qua biểu hiện nhận thức
Bảng 2.4 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện nhận thức
Stt Nhận thức của sinh viên Điểm trung bình (X)
Độ lệch chuẩn (SD)
1 Sinh viên có kiến thức về sản phẩm cá
nhân hoá 2,98 0,945
2 Sinh viên biết được nơi bán hoặc nơi
làm ra sản phẩm cá nhân hoá 3,04 0,935
3 Sinh viên biết được ưu và nhược diểm
của sản phẩm cá nhân hoá 2,8 1,104
4 Sinh viên biết được giá trị của mình
khi mình sở hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,02 1,288
Đánh giá chung: Mức trung bình 2,96 0,96
Theo kết quả thống kê, nhận thức của sinh viên ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 2,96. Trong đó đa số sinh viên biết được nơi bán hoặc nơi làm ra sản phẩm cá nhân hoá có số điểm trung bình cao nhất là 3,04 điểm. Biểu hiện nhận thức của hứng thú cao thứ hai là sinh viên biết được giá trị của mình khi sở hữu sản phẩm cá nhân hoá có số điểm trung bình là 3,02. Chẳng hạn trong phỏng vấn bạn Trần Quốc C (sinh viên năm 4) trả lời rằng: “Sản phẩm cá nhân hoá thật sự rất cần thiết vì đó chính là sản phẩm tự làm ra”. Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Thuý A (sinh viên năm 2) cũng cho rằng sản phẩm cá nhân hoá cho biết được giá trị của bản thân khi sở hữu, và cho nghề nghiệp sau này. Cuối cùng sinh viên ít quan tâm đến ưu và nhược điểm của sản phẩm cá nhân hoá, chỉ đạt số điểm trung bình là 2,8 điểm
Khảo sát nhận thức của sinh viên về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cho thấy nhận thức của sinh viên về sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ trung bình, sinh viên biết nơi bán, nơi làm ra sản phẩm cá nhân hoá, tuy nhiên chưa biết được ưu nhược điểm của sản phẩm cá nhân hoá.
2.2.4. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ qua biểu hiện thái độ
Bảng 2.5 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ
Stt Thái độ của sinh viên
Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn (SD)
1 Sinh viên có những cảm xúc tích cực khi
sở hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,65 0,745
2 Cảm thấy thích thú làm việc để được sở
hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,75 0,859
3 Có sự mong đợi khi sản phẩm trên
đường được giao đến 3,80 0,819
4 Say mê khi làm việc kiếm tiền để mua,
sở hữu sản phẩm cá nhân hoá 3,69 1,095
5 Phấn khởi khi tham gia các hoạt động
làm sản phẩm cá nhân hoá 3,60 1,021
Đánh giá chung: Mức độ cao 3,70 0,74
Theo kết quả thống kê, thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ cao với điểm trung bình là 3,70 (mức độ cao có điểm 3,4 đến cận 4,2). Trong đó, sinh viên có sự mong đợi khi sản phẩm
trên đường được giao đến đạt số điểm trung bình cao nhất là 3,80 điểm, ý kiến có số điểm trung bình thấp nhất là 3,60 điểm với thái độ phấn khởi khi tham gia các hoạt động làm sản phẩm cá nhân hoá. Tương tự, bạn Trần Hồng P (sinh viên năm 1) cho rằng việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá là rất phù hợp với sinh viên vì mang tính năng động, cá tính. Cùng ý kiến, Nguyễn Thị Thuý A (sinh viên năm 2) bày tỏ: “Em rất thích sở hữu sản phẩm cá nhân hoá nhưng tuỳ vào đối tượng sản phẩm và môi trường sử dụng.”
Khảo sát về thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cho thấy thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức cao. Sinh viên có sự mong đợi khi sản phẩm cá nhân hoá đang trên đường được giao đến, đồng thời sinh viên cảm thấy thích thú làm việc để được sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cũng như say mê khi làm việc kiếm tiền để mua, sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.
