3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424 km2, dân số hơn 265 nghìn người bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao , toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Hình 3.1. Bản đồ huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
36
Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thủy bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ Đồng bằng Bắc bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội – Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả.
Đất đai và địa hình
Huyện Ba Vì được bao quanh bởi sông Đà và sông Hồng. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9 đất đai của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9 ha, trong đó rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246 ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60C. Tổng lượng mưa trung bình qua các năm là 1560,6 mm. Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (4206 mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 19,5oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 17,4oC. Gió có 2 hướng chính là gió Đông Bắc với tần suất khá lớn là 50 - 60%, gió Nam vào mùa hè với tần suất 45 - 55%. Độ ẩm trong năm giao động 82,2 – 86,6%.
Khu hệ động thực vật
Hiện nay động vật có xương sống tại Ba Vì có 342 loài, có 23 loài có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có. Nhóm động vật nuôi phổ biến bao gồm bò, trâu, lợn, dê, đà điểu, gà, vịt, ngan, ngỗng. Nhóm động vật quí hiếm ở vườn quốc gia Ba Vì có 66 loài như cầy vòi hương, Khỉ mặt đỏ, cầy vằn, Cầy mực Artictis binturong, cầy gấm, beo lửa, sơn Dương, sóc bay.. Gà lôi trắng, yểng quạ, khướu bạc má. Về côn trùng, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ.
Thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài tạo ra thảm thực vật phong phú là điều kiện tốt cho động vật trong đó có nhiều loài là vật chủ trung
37
gian và môi giới truyền bệnh cho người và vật nuôi như: ruồi, muỗi, mòng và ve bét phát triển.
Như vậy Ba Vì có thảm động thực vật phong phú là điều kiện thích hợp cho ký sinh trùng phát triển.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Sản xuất nông lâm nghiệpthủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2 so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn năm.
Sản xuất công nghiệp: giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34 so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.
Hoạt động thú y của huyện Ba Vì theo đơn vị hành chính nhà nước thú y cấp huyện với cơ cấu trạm trưởng, 1 trạm phó, 7 cán bộ trạm, 1 kế toán. Trạm Chăn nuôi thú y quản lý có 31 cán bộ trưởng ban chăn nuôi thú y xã và 206 thú y viên của các thôn. Công tác chăn nuôi thú y tại huyện Ba Vì là thực hiện giám sát tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên địa bàn, điều trị và hoạt động chuyên môn, phun khử trùng, tiêm phòng, phối hợp, phòng chống bệnh, thức ăn chăn nuôi. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh thú y là lực lượng chuyên môn thực hiện biện pháp phòng chống dịch được phối hợp triển khai từ Trạm chăn nuôi đến cấp phường xã và triển khai phối hợp với các thú y viên của thôn (Trạm Thú y Ba Vì, 2020).
3.1.1.3. Điều kiện Xã hội
Theo số liệu thống kê của huyện Ba Vì, năm 2014 dân số huyện là 269.299 người số là 256.467 người đã tăng 1,4 . Mật độ dân số 635 người/km2 thấp hơn bình quân của thành phố Hà Nội là 1.979 người/km2. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2014 là 13,5 .
Giao thông phát triển cả đường bộ và đường thủy. Đường bộ: có quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối thị xã Sơn Tây, thủ đô Hà Nội với tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại xã Thái Hòa có cầu Trung Hà bắc qua sông Đà. Đường thủy có sông Hồng, sông Đà và sông Tích.
Sự phong phú và đa dạng về giao thông là điều kiện để dịch bệnh ở gia súc và người lưu hành thuận lợi.