Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì, Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve (Trang 92)

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm ve ở đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì

Loại bò Tổng số bò

theo dõi (con)

Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) P-value Bò vàng 687 303 44,10ª 0,000 Bò sữa 583 125 21,44b Tổng 1270 428 33,70

Các giá trị tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê P< 0,001

Bảng 4.16 cho thấy tỷ lệ nhiễm ve ở bò vàng địa phương là 44,10 , tỷ lệ nhiễm ve ở bò sữa là 21,44 . Bò vàng địa phương nhiễm ve cao hơn bò sữa, sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,005.

Machodo & cs. 2010 nghiên cứu trên bò tại các vùng nhiệt đới cho thấy ve là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất, sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng da và có thể gây chết bò.

Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như điều kiện chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và đối tượng chăn nuôi. Tại huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội với điều kiện thiên nhiên có khí hậu mát mẻ, thảm thực vật nguồn thức ăn xanh phong phú vì vậy chăn nuôi bò rất phát triển. Quan sát thực trạng chăn nuôi tại địa phương cho thấy, ở các xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Thái Hòa các hộ chăn nuôi bò chủ yếu theo phương thức nuôi nhốt ở trong chuồng, thức ăn chủ yếu là cắt cỏ ngoài đồng hoặc trong vườn, kết hợp với cám tổng hợp, cám ngô. Bò sữa được nuôi nhốt, tắm rửa vệ sinh hàng ngày tại chuồng. Thông thường các hộ gia đình nuôi bò sữa thường từ 2 đến 4 bò, một số ít hộ chăn nuôi trên 10 bò.

Chăn nuôi bò vàng hoàn toàn ngược lại với chăn nuôi bò sữa, phương thức chăn nuôi chủ yếu là tận dụng đồng cỏ bãi chăn, hầu hết bò vàng đều được chăn thả tự do, tận dụng nguồn thức ăn là cỏ ở ngoài đồng, cỏ mọc hoang dại. Các hộ chăn nuôi bò vàng với số lượng dao động từ từ 2 đến 8 cá thể bò. Theo đặc điểm

76

phát triển ve có thể tồn tại ở ngoài môi trường rất lâu, ve trưởng thành đói có thể nhịn đói trên 19 tháng đến khi bám được vào vật chủ hút máu, ve cái có thể hút no sau khi giao cấu, giai đoạn ấu trùng luôn có trên cây cỏ ở vùng bãi chăn thả nên nguy cơ bò bị nhiễm ve rất cao (Phạm Văn Khuê & Phan Lục, 1996). Nghiên cứu về ve ký sinh ở Việt Nam tác giả Phan Trọng Cung 1977) nhận xét: Ve bò

Boophilus microplus là ve 1 ký chủ nên thường gặp ve cái và ấu trùng ở đồng cỏ. Trên nền chuồng xi măng hay nền chuồng đất thường rất ít ve và ấu trùng.

Như vậy chăn nuôi theo hai phương thức khác nhau thì nguy cơ lây nhiễm ve từ ngoài vào đối với bò vàng và bò sữa đều có sự khác nhau. Bò vàng địa phương thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài bãi chăn nên nguy cơ lây nhiễm cao hơn bò sữa nuôi nhốt tại chuồng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bò vàng địa nuôi thả trên đồng cỏ có tỷ lệ nhiễm ve cao hơn bò sữa nuôi nhốt chuồng là phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

4.4.2. Cƣờng độ nhiễm ve trên đàn bò huyện Ba Vì, Hà Nội

Để đánh giá mức độ nhiễm ve trên cơ thể bò tại thực địa, kết quả nghiên cứu về vị trí nhiễm và cường độ nhiễm ve trên đàn bò thể hiện ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Cƣờng độ nhiễm ve theo các vị trí ký sinh ở bò

STT Vị trí ký sinh Bò vàng Bò sữa Min (con) Max (con) Trung bình Min (con) Max (con) Trung bình/bò 1 Yếm, cổ 5 118 83,65 1 10 2,80 2 Thân 1 21 18,65 1 10 4,33 3 Háng chân 1 6 3,56 0 0 0 4 Chân 1 16 12,33 1 4 2,23 Tổng 1 118 26,67 0 5 2,83

Bảng 4.17, cho thấy, ve ký sinh ở các vị trí: yếm, cổ, thân, háng và chân trên cơ thể bò.

