Tình hình nghiên cứu về ve cứng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve (Trang 42 - 46)

2.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Vai trò truyền bệnh của ve đã được một số nhà khoa học phát hiện từ 100 năm trước công nguyên. Cristoff đã từng nói qua về mối quan hệ của ve đối với các vật chủ.

Vào thế kỷ 18, Smith đã phát hiện bệnh sốt “Texas fever” là do ve bò

Boophilus annulatus australis truyền qua đốt và hút máu (Dolman, 1969).

Năm 1746, Linnaeus đã phân loại và xác định tên khoa học của một số loài ve như: Ixodes ricinus, Hyalomma aegyptium nhưng chưa sắp xếp các loài ve thành hệ thống phân loại.

Đến thế kỷ thứ hai mươi thì Silmon, Stiles (1901), Neummann (1907, 1908) đã có hệ thống phân loại và chia họ ve: Liên họ (Superfamilia); ve Ixodoidae

26

gồm hai họ: Ve mềm Argasidae có giống ArgasOrnithodoros. Ve cứng

Ixodidae gồm hai phân họ: Rhipicephalinae có giống Rhipicephalus,

Haemaphysalis, BoophilusDermacentor. Ixodinae có giống Ixodes,

Eschatocephalus, Aponomma, AmblyommaHyalomma. Từ năm 1911 – 1939, Schulze đã có nhiều đóng góp vào hệ thống phân loài ve, tác giả đã đi sâu nghiên cứu 2 giống HyalomaDermacenter. Hai ba mươi năm sau đã có nhiều công trình nghiên cứu về ve đã xuất bản ở các nước. Việc phân loài ve dần dần được thống nhất và đã hệ thống được 500 loài ve. Năm 1950, Anastos đã phát hiện ở Indonesia có 7 giống và 30 loài trong đó giống HaemaphysalisAmblyomma là nhiều nhất. Cũng trong năm 1950, Kohls nghiên cứu ở Philippine có 9 giống và 21 loài ve. Năm 1952-1953, Feldman Muhsam đã phát hiện hai loài ve là

Rhipicephalus sanguineus ký sinh trên chó và Rhipicephalus turaicus ký sinh ở các vật chủ khác (Phan Trọng Cung & cs., 2001).

Ve B. microplus ký sinh chủ yếu trên gia súc, ve có nguồn gốc từ Châu Á và hiện nay đã phân bố ở khắp các châu lục. Ve xuất hiện ở miền Nam và Trung nước Mỹ, ở cả Mexico, Brazil (Evans, 1992), phía nam và phía đông của các tỉnh Western và Eastern Cape và KwaZulu-Natal, Nam Phi (Spickett & Fivaz, 1992), ở Australia (Angus, 1996).

Gholam (2007), khảo sát trên gia súc ở tỉnh Mazandaran, Iran cho kết quả có các loài: Boophilus annulatus, Rhipicephalus bursa, Haemaphysalis punctata,

Ixodes ricinus, Hyalomma marginatum, Hyalomma anatolicum excavatum,

Hyalomma asiaticum, Hyalomma detritum Dermacentor spp. Kết quả cho thấy Boophilus annulatus, Rhipicephalus bursa và các loài Hyalomma spp. là loài ve có tỷ lệ nhiều nhất.

Nghiên cứu tại các vùng nhiệt đới cho thấy tỷ lệ bò mắc Rhipicephalus (Boophilus)microplus là nhiều nhất và làm ảnh hưởng lớn đến gia súc là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất, sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng da và thậm chí gây chết với bò. Ve còn là vector truyền bệnh của các virus, vi khuẩn và bệnh do đơn bào Machado & cs., 2010 .

