểm trung bình là 2,8 điểm

Khảo sát nhận thức của sinh viên về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cho thấy nhận thức của sinh viên về sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ trung bình, sinh viên biết nơi bán, nơi làm ra sản phẩm cá nhân hoá, tuy nhiên chưa biết được ưu nhược điểm của sản phẩm cá nhân hoá.

2.2.4. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ qua biểu hiện thái độ

Bảng 2.5 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ

Stt Thái độ của sinh viên

Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn (SD)

1 Sinh viên có những cảm xúc tích cực khi

sở hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,65 0,745

2 Cảm thấy thích thú làm việc để được sở

hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,75 0,859

3 Có sự mong đợi khi sản phẩm trên

đường được giao đến 3,80 0,819

4 Say mê khi làm việc kiếm tiền để mua,

sở hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,69 1,095

5 Phấn khởi khi tham gia các hoạt động

làm sản phẩm cá nhân hoá 3,60 1,021

Đánh giá chung: Mức độ cao 3,70 0,74

Theo kết quả thống kê, thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ cao với điểm trung bình là 3,70 (mức độ cao có điểm 3,4 đến cận 4,2). Trong đó, sinh viên có sự mong đợi khi sản phẩm

trên đường được giao đến đạt số điểm trung bình cao nhất là 3,80 điểm, ý kiến có số điểm trung bình thấp nhất là 3,60 điểm với thái độ phấn khởi khi tham gia các hoạt động làm sản phẩm cá nhân hoá. Tương tự, bạn Trần Hồng P (sinh viên năm 1) cho rằng việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá là rất phù hợp với sinh viên vì mang tính năng động, cá tính. Cùng ý kiến, Nguyễn Thị Thuý A (sinh viên năm 2) bày tỏ: “Em rất thích sở hữu sản phẩm cá nhân hoá nhưng tuỳ vào đối tượng sản phẩm và môi trường sử dụng.”

Khảo sát về thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cho thấy thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức cao. Sinh viên có sự mong đợi khi sản phẩm cá nhân hoá đang trên đường được giao đến, đồng thời sinh viên cảm thấy thích thú làm việc để được sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cũng như say mê khi làm việc kiếm tiền để mua, sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.

2.2.5. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện hành động

Bảng 2.6 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện hành động

Stt Hành động của sinh viên Điểm trung bình (X)

Độ lệch chuẩn (SD)

1

Sinh viên tích cực chủ động tìm đến sản phẩm cá nhân hoá, tự sáng tạo thiết kế sản phẩm cá nhân hoá

3,51 0,893

2 Chú ý, ghi chép đầy đủ các thông tin,

so sánh các chi tiết cá nhân hoá 3,71 0,868

sở hữu sản phẩm cá nhân hoá

4 Tích cực tìm hiểu thông tin về sản

phẩm cá nhân hoá 3,80 1,036

5 Tự nghiên cứu về sản phẩm cá nhân

hoá 3,65 0,880

Đánh giá chung: Mức độ cao 3,65 0,75

Theo kết quả thống kê, hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ cao với điểm trung bình là 3,65 (mức độ cao có điểm 3,4 đến cận 4,2). Trong đó sinh viên thường xuyên tích cực tìm hiểu thông tin về sản phẩm cá nhân hoá, đạt số điểm trung bình 3,80 điểm. Sinh viên hiếm khi tích cực chủ động tìm đến sản phẩm cá nhân hoá, tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, có số điểm trung bình là 3,56 điểm. Tiêu biểu bạn Trần Hồng B (sinh viên năm 1) cho biết: “Mình thường xuyên tìm đến và sử dụng sản phẩm cá nhân hoá như: móc chìa khoá, túi đựng máy tính, áo sơ mi …”. Bên cạnh đó, rất nhiều sinh viên hứng thú với việc tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, chẳng hạn bạn Trần Quốc C (sinh viên năm 4) cho rằng: “Mình có một phần mềm ứng dụng điện thoại mình tự viết và mình sử dụng nó thường xuyên”.

Khảo sát về hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)