Đánh giá tình hình cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI HỒNG LỢI (Trang 27 - 32)

2.2 CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV MA

2.2.1 Đánh giá tình hình cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, trong báo cáo phân tích Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu phân tích như sau:

Bảng 02: Bảng khái quát cơ cấu tài sản

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền (%) Số tiền (%) A-Tài sản ngắn hạn 2.934,6 1.678,2 2.067,8 (1.256,4) (42,82) 389,6 23,21 Tiền và các khoản tương đương tiền 952,9 872,4 945,6 (80,5) (8,45) 73,2 8,39 Các khoản phải thu ngắn hạn 1.161,5 307,6 458,1 (853,9) (73,52) 150,5 48,93

17 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền (%) Số tiền (%) Hàng tồn kho 534,8 365,5 416,5 (169,3) (31,66) 51 13,95 TSNH khác 285,4 132,7 238,6 (152,7) (52,51) 105,9 79,81 B-Tài sản dài hạn 1.319,1 1.387,6 1.886,8 68,5 5,19 499,2 35,98 TSCĐ 1.014,2 1.043,5 1.264,5 29,3 2,89 221 21,18 TSDH khác 304,9 344,1 622,3 39,2 12,86 278,2 80,85 TỔNG TÀI SẢN 4.253,7 3.065,8 3.954,6 (1.187,9) 27,93 888,8 28,99

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2018-2020 của Công ty)

Tổng giá trị tài sản trong 3 năm vừa rồi biến động tăng giảm không đều, năm 2019 là thấp nhất với số tiền gần 3,1 tỷ và cao nhất là năm 2018 với số tiền hơn 4,2 tỷ. Mức giảm về tổng giá trị tài sản của năm 2019 so với năm 2018 khá nhiều gần 1,2 tỷ, chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty năm 2019 tụt giảm đáng kể. Đến năm 2020, tổng giá trị tài sản tăng lên với tỷ trọng 28,99% so với năm 2019, cho thấy quy mô kinh doanh năm 2020 có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, công ty đang dần cải thiện nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Trong cơ cấu tài sản của Công ty thì chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Năm 2018 là cao nhất với giá trị TSNH trong công ty là 2.934,6 triệu cho thấy trong năm này công ty đang tập trung mở rộng quy mô kinh doanh. Năm 2019, do tình hình mở rộng quy mô hoạt động không hiệu quả nên giá trị này giảm đi 1.256,4 triệu so với năm 2018. Tổng giá trị tài

18

sản ngắn hạn năm 2020 là 2.067,8 triệu, tăng 389,6 triệu đồng tương ứng so với năm 2019. Tuy giá trị TSNH năm 2020 có tăng so với năm 2019 nhưng trên thực tế, giá trị này vẫn thấp hơn so với năm 2018.

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2020 tăng 73,2 triệu (8,39%) so với năm 2019 nhưng lại nhỏ hơn so với năm 2018. Tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nhằm mục đích thanh toán, sự biến động của chỉ tiêu này trong những năm qua nguyên nhân chính là do công ty tăng giảm lượng tiền gửi ngân hàng, lượng tiền mặt chưa hợp lí. Tuy chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có tăng lên trở lại trong năm 2020, tỷ trọng trên tổng tài sản cũng tăng nhưng giá trị này vẫn ở mức thấp. Việc dự trữ tiền không nhiều sẽ giúp công ty giảm chi phí, không để tiền nhàn rỗi song nó sẽ gây ảnh hưởng xấu lên khả năng thanh toán của công ty, đem đến rủi ro trong thanh toán.

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm mạnh từ năm 2018 là 1.161,5 triệu xuống chỉ còn 307,6 triệu trong năm 2019. Năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn có giá trị 458,1 triệu tăng 48,93% so với năm 2019. Cho thấy vào năm 2019 công ty đã kiểm soát tốt khoản phải thu của khách hàng so với năm 2018 dù tình hình kinh doanh của năm 2019 giảm sút và đã dần ổn định hơn trong năm 2020. Điều này cho thấy khoản bị chiếm dụng vốn của công ty đã giảm, công tác quản lý khoản phải thu của công ty đã tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Hàng tồn kho của công ty biến động tăng giảm theo chiều của TSNH. Năm 2018, giá trị hàng tồn kho ghi nhận là 534,8 triệu. Cho đến năm 2019, đà giảm của hàng tồn kho có tốc độ 31,66%, tương ứng giảm 169,3 triệu, xuống mức còn 365,5 triệu, sau đó, tăng trở lại trong năm 2020 lên thành 416,5 triệu khi khóa sổ. Việc biến động hàng tồn kho chính là hệ quả khi tiền bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều, hàng tồn kho gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ nghiên cứu triển khai các dự án mới của công ty. Biến động liên tục về hàng tồn kho gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn khác bao gồm các khoản phải trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được giảm trừ, các khoản phải thu khác từ Ngân sách Nhà nước, tạm ứng cho nhân viên,

19

… giảm xuống năm 2019 và có xu hướng tăng lên vào năm 2020. Đây có thể là một sự thay đổi nhỏ ảnh hưởng bởi tình hình tự chủ kinh doanh của công ty.