Babesia spp. được trải qua chu kỳ đầy đủ từ khi nhiễm vào ve đến khi tái nhiễm vào bò thì Babesia được hút vào phải trải qua tất cả các giai đoạn trứng, ấu trùng, thiếu trùng của ve (Louis – Denis, 1975). Trứng của ve nếu đẻ ra sau 96 giờ đều là trứng gây nhiễm và lan truyền ký sinh trùng qua ấu trùng. Điều này phù hợp với nhận xét của Kreier (1975). Từ những nghiên cứu của nhiều tác giả đã khẳng định vai trò truyền bệnh lê dạng trùng của các loài ve cứng họ Ixodidae đồng thời cũng chứng minh được sự truyền mầm bệnh qua trứng ve (Kock, 1906). Các loài ve

27

chủ yếu truyền bệnh cho Bò là Boophilus sp.; Rhipicephalus sp., ngoài ra còn có

Dermacnetor andersoni truyền Anaplasma spp. theo cơ giới (Maas, 1986).

Nghiên cứu về biện pháp diệt ve, tác giả cho rằng nấm endophytic có thể sử dụng để kiểm soát sự phát triển của ve bò Rhipicephalus (Boophilus) microplus (Campos & cs., 2010).

Nghiên cứu hệ thống phân loại ve trên thế giới, tác giả Walker & cs. (2014) cho biết, giống ve Boophilus có đặc điểm cấu trúc phân tử tương tự với giống ve Rhipicephalus vì vậy trong hệ thống phân loại ve cứng hiện nay các nhà khoa học ký sinh trùng đã xếp giống ve Boophilus là giống phụ nằm trong giống Rhipicephalus.

2.2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu nhiệt độ nóng ẩm rất phù hợp cho các loại côn trùng phát triển. Trịnh Văn Thịnh (1963) cho biết ở Việt Nam có 10 loài ve cứng ký sinh trên gia súc trong đó có 2 loài phổ biến là Boophilus microplus, Rhipicephalus sanguineus.

Năm 1966 đến 1973 ở miền Bắc, Việt Nam đã phát hiện có 49 loài và phân loài thuộc 8 giống trong 2 họ ve cứng Ixodidae và ve mềm Argasidae. Họ ve cứng có 7 giống và họ ve mềm có 1 giống. Trong số các loài ve trên, tác giả đã tìm được 7 loài và phân loài mới chưa có trong danh sách các loài ve trên thế giới. Ve

Boophilus microplusthường gặp trên 5 loài động vật hoang dã và 5 loài gia súc gia cầm, nhưng vật chủ chính ưa thích nhất vẫn là bò, nhất là bò lai hoặc bò nhập nội. Chúng là trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu do Babesia bigemina, Babesia barbera, Anaplasma marginale cho bò. Ve Rhipicephalus sanguineus là loài ve ký sinh chủ yếu trên chó, phân bố rộng khắp trên thế giới, ve

Rhipicephalus sanguineus là loài ve truyền các bệnh do Rickettsia, các bệnh do vi khuẩn, các bệnh do lê dạng trùng (Phan Trọng Cung, 1977).

Theo Phan Trọng Cung 1977 ve là loài động vật biến nhiệt, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường và cho biết ve bò ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh từ tháng 2, đạt cao nhất vào tháng 7. Ve Boophilus microplus là loài ve ký sinh chủ yếu ở bò vùng núi trung du và đồng bằng miền Băc Việt Nam.

Miền Bắc Việt Nam chỉ gặp 2 loài Rhipicephalus Koch 1844, đại diện là loài Rhipicephalus sanguineus Latreille,1806 và loài Boophilus Crtice,1894 đại diện loài B. annulatus ký sinh trên bò (Say, 1821; Phan Trọng Cung & cs., 1977).

28

Phân bố của ve cứng ở Việt Nam có 6 giống có mặt ở tất cả các miền là:

Amblyomma, Aponoma, Boophilus, Haemaphisalis, Ixodidae, Rhipicephalus, với số lượng khác nhau. Riêng giống Dermacentor không có mặt ở đồng bằng nước ta, giống Hyalomma chỉ mới gặp ở miền Trung và Tây Nam Bộ, giống Argas chỉ mới gặp ở đồng bằng Bắc Bộ (Phan Trọng Cung & cs., 2001).

