KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 39)

Kiểm soat đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bao gồm cac nội dung sau: kiểm soat công tac lựa chọn nhà thầu, kiểm soat việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành, kiểm soat việc tạm ứng, thanh toan khối lượng hoàn thành, kiểm soat việc nghiệm thu bàn giao, hoàn công, quyết toan.

1.3.1. Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu

Trong chu trình cac bước thực hiện dự an, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Vì qua trình thực hiện cac dự an xây dựng luôn luôn tiềm ẩn và nảy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn tài chính có thể làm sai lệch tiến độ dự an. Kinh nghiệm của nhiều nhà quản lý lâu năm đã chỉ ra rằng, biện phap cơ bản để rút ngắn thời gian thực hiện cac dự an chính là khả năng phối hợp tốt giữa những con người cụ thể với toàn bộ cac công việc của dự an ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết thúc công trình. Do đó, cac nhà thầu được lựa chọn nếu đạt được cac tiêu chuẩn yêu cầu cả về trình độ, năng lực lẫn khả năng tổ chức, sẽ là một trong cac yếu tố căn bản giúp đẩy nhanh tiến độ dự an mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

Công tac lựa chọn nhà thầu được thực hiện đối với cac công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự an đầu tư xây dựng công trình, khảo sat, thiết kế dự toan, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, giam sat thi công và cac hoạt động có liên quan khac đến dự an. Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo cac nguyên tắc sau đây:

- Đap ứng được hiệu quả của dự an đầu tư xây dựng.

- Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự an, có gia thầu hợp lý.

- Khach quan, công khai, minh bạch, công bằng.

- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ cac quy định của phap luật.

Kiểm soat trong công tac lựa chọn nhà thầu đap ứng cac nguyên tắc trên bao gồm:

- Kiểm soat tính hợp lệ về tư cach nhà thầu tham gia cac gói thầu của dự an đầu tư XDCB.

- Kiểm soat việc đanh gia năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm:

+ Kinh nghiệm thực hiện cac gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có), kinh nghiệm hoạt động trong cac lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.

+ Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ can bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu, số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu.

+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, cac hợp đồng đang thực hiện dở dang và cac chỉ tiêu cần thiết khac để đanh gia năng lực tài chính của nhà thầu.

- Kiểm soat cac tiêu chuẩn đanh gia về kỹ thuật:

+ Tính hợp lý và khả thi của cac giải phap kỹ thuật, biện phap tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công.

+ Tiến độ thi công.

+ Cac biện phap đảm bảo chất lượng.

+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và cac điều kiện khac như phòng chay, chữa chay, an toàn lao động.

+ Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện cac hợp đồng tương tự trước đó.

- Kiểm soat gia dự thầu.

1.3.2. Kiểm soát trong công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành

Kiểm soát nghiệm thu khối lượng tư vấn chuẩn bị đầu tư, khảo sát, lập thiết kế - dự toán

Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc nhà thầu tư vấn đã thực hiện, sự phù hợp về quy cach, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng và thông bao chấp thuận nghiệm thu cac hồ sơ tư vấn theo thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu nếu đạt yêu cầu.

Kiểm soát nghiệm thu khối lượng xây lắp, thiết bị

Chủ đầu tư chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, cung cấp, lắp đặt thiết bị, may móc cho hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt và hợp đồng ký kết, tuân theo những tiêu chuẩn trong thi công, lắp đặt và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan.

Nội dung kiểm soat đối với khối lượng thi công xây lắp của nhà thầu bao gồm:

- Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: đội ngũ nhân lực, thiết bị

thi công của nhà thầu đưa vào công trình, cac loại giấy phép sử dụng cac loại may móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu cao về an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình, cac cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu.

- Kiểm tra về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tac tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

- Kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu thiết kế của dự an.

- Kiểm tra và đanh gia công tac tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có).

- Kiểm tra việc thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong qua trình thi công xây dựng (nếu có).

- Chủ trì, phối hợp với nhà thầu giải quyết những phat sinh, vướng mắc trong qua trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố (nếu có) trước khi tổ chức nghiệm thu.

- Kiểm tra và đanh gia về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.

- Kiểm tra sự tuân thủ cac quy định của phap luật về môi trường, phap luật về phòng chay chữa chay và cac quy định khac của phap luật có liên quan.

- Không tổ chức nghiệm thu và tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện phap thi công không đảm bảo an toàn.

Nội dung kiểm soat đối với công việc cung cấp và lắp đặt thiết bị của nhà thầu bao gồm:

- Kiểm tra số lượng, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của vật tư, thiết bị theo thiết kế - dự toan được duyệt và hợp đồng cung cấp của nhà thầu.

- Kiểm tra, kiểm soat trong qua trình lắp đặt thiết bị, yêu cầu lắp đúng thiết kế và phù hợp với cac yêu cầu kĩ thuật lắp đặt.

- Kiểm soat trong qua trình vận hành chạy thử thiết bị để phat hiện và loại trừ cac khuyết khuyết của thiết bị.

- Kiểm tra xac nhận khối lượng hoàn thành, tiến độ, chất lượng công tac lắp đặt thiết bị.

- Không tổ chức nghiệm thu và yêu cầu nhà thầu đem ra khỏi công trình những thiết bị không phù hợp với thiết kế, không đảm bảo chất lượng.

- Tập hợp toàn bộ hồ sơ phap lý, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu đưa vào sử dụng và bàn giao thiết bị cho đơn vị sử dụng.