2.2.5. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện hành động
Bảng 2.6 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện hành động
Stt Hành động của sinh viên Điểm trung bình (X)
Độ lệch chuẩn (SD)
1
Sinh viên tích cực chủ động tìm đến sản phẩm cá nhân hoá, tự sáng tạo thiết kế sản phẩm cá nhân hoá
3,51 0,893
2 Chú ý, ghi chép đầy đủ các thông tin,
so sánh các chi tiết cá nhân hoá 3,71 0,868
sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
4 Tích cực tìm hiểu thông tin về sản
phẩm cá nhân hoá 3,80 1,036
5 Tự nghiên cứu về sản phẩm cá nhân
hoá 3,65 0,880
Đánh giá chung: Mức độ cao 3,65 0,75
Theo kết quả thống kê, hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ cao với điểm trung bình là 3,65 (mức độ cao có điểm 3,4 đến cận 4,2). Trong đó sinh viên thường xuyên tích cực tìm hiểu thông tin về sản phẩm cá nhân hoá, đạt số điểm trung bình 3,80 điểm. Sinh viên hiếm khi tích cực chủ động tìm đến sản phẩm cá nhân hoá, tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, có số điểm trung bình là 3,56 điểm. Tiêu biểu bạn Trần Hồng B (sinh viên năm 1) cho biết: “Mình thường xuyên tìm đến và sử dụng sản phẩm cá nhân hoá như: móc chìa khoá, túi đựng máy tính, áo sơ mi …”. Bên cạnh đó, rất nhiều sinh viên hứng thú với việc tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, chẳng hạn bạn Trần Quốc C (sinh viên năm 4) cho rằng: “Mình có một phần mềm ứng dụng điện thoại mình tự viết và mình sử dụng nó thường xuyên”.
Khảo sát về hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cho thấy hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức cao. Sinh viên tích cực tìm hiểu thông tin về sản phẩm cá nhân hoá, đồng thời, sinh viên chú ý ghi chép đầy đủ các thông tin, so sánh các chi tiết cá nhân hoá của các sản phẩm cá nhân hoá. Bên cạnh đó, sinh viên còn tự nghiên cứu về sản phẩm cá nhân hoá cũng như làm việc không mệt mỏi để kiếm tiền sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.
2.2.6. Sự tương quan về 3 yếu tố thành phần: nhận thức, thái độ, hành động của sinh viên đại học đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
Bảng 2.7 Bảng tương quan về 3 yếu tố thành phần: Nhận thức, thái độ, hành động Stt Biến số Nhận thức Thái độ Hành động 1 Nhận thức r = 0,246* r = -0,144* 2 Thái độ r = 0,246* r = 0,716* 3 Hành động r = -0,144* r = 0,716* *Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05
Kết quả bảng 2.7 cho thấy, có sự tương quan thuận ở mức thấp giữa thành phần nhận thức và thành phần thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Điều này có nghĩa là thành phần nhận thức và thành phần thái độ có liên quan ít chặt chẽ, cho thấy biểu hiện nhận thức của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học càng cao thì có thể biểu hiện thái độ của hứng thú có thể cao. Chẳng hạn, sinh viên nhận thức tích cực, sinh viên nhận thức tốt về vai trò, tầm quan trọng cũng như vị trí của sản phẩm cá nhân hoá… trong cuộc sống của sinh viên thì có thể sinh viên sẽ có thái độ tích cực, cảm xúc tích cực với sản phẩm cá nhân hoá, có sự mong đợi khi sản phẩm cá nhân hoá trên đường đang được giao đến, say mê làm việc để sở hữu sản phẩm cá nhân hoá… và ngược lại.
Có tương quan nghịch ở mức thấp giữa thành phần nhận thức và thành phần hành động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Như vậy, biểu hiện nhận thức của hứng thú càng thấp thì biểu hiện hành động của hứng thú càng cao và ngược lại. Điều này có nghĩa là khi nhận thức của sinh viên về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức thấp thì có thể hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu cá nhân hoá ở mức cao. Sinh
viên chưa nhận thức được vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết của sản phẩm cá nhân hoá…nhưng sinh viên vẫn có hành động tích cực đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.