Bò vàng địa phương, ve ký sinh ở hầu hết trên cơ thể, nhưng chủ yếu tập trung ở yếm, cổ với mật độ dao động thấp nhất là 5 ve, cao nhất là 118 ve, nhiễm

77

trung bình cao nhất là ở yếm và cổ: 83,65 ve bò và thấp nhất ở vùng háng chân, trung bình là 3,56 ve/bò.

Bò sữa cường độ nhiễm ve rất thấp, háng chân không tìm thấy ve ký sinh. Thân, yếm, cổ nhiều nhất là 10 ve. Cường độ nhiễm ve trung bình cao nhất là 4,33 ve bò và thấp nhất 2,23 ve bò.

Trịnh Văn Thịnh 1963) cho biết, loài ve Boophilus microplus ký sinh phổ biến ở bò. Trên cơ thể bò đều thấy tất cả các giai đoạn của ve. Ve thường bám vào các vùng da mỏng và những nơi tiếp xúc nhiều với cây cỏ trên đồng cỏ, bãi chăn. Vị trí thường thấy ve ký sinh nhiều là tai, vú, yếm và thấp nhất ở háng chân. Kết quả xác định vị trí ve ký sinh ở bò huyện Ba Vì của chúng tôi khá phù hợp với nhận xét của tác giả.

Nhận xét về tình hình nhiễm ve theo loại bò và vùng địa lý. Tác giả cũng cho rằng, ve bám nhiều nhất vào bò nước ngoài nhập nội, bò lai, bê con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về cường độ nhiễm ve ở bò sữa tại huyện Ba Vì khác với nhận xét của tác giả. Cường độ nhiễm ve ở bò sữa trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn bò vàng địa phương. Điều này theo chúng tôi có thể là do phương thức chăn nuôi bò sữa thường xuyên được tắm chải, nuôi nhốt chuồng, điều kiện vệ sinh tốt đã khiến cho cường độ nhiễm ve của bò sữa thấp hơn bò vàng địa phương.

4.4.3. Tỷ lệ nhiễm ve của bò theo các mùa trong năm

Việt Nam là nước nhiệt đới, với khí hậu nóng ẩm. Miền Bắc với đặc trưng 4 mùa rõ rệt đó là mùa xuân, hạ, thu và mùa đông. Với sự khác biệt rõ rệt về thời tiết như vậy có ảnh hưởng tới tình hình nhiễm ve ở bò không? chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm ve theo mùa. Kết quả được trình ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò nuôi theo mùa trong năm

Mùa Nhiệt độ Trung bình (ᵒC) Số bò theo dõi (con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) P-value Xuân 18,7-24,6 320 55 17,19c 0,000 Hè 29,2,- 29,6 317 192 60,57a Thu 25,6- 28,9 318 158 49,69b Đông 16,9- 23,7 315 23 7,30d Tổng 1270 428 33,70

78

Kết quả từ bảng 4.18 cho thấy trong vùng nghiên cứu bò nhiễm ve quanh năm, cao nhất là mùa hè: 60,57 , tiếp đến mùa thu: 49,69%, mùa xuân: 17,19% và thấp nhất mùa đông: 7,30 . Kết quả phân tích chỉ số OR chênh cho thấy tỷ lệ nhiễm ve vào mùa hè, mùa thu, mùa xuân cao hơn mùa đông lần lượt là 18,47; 12,87; 2,11 lần. Tỷ lệ bò nhiễm ve có sự biến động rõ rệt theo mùa và nhiễm cao nhất vào mùa hè, mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10 và giảm ở mùa xuân và mùa đông. Sở dĩ có sự biến động nhiễm ve trên đàn bò theo mùa theo chúng tôi có thể do điều kiện thời tiết lại huyện Ba Vì vào mùa hè từ tháng 5 đến 7, mùa thu từ tháng 8 đến 10 có nhiệt độ trung bình dao động từ 25,6ᵒC- 29,60C, độ ẩm 84 . Lượng mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của ve. Vào mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ môi trường giảm xuống 19,8ᵒC và độ ẩm giảm làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, phát triển và sinh sản của ve. Vì vậy nên sự nhiễm ve của bò tuân theo quy luật mùa vụ rõ rệt.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Razmi & cs. 2007 , tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ve phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, lượng mưa và nhiệt độ trung bình 26ᵒC.

