Khảo sát ý kiến biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học (Trang 79 - 109)

cá nhân hoá của sinh viên đại học

Bảng 2.13 Bảng khảo sát ý kiến biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

Stt Các biện pháp Điểm trung bình (X) Thứ bậc Độ lệch chuẩn (SD) Đối với nhà kinh doanh

1 Chọn địa điểm giới thiệu và bán sản

Biện pháp sinh viên đồng thuận nhiều nhất và cho là khả thi để nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên là giá cả thích hợp với điểm trung bình là 4,22 điểm, đứng cao nhất. Với sản phẩm cá nhân hoá có giá cả hợp lý, vừa mức thu nhập và chi tiêu của sinh viên, sinh viên sẽ hứng thú nhiều hơn, điều này cũng đồng thuận với ý kiến của sinh viên cho rằng tác động nhiều nhất đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên là chất lượng, giá cả, thương hiệu sản phẩm.

2 Giá cả thích hợp 4,22 1 0,62

3 Thiết kế gian hàng ấn tượng 4,07 2 0,74

4 Tích cực thu hút khách tham quan 3,96 5 0,81

5

Sáng tạo và làm nổi bật câu chuyện phía sau sản phẩm cá nhân hóa của mình

3,93 6 0,81

6 Khuyến khích khách hàng tiếp thị cho

sản phẩm cá nhân hóa của mình 3,85 7 1,00

Đối với sinh viên

7

Nâng cao nhận thức và ý thức đối với việc mua và sở hữu sản phẩm cá nhân hóa

3,65 9 0,86

8

Thường xuyên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động của các tổ, nhóm bạn có chung sở thích

3,75 8 0,88

9

Phát huy tính tích cực trong thiết kế, luôn suy nghĩ tìm tòi và khám phá ra những yếu tố mới, mẫu mã mới

Biện pháp thiết kế gian hàng ấn tượng có điểm trung bình là 4,07 điểm được xếp hạng thứ 2 trong các biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên. Thiết kế gian hàng, khu trưng bày ấn tượng, thu hút khách là biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá liên quan đến yếu tố khách quan tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá là chiến lược quảng cáo, truyền thông – yếu tố tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên, đứng thứ 2 trong các yếu tố khách quan tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên.

Sinh viên cũng đồng ý và cho là khả thi với biện pháp phát huy tính tích cực trong thiết kế, tìm tòi và khám phá những mẫu mã mới, yếu tố mới nhằm nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên với số điểm trung bình là 4,02 điểm và xếp hạng thứ 3.

Ngoài ra, có những biện pháp khác nhằm nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học là chọn địa điểm giới thiệu, bán sản phẩm cá nhân hoá hợp lý; tích cực thu hút khách tham quan; sáng tạo và làm nổi bật câu chuyện phía sau của sản phẩm cá nhân hoá; khuyến khích khách hàng tiếp thị cho sản phẩm cá nhân hoá của mình; thường xuyên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động của các tổ, nhóm bạn có chung sở thích và sinh viên nâng cao nhận thức đối với việc mua và sở hữu sản phẩm cá nhân hoá

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Theo kết quả kiểm nghiệm Pearson thể hiện mối tương quan giữa ba thành tố: nhận thức, thái độ, hành động cho thấy thứ nhất, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học ở mức độ cao, khác với giả thuyết ban đầu đề tài đặt ra. Lý giải cho vấn đề này là do đặc điểm văn hoá của những sinh viên trả lời bảng hỏi đa số là chủ động tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá. Trong đó, điểm trung bình thành phần nhận thức là 2,96 điểm đạt mức độ trung bình theo phân chia mức độ. Nhận thức của sinh viên về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá chưa cao, tuy nhiên sinh viên có thái độ và hành động tích cực đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, cụ thể như sau, điểm trung bình thành phần thái độ đạt 3,70 điểm và điểm trung bình thành phần hành động đạt 3,65 điểm.

Mặt khác, kết quả thống kê chỉ ra rằng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên Đại học giữa giới tính nam và giới tính nữ có sự khác biệt ý nghĩa, giống với giả thuyết. Trong đó, nam thể hiện hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa cao hơn nữ cả hai biểu hiện hành động và thái độ của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa. Tuy nhiên, biểu hiện nhận thức của cả nam và nữ không có sự khác biệt về mức độ hứng thú.

Có nhiều yếu tố tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, trong nhóm yếu tố chủ quan tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, 3 yếu tố có điểm số trung bình cao nhất là “Gu thẩm mỹ của mỗi sinh viên”, “Tính cách, khí chất của sinh viên”, “Kiến thức của sinh viên về sản phẩm cá nhân hoá”, trong nhóm yếu tố khách quan tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, 3 yếu tố có điểm số trung bình cao nhất là “Xu hướng bạn bè”, “Chiến lược quảng cáo, truyền thông” và “Mức chu cấp gia đình”.