Có tương quan thuận ở mức cao giữa thành phần thái độ và thành phần hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên. Cho thấy rằng thành phần thái độ có mỗi liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với thành phần hành động. Như vậy, biểu hiện thái độ của hứng thú càng cao thì biểu hiện hành vi của hứng thú càng cao và ngược lại. Điều này có nghĩa nếu sinh viên có thái độ càng tích cực, cảm xúc càng tích cực đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, có sự mong đợi khi sản phẩm cá nhân hoá đang trên đường được giao đến, say mê khi làm việc để sở hữu sản phẩm cá nhân hoá thì sinh viên có hành động càng tích cực đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, sinh viên tích cực tìm hiểu thông tin, ghi chép các thông tin về sản phẩm cá nhân hoá, làm việc không mệt mỏi để sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.
Dựa theo kiểm nghiệm tương quan ba thành phần nhận thức, thái độ, hành động cho thấy: Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học đạt mức độ cao, cao hơn giả thuyết đề tài đặt ra là mức trung bình. Cho thấy sinh viên hứng thú với việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, biểu hiện rõ rệt qua thái độ và hành động.
2.2.7. So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
a. So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học theo giới tính
Bảng 2.8 Bảng so sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học theo giới tính
Biểu hiện Điểm trung bình (X) Kiểm nghiệm sự
khác biệt (P)
Nam Nữ
Nhận thức 2,98 2,95 0,786
Thái độ 3,85 3,60 0,007
Hành động 3,84 3,52 0,000
Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa trong thành phần nhận thức giữa nam và nữ với điểm trung bình của nam và nữ lần lượt là 2,98 và 2,95 (mức ý nghĩa = 0,786). Như vậy cả nam và nữ đều có hứng thú đạt mức độ trung bình trong thành phần nhận thức của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Trong thành phần thái độ, mức ý nghĩa = 0,07 cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ, nam có điểm trung bình 3,85 cao hơn nữ điểm trung bình 3,60, như vậy nam có biểu hiện thái độ hứng thú ở mức cao hơn nữ trong thái độ đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, biểu hiện qua việc mong đợi khi sản phẩm cá nhân hoá đang trên đường giao đến, có cảm xúc tích cực khi sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Cùng với đó, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong thành phần hành động, nam có điểm trung bình lớn hơn nữ trong hành động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá với điểm trung bình lần lượt là 3,84 và 3,52. Điều đó có nghĩa là ở nam thể hiện hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá rõ rệt hơn nữ thông qua việc sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, tự nghiên cứu về sản phẩm cá nhân hoá.
b. So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học giữa các ngành học
Bảng 2.9 So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học giữa các ngành học
Biểu hiện
Điểm trung bình (X) Kiểm
nghiệm sự khác biệt (P) Tự nhiên Xã hội Đặc thù Khác Nhận thức 2,81 2,85 3,25 3,29 0,001 Thái độ 3,61 3,70 3,55 3,95 0,008 Hành động 3,66 3,50 3,45 3,83 0,028
Theo kết quả thống kê cho thấy, có sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học giữa các ngành học trên cả ba biểu hiện tâm lý của hứng thú: nhận thức, thái độ và hành động. Trong đó, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học các khối ngành khác là cao nhất, tiếp đến là sinh viên ngành đặc thù và ngành xã hội, thấp nhất là sinh viên ngành tự nhiên.
c. So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học giữa các năm học
Bảng 2.10 So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học giữa các năm học
Biểu hiện
Điểm trung bình (X) Kiểm
nghiệm sự khác biệt (P)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Nhận thức 3,25 3,09 2,77 2,94 0,001
Thái độ 3,91 3,65 3,63 3,70 0,000
Theo kết quả thống kê cho thấy, có sự khác biệt về mức độ hứng thú