Nghiên cứu tại Đắc Lắk, tác giả Nguyễn Văn Diên & Phan Lục (2007) cho biết mùa khô, cường độ nhiễm ve trung bình/bò thấp nhất là tháng 12 và bắt đầu tăng dần từ tháng 1 cho đến cuối mùa khô. Cường độ nhiễm ve đạt cao nhất vào tháng 5. Nhiệt độ môi trường và lượng mưa cũng bắt đầu tăng từ tháng 1 cho đến tháng 5. Điều này cho thấy mật độ ve ký sinh trên bò chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ từ 25°C đến 27°C và lượng mưa 100 – 300 mm là điều kiện tối ưu để ve phát triển. Khi nhiệt độ giảm dần từ tháng 5 đến tháng 9 và lượng mưa tăng dần thì ve ký sinh ở bò giảm xuống.

Nguyễn Hữu Hưng & cs. (2014) nghiên cứu ngoại ký sinh tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên – An Giang đã xác định được 2 loài ve cứng là B. microplus,Rh. sanguineus ký sinh ở bò và xung quanh chuồng nuôi.

Ve có khả năng hút máu khá lớn của vật chủ. Ve Amblyomma có thể hút 600-1200mg máu và mỗi ve nhỏ như Boophilus hút 160-600mg máu. Ve B. microplus thuộc nhóm ve một vật chủ. Trên cơ thể bò có thể gặp cả ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành vào tất cả các tháng trong năm nhưng nhiều nhất từ tháng ba đến tháng bảy và cao nhất là tháng tư, tháng năm. Vùng trung du thời gian ve nhiều nhất từ tháng năm đến tháng chín (mùa nóng ẩm). Vùng cao nguyên khí hậu quanh năm mát ve có nhiều vào mùa mưa ẩm từ tháng chín đến tháng mười hai. Tại một địa điểm khi trời mưa lâu hay nóng thì thấy ít ve. Trái lại vào mùa mưa mà trời hửng nắng thì ve có rất nhiều (Trịnh Văn Thịnh, 1980).

Boophilus microplus là ve một vật chủ nên ngoài đồng cỏ chỉ gặp ve cái đang đẻ và ấu trùng. Trên một mét vuông đồng cỏ thấy đến 536 ấu trùng. Theo tác giả ấu trùng ve thường bám vào lá cỏ, khi có mưa thì trốn xuống dưới gốc sát mặt đất khi hửng nắng lại leo lên. Ấu trùng thích bám vào cây cỏ có nhiều lông và thường bám ở mặt dưới lá để tránh ánh sáng mặt trời và gió. Ve sống nhiều ở đồng cỏ tranh, nhất là những nơi cỏ tranh cao lẫn bụi sim mua, cỏ ven đường đi và nơi đất ẩm. Trên nền chuồng xi măng hoặc đất thấy rất ít ve và ấu trùng (Phan Trọng Cung, 1977).

Bệnh ký sinh trùng đường máu có liên quan mật thiết với các loài ve. Miền Bắc nước ta, ve Boophilus spp. là phổ biến nhất và chiếm 95% tổng số các loài ve (Nguyễn Hữu Ninh, 1980).

29

Để diệt ve các hóa dược đã được sử dụng như DDT, Dipterex Trịnh Văn Thịnh, 1982), sử dụng Sumicidin (Phạm Sỹ Lăng, 1988 . Phương pháp phát quang đồng cỏ và để ve chết đói cũng có tác dụng diệt ve tốt. Biện pháp cho ve chết đói là chỉ cần luân phiên đồng cỏ không cho gia súc ăn trên đồng cỏ một thời gian, đối với ve Boophilus microplus là khoảng 8 tháng (Phan Trọng Cung, 1977). Diệt ve hiệu quả cần thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợn diệt ve trên cơ thể gia súc, ở chuồng nuôi và ngoài thiên nhiên (Phạm Văn Khuê & Phan Lục, 1996) .

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)