Có nhiều biện pháp tác động đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, trong đó 3 biện pháp có số điểm trung bình cao nhất là “Giá cả thích hợp”, “Thiết kế gian hàng ấn tượng” và “Phát huy tính tích cực trong thiết kế, luôn suy nghĩ tìm tòi và khám phá ra những yếu tố mới, mẫu mã mới”.

Việc phỏng vấn cá nhân trong đề tài này nhằm điều tra biểu hiện nhận thức, thái độ, hành động của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học, cho thấy kết quả phỏng vấn trùng khớp với số liệu thống kê về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học đạt mức độ cao ở cả biểu hiện thái độ và hành động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Tâm lý con người luôn có xu hướng khác biệt, con người thích sở hữu những cái mới, cái độc nhất, mang dấu ấn, bản sắc cá nhân. Hứng thú sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh các mặt hàng nói riêng và sản phẩm cá nhân hoá nói chung. Nhà sản xuất cần tạo ra sự khác biệt trong một thế giới phẳng, tạo ra những sản phẩm khác biệt dành cho mỗi cá nhân, tác động vào hứng thú muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng, đặc biệt là sinh viên - lứa tuổi có những nét đặc trưng tâm lý điển hình, định hình cái tôi trong nhân cách, nhu cầu tự thể hiện, muốn được tự khẳng định trong xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân, khẳng định bản thân, tìm tòi và khám phá cái mới.

Trong đề tài này, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá được hiểu là “thái độ đặc biệt của cá nhân khi sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống cá nhân đó, vừa có khả năng đem lại khoái cảm đặc biệt cho cá nhân trong quá trình sở hữu sản phẩm cá nhân hoá đó.” Việc tiếp cận nghiên cứu hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên thông qua việc sinh viên nhận thức tích cực, đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và vị trí sản phẩm cá nhân hoá trong cuộc sống của sinh viên; sinh viên có thái độ, cảm xúc phù hợp đối với sản phẩm cá nhân hoá, có những hành động tích cực, nỗ lực chiếm lĩnh sản phẩm cá nhân hoá.

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát và kết quả thống kê, kiểm nghiệm tương quan Pearson về mối tương quan giữa ba thành tố: Nhận thức, thái độ, hành động, cho thấy rằng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học đạt mức độ cao. Điều này đã được chỉ ra thông qua ba thành phần đề tài xác định làm tiêu chí đánh giá hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học là nhận thức, thái độ và hành

động. Trong đó, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ và biểu hiện hành động đều đạt mức độ cao.

Đề tài đã chứng tỏ giả thuyết được đưa ra trước đó rằng yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học là “gu thẩm mỹ” của sinh viên.

Bên cạnh đó, quá trình khảo sát và thống kê cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính nam và giới tính nữ về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá. Cụ thể có sự khác biệt về mặt hành động và thái độ đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá, không có sự khác biệt về mặt nhận thức.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học được đưa vào đánh giá trong phiếu thăm dò ý kiến, trong đó bao gồm cả hai yếu tố là yêu tố chủ quan và yếu tố khách quan biểu hiện cụ thể như tính cách, khí chất, văn hóa gia đình, xã hội,…Từ sự đánh giá mức độ của sinh viên cho biết được sự quan trọng, ảnh hưởng của yếu tố nào đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học.

Từ thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, và nhằm nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, đề tài đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan, được triển khai như sau: sinh viên tiến hành đánh giá trên phiếu thăm dò ý kiến. Kết quả cho thấy, các biện pháp đề tài đưa ra sinh viên đều đánh giá ở mức khả thi đến rất khả thi. Điều này cho thấy các biện pháp cần được áp dụng thực hiện để nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.

Thông qua kết quả điều tra, đề tài đã giải quyết mục đích nghiên cứu ban đầu của đề tài là khảo sát thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân

hoá của sinh viên đại học và đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học. Đồng thời đề tài cũng chứng minh được giả thuyết đề tài đã xác định là có sự khác biệt hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học giữa nam và nữ.