Nguyễn Văn Diên 2007 nghiên cứu ve ở Tây Nguyên cho thấy mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cường độ nhiễm ve trung bình/bò thấp nhất là tháng 12, cường độ nhiễm ve bắt đầu tăng dần từ tháng 1 cho đến cuối mùa khô. Cường độ nhiễm ve cao nhất vào tháng 5. Nhiệt độ môi trường và lượng mưa cũng bắt đầu tăng từ tháng 1 cho đến tháng 5. Khi nhiệt độ giảm dần từ tháng 5 đến tháng 9 và lượng mưa tăng dần thì ve ký sinh ở bò giảm xuống.

Theo Phan Trọng Cung (1977) ve bò ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh từ tháng 2, cao nhất vào tháng 7. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi về sự phân bố ve trên đàn bò tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả “đàn bò ở các tỉnh đồng bằng nhiễm ve cao vào mùa hè và mùa thu”.

4.4.4. Tỷ lệ nhiễm ve của bò theo địa hình

Các nhà khoa học ký sinh trùng đã chứng minh rằng thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của ve ký sinh. Chúng tôi đã nghiên cứu sự phân bố của ve theo địa hình tại vùng nghiên cứu kết quả được trình bày ở bảng 4.19.

79

Bảng 4.19. Tỷ lệ nhiễm ve của bò theo địa hình

Địa hình Số bò theo dõi

(con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Vùng núi cao Tản Lĩnh 221 56 25,34 Vân Hòa 206 38 18,45 Yên Bài 156 31 19,87 Tổng 583 125 21,44a Đồng bằng Thái Hòa 119 21 26,89 Phú Đông 110 48 43,64 Phú Sơn 106 30 28,30 Tổng 335 99 29,55b Vùng gò đồi Tòng Bạt 126 86 68,25 Vật Lại 110 56 50,90 Thụy An 116 62 53,45 Tổng 352 204 57,95c

Các giá trị tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê P< 0,005

Bảng 4.19 cho thấy bò ở cả ba vùng nghiên cứu đều nhiễm ve. Nhiễm cao nhất là vùng gò đồi, tỷ lệ nhiễm trung bình là 57,95 , tiếp đến vùng đồng bằng: 29,55 và thấp nhất vùng núi cao là 21,67 . vùng địa hình khác nhau thì tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò là khác nhau, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P< 0,05).

Sở dĩ có sự sai khác tỷ lệ nhiễm ve giữa các vùng địa hình theo chúng tôi có thể, vùng núi do kiến tạo địa chất, thể đất dốc nên độ ẩm luôn thấp hơn vùng gò đồi và đồng bằng. Vùng đồng bằng luôn thấp hơn nên độ ẩm cao hơn vùng gò đồi và vùng núi, phù hợp cho sự phát triển của ve mặc dù nhiệt độ của cả 3 vùng không có sự chênh lệch nhiều. Như vậy tỷ lệ nhiễm ve ở vùng đồng bằng và vùng gò đồi cao hơn vùng núi là phù hợp. Một nguyên nhân khác, tỷ lệ nhiễm ve có sự khác nhau có thể là do tập quán chăn nuôi ở các xã khác nhau. Các xã ở vùng đồng bằng và gò đồi, theo thói quen chăn thả bò trên đồng cỏ, bãi chăn, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng ve, ve ký sinh bám lên cơ thể bò.

Nguyễn Văn Thọ & cs. (2019) nhận xét ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus ký sinh chủ yếu trên bò và là ve phổ biến ở vùng đồng bằng và trung du của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nhận xét của tác giả nêu trên.

80

4.4.5. Tỷ lệ nhiễm ve theo lứa tuổi của bò

Để tìm hiểu tình hình nhiễm ve có phụ thuộc vào lứa tuổi của bò hay không? Chúng tôi đã nghiên cứu tình hình nhiễm ve theo lứa tuổi của bò, kết quả được trình bày ở bẳng 4.20.

Bảng 4.20. Tỷ lệ nhiễm ve theo lứa tuổi của bò Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Lứa tuổi

Số bò theo dõi (con)

Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) P-value <1 415 146 36,59a 1-2 430 149 34,65a 0,016 > 2 425 133 31,29a Tổng 1270 428 33,70

Các giá trị tỷ lệ nhiễm mang chữ cái giống nhau, sai khác không ý nghĩa thống kê P> 0,005) Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, bò ở tất cả các lứa tuổi nuôi tại huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội đều nhiễm ve.