Tài sản dài hạn cũng là hạng mục có nhiều thay đổi trong giai đoạn phân tích bao gồm TSCĐ và TSDH khác. TSDH của công ty năm 2019 là 1.387,6 triệu, tăng 68,5 triệu tương đương tăng 5,19% so với năm 2018. Năm 2020, khối lượng TSDH của công ty là 1.886,8 triệu, tăng lên 499,2 triệu tương đương 35,98% so với năm 2019. Giá trị TSDH của công ty trong giai đoạn này liên tục tăng lên. TSDH ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, cho thấy chiến lược dài hạn, tập trung phát triển ổn định và củng cố của công ty. Điều đó thể hiện công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn lực lâu dài cho chiến lược phát triển của mình.

Nhìn chung, quy mô Tổng tài sản của Công ty TNHH MTV Mai Hồng Lợi đang được điều chỉnh cải thiện. Công ty đang dần chú trọng vào đầu tư các tài sản dài hạn, hướng tới mở rộng thị trường. Việc đầu tư cho dài hạn sẽ giúp công ty có cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo được sự phát triển ổn định trong tương lai và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Bảng 03: Bảng khái quát cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền (%) Số tiền (%) A-Nợ phải trả 1.076,9 1223,1 903,3 146,2 13,57 (319,8) (26,15) Nợ ngắn hạn 1.076,9 1223,1 903,3 146,2 13,57 (319,8) (26,15) Nợ dài hạn - - - - - -

20 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền (%) Số tiền (%) B-Vốn chủ sở hữu 3.176,8 1.842,7 3.051,3 (1.334,1) (41,99) 1.208,6 65,59 Vốn đầu tư của CSH 2.431,1 1.605,1 2.187,5 (826) (33,98) 582,4 36,28 LNST chưa phân phối 745,7 237,6 863,8 (508,1) (68,13) 626,2 263,55 TỔNG NGUỒN VỐN 4.253,7 3.065,8 3.954,6 (1.187,9) 27,93 888,8 28,99

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2018-2020 của Công ty)

Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng giá trị của tổng tải sản. Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả của công ty biến động nhẹ qua các năm. Năm 2019, nợ phải trả là 1.223,1 triệu, tăng 146,2 triệu tương ứng tăng 13,57% so với năm 2018. Năm 2020, nợ phải trả của công ty là 903,3 triệu, giảm 319,8 triệu tương đương giảm 26,15% so với năm 2019. Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của công ty tương đối ổn định. Để tìm hiểu sự biến động trong khoản mục này, ta cần xem xét tình hình các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty. Nợ ngắn hạn là nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong khối nợ phải trả của công ty nên nợ ngắn hạn biến động chính bằng nợ phải trả. Sự tăng lên của nợ ngắn hạn trong giai đoạn này là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng lên của nợ phải trả. Công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn có thời hạn ngắn, chi phí thấp, dù vậy, nợ ngắn hạn tăng lên sẽ làm tăng khoản chỉ phí sử dụng vốn.

21

Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn vốn chủ đạo hoàn toàn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vì vậy vốn CSH chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của công ty. Vào năm 2020, vốn CSH là 3051,3 triệu tăng cao hơn 65,59% tương đương 1.208,6 triệu so với năm 2019 nhưng lại giảm nhẹ so với năm 2018. Cho thấy công ty gặp khó khăn trong năm 2019 và dần cải thiện tình hình hoạt động ổn định hơn trong năm 2020. Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm vốn đầu tư của CSH và LNST chưa phân phối. Trong đó, vốn đầu tư của CSH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn LNST chưa phân phối. Vốn đầu tư của CSH biến động theo chiều của vốn CSH. Năm 2018 là cao nhất, tiếp đến là năm 2020 và năm 2019 là thấp nhất. Nhưng theo LNST chưa phân phối thì năm 2020 lại cao nhất, tiếp đến là năm 2018 và thấp nhất thì vẫn là năm 2019. Cho thấy công ty đang dần cải thiện tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn qua những kinh nghiệm sau 1 năm kinh doanh sa sút được rút ra trong năm 2019.

Nhìn chung công ty hoạt động có lãi, vấn đề lợi nhuận này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, và trong thời gian tới công ty có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã khả quan hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI HỒNG LỢI (Trang 27 - 32)