II. KIẾN NGHỊ

1. Đối với nhà kinh doanh

a. Chọn mức giá cho sản phẩm cá nhân hoá của mình phù hợp với đối tượng, nhóm khách hàng sinh viên. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, chọn chiến lược, tính giá kinh doanh. Nhà sản xuất chỉ nên tính giá cao hơn nếu có thể giải thích với khách hàng về sự chênh lệch, nghiêm khắc nhìn nhận về sản phẩm/dịch vụ của mình và định giá.

b. Thường xuyên thay đổi mẫu mã, thiết kế và những yếu tố mới để kịp thời đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của sinh viên. Thực tế vòng đời của sản phẩm đã được rút ngắn dưới 1 năm, kèm với đó là xu hướng của sinh viên luôn đổi mới, yêu cầu đặt ra cho nhà kinh doanh phải thay đổi để phù hợp. c. Thiết kế gian hàng, khu trưng bày ấn tượng để thu hút đối tượng là sinh viên đến xem. Với thị hiếu của sinh viên, nhà kinh doanh cần thu hút họ đến khu trưng bày, gian hàng trước khi bán sản phẩm cá nhân hóa, biến “người xem” thành “người mua”

d. Chọn địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm cá nhân hoá hợp lý, nghiên cứu thị trường địa điểm trưng bày. Các địa điểm có nhiều sinh viên, thu hút sinh viên như là: gần trường học, các địa điểm ăn uống, vui chơi, thư viện …

e. Xây dựng những câu chuyện minh hoạ và làm nổi bật quá trình làm ra, tạo ra sản phẩm cá nhân hoá cho sinh viên xem như những đoạn phim ngắn tóm tắt quá trình làm, những bài viết trên các trang mạng xã hội, những “sự thật có thể bạn chưa biết” đằng sau những món đồ sinh viên đang sở hữu.

g. Khuyến khích khách hàng tiếp thị cho sản phẩm cá nhân hóa của mình. Xây dựng, tạo ra một chương trình cho sinh viên, gây dựng khách hàng trung thành của chính mình như các loại thẻ tích điểm, thẻ giảm giá, thẻ quà tặng, tặng dịnh vụ miễn phí hàng tháng, các chương trình khuyến mãi …

2. Đối với phía sinh viên

a. Sinh viên cần nâng cao nhận thức và ý thức đối với việc mua và sở hữu sản phẩm cá nhân hóa. Biết được giá trị của sản phẩm cá nhân hoá cũng như những ý nghĩa mà sản phẩm cá nhân hóa đó mang lại cho bản thân là giải pháp quan trọng đối với mỗi sinh viên khi mong muốn phát huy niềm say mê, hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa mới.

b. Tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động của các tổ, nhóm bạn có chung sở thích về sản phẩm cá nhân hóa để khơi thêm niềm đam mê, mở rộng phạm vi ảnh hưởng niềm đam mê sở hữu sản phẩm cá nhân hóa đến bạn bè, giới thiệu, lan tỏa rộng khắp trong môi trường sinh viên để cùng nhau hướng đến những điều tích cực, phục vụ tốt cho cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. A.G.Côvaliốp. (1971). Tâm lý học cá nhân (tập 1). Hà Nội: NXB Giáo dục. 2. A.N.Lêônchiev. (1989). Hoạt động – ý thức – nhân cách. Hà Nội: NXB

Giáo dục.

3. Bùi An Lộc. (2016). Cá nhân hoá ứng dụng và dịch vụ di động hướng ngữ

cảnh người dùng. Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin .

4. C.Mác và Ph.Ăngghen. (1993). C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập. Tập 13. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

5. Dương Thiệu Tống. (2005). Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu Khoa học Giáo dục. Nxb Khoa học Xã hội.

6. Đinh Phương Duy. (2007). Tâm lý học. Nxb Giáo dục.

7. Đinh Thị Sen. (2013). Hứng thú môn học Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Nha Trang. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.

8. Đoàn Huy Ánh. (2005). Tâm lý sư phạm. TpHCM: NXB Đại học Quốc gia. 9. G.I.Sukina. (1973). Vấn đề hứng thú nhận thức trong khao học giáo dục.

Tập 1, Tập 2. Hà Nội: Trường ĐHSP HN I.

10.Huỳnh Văn Sơn, Đinh Quỳnh Châu, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu. (2010).

Những kiến thức cơ bản của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.

TpHCM:NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM.

11.Huỳnh Văn Sơn, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Tứ. (2012). Giáo trình Tâm lý học giáo dục đại học. TpHCM:NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM. 12.J.Piaget. (1986). Tâm lý học và Giáo dục học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 13.John Deway. (1997). Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch). NXB

14.Lê Khánh Vân. (2011). Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.

15.Lê Thị Lâm. (2008). Hứng thú học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường đại học Sư phạm Đà Nẵng. Tuyển tập báo cáo “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6”.

16.Lê Văn Bích. (2010). Hứng thú học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên hệ chính quy trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học (Trang 79 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)