Tỷ lệ nhiễm ve ở các lứa tuổi như sau: 36,59%; 34,65%; 31,29%. Tuy nhiên sự sai khác giữa tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi không có ý nghĩa thống kê P>0,005.

Theo chúng tôi có thể do máu bò là thức ăn duy nhất của ve, nên ve có thể hút máu ở bất kể lứa tuổi nào của bò, vì vậy kết quả cho thấy mọi lứa tuổi của bò đều nhiễm ve.

Trịnh Văn Thịnh 1963) cho biết: ve ký sinh ở bò thường thích bám vào những vùng da mỏng, ve bám nhiều nhất vào bê non. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy bò dưới 1 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Từ nghiên cứu cho thấy, người dân nên quan tâm diệt ve ở mọi lứa tuổi của bò nhất là bò non.

4.4.6. Thành phần loài ve ký sinh ở bò vùng nghiên cứu

Để xác định được thành phần loài ve ký sinh ở bò, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu ve từ đàn bò sữa và bò vàng địa phương. Mẫu ve được bảo quản và định loại tại phòng thí nghiệm bộ môn Ký sinh trùng – Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo khóa định loại của các tác giả Brumpt (1919) và Walker (2014).

81

Dựa vào đặc điểm hình thái phân loại ve theo khóa phân loại của Brumpt (1919) và Walker (2014). Chúng tôi đã tiến hành đo, chụp ảnh, vẽ mô tả và đã xác định được 2 loài ve ký sinh ở bò huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội như sau:

Loài Rhipicephalus (Boophilus) annulatus

Hình thái mẫu 1 được soi dưới kính hiển vi soi nổi, chụp ảnh, vẽ và mô tả ở hình 4.19, 4.20, 4.21, 4.22.

Đặc điểm hình thái cấu tạo của ve cái - Đầu giả ngắn

- Có mắt, có mai lưng phủ 1 3 cơ thể - Có mai cạnh hậu môn

- Hố cảm giác hình ovan - Trụ răng dạng cột 4+4 - Xúc biện dài và cong - Gốc háng chân 1 không rõ - Gốc háng 2 và 3 là không có

- Vùng sau lỗ sinh dục có hình chữ U.

Hình 4.19. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ cái (mặt bụng)

82

Hình 4.20. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ cái (mặt lƣng)

1-Đốt chân, 2- Xúc biện dài cong, 3- Mai lưng, 4- Mắt, 5- Mai hậu môn- không có mấu đuôi

Hình thái cấu tạo của ve đực - Đầu giả ngắn

- Có mắt

- Mai lưng phủ toàn phần - Gốc háng chân 1 ngắn

- Tấm mai hậu môn 3 không rõ hình đĩa

- Tấm mai hậu môn 4 rõ hình đĩa

83

Hình 4.21. Ve đực Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ đực (mặt bụng)

1- Gốc háng chân 1 ngắn, 2- Bàn thở, 3- Tấm cạnh hậu môn

Hình 4.22. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ đực (mặt lƣng)

84

Loài Rhipicephalus (Boophilus) microplus

Hình thái mẫu 2 được soi dưới kính hiển vi soi nổi, chụp ảnh, vẽ và mô tả ở hình 4.23, 4.24, 4.25, 4.26.

* Đặc điểm hình thái cấu tạo của ve cái - Đầu giả ngắn - Có mắt ở mai lưng - Hố cảm giác hình o van - Trụ, răng dạng cột 4+4 - Gốc xúc biện ngắn và cong - Gốc háng chân 1 không rõ - Gốc háng chân 2 và 3 rõ ràng - Vùng sau lỗ sinh dục có hình chữ U

Hình 4.23. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_ cái (mặt bụng)

Hình thái mặt bụng ve Microplus cái:

85

Hình 4.24. Rhipicephalus (Boophilus) microplus _cái (mặt lƣng)

1- Đốt chân, 2- Xúc biện, 3- Đáy đầu giả, 4- Khớp chân 5- Mắt, 6- Mai lưng, 7- Mai hậu môn

* Đặc điểm hình thái cấu tạo ve đực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)