1.3.3. Kiểm soát trong công tác tạm ứng, thanh toán

Kiểm soat trong khâu tạm ứng, thanh toan khối lượng hoàn thành là công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả gói thầu trong suốt qua trình thực hiện dự an, vì vậy chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp phat vốn phải phối hợp kiểm soat trong việc tạm ứng, thanh toan, đảm bảo giải ngân vốn NSNN kịp thời, đúng quy định, đúng tiến độ cho nhà thầu, tranh gây lãng phí, thất thoat. Cụ thể:

Hồ sơ pháp lý liên quan đến việc tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB cho nhà thầu

- Hồ sơ gởi một lần cho cơ quan cấp phat vốn bao gồm:

+ Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, cac quyết định điều chỉnh dự an (nếu có) kèm theo dự an đầu tư xây dựng công trình hoặc bao cao kinh tế- kỹ thuật đối với dự an chỉ lập bao cao kinh tế-kỹ thuật.

Luật Đấu thầu.

+ Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà cung cấp và cac tài liệu kèm theo hợp đồng như phụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liên quan đến việc tạm ứng, thanh toan hợp đồng.

+ Dự toan và quyết định phê duyệt dự toan của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình. Riêng công tac bồi thường, hỗ trợ và tai định cư phải gởi kèm theo phương an, dự toan bồi thường, hỗ trợ và tai định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;

+ Bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp có thực hiện tạm ứng. - Hồ sơ gởi từng lần gồm có:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.

+ Bảng xac nhận gia trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng và phat sinh ngoài hợp đồng.

Kiểm soát tạm ứng

Kiểm tra đối tượng được tạm ứng và tỷ lệ tạm ứng, thu hồi tạm ứng theo quy định, kiểm tra tính hợp lệ về hồ sơ tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng.

Kiểm soát thanh toán

Kiểm tra khối lượng nghiệm thu theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ dự thầu so với khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu theo từng giai đoạn thanh toan.

Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc ap dụng, vận dụng đơn gia xây dựng công trình.

Kiểm tra việc tính toan bảng xac định khối lượng hoàn thành, bảng tính gia trị đề nghị thanh toan (khối lượng trong hợp đồng và khối lượng phat sinh ngoài hợp đồng)

tỷ lệ được quy định trong hợp đồng.

1.3.4. Kiểm soát trong công tác quyết toán đầu tư hoàn thành

Quyết toan đầu tư hoàn thành là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự an hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tac dụng phản anh chính xac, kịp thời, đầy đủ gia trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước, nó đanh gia được chất lượng của dự an và là cơ sở tính toan đồng vốn đầu tư từ NSNN bỏ ra trong một thời gian dài của qua trình xây dựng.

Kiểm soat công tac quyết toan đầu tư hoàn thành bao gồm:

- Kiểm soat khối lượng thực tế tại hiện trường và khối lượng đề nghị quyết toan với khối lượng trong dự toan đã được phê duyệt.

- Kiểm soat khối lượng đã thanh toan và công nợ còn phải trả cho nhà thầu.

- Kiểm soat tính đầy đủ và tuân thủ trình tự của hồ sơ quyết toan.

- Kiểm soat tính đầy đủ hồ sơ phap lý để tổng hợp quyết toan và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ bản hệ thống cơ sở lý luận về công tac kiểm soat nội bộ tại cac đơn vị hành chính công và công tac kiểm soat đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở góc nhìn của chủ đầu tư và đây cũng là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành giam sat công trình. Luận văn không đề cập đến việc quản lý, kiểm soat đầu tư XDCB của cấp quyết định đầu tư và cac cơ quan hành chính liên quan.

Với những lý luận cơ sở ở chương 1 sẽ là căn cứ để đanh gia thực trạng kiểm soat đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban QLDA, từ đó đưa ra cac biện phap hoàn thiện công tac kiểm soat đầu tư, tìm ra nguyên nhân, khắc phục hạn chế gây thất thoat, lãng phí vốn NSNN và nhằm nâng cao hiệu quả của việc đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

2.1.GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Quá trình hình thành

Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng hạ tầng và phat triển đô thị Đà Nẵng là Ban Quản lý dự an chuyên ngành được thành lập theo quy định tại Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc hợp nhất Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng Khu Công nghệ thông tin tập trung trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Quản lý dự an xây dựng số 3 trực thuộc Sở Xây dựng thành Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng hạ tầng và phat triển đô thị Đà Nẵng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.

Sau khi hợp nhất, cac dự an đầu tư XDCB do hai Ban QLDA cũ điều hành giam sat đều chuyển giao cho Ban QLDA mới tiếp tục quản lý, điều hành giam sat.

Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng hạ tầng và phat triển đô thị Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Ban Quản lý) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cac cơ quan chuyên môn liên quan ở Trung ương và địa phương. Ban Quản lý có tư cach phap nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định.

Ban Quản lý dự an đầu tư xây dựng hạ tầng và phat triển đô thị Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động, ap dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế tài chính về quản lý dự an theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 thang 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và cac quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng cac khoản thu từ hoạt động quản lý dự an.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Ban Quản lý có 01 Giam đốc, 03 Phó Giam đốc, 06 Trưởng phòng, Kế toan trưởng và 78 viên chức, người lao động (trong đó có 04 nhân viên thời vụ) được biên chế thành 06 phòng chuyên môn gồm:

* Phòng Tổ chức - Hành chính * Phòng Tài chính – Kế toan * Phòng Kế hoạch

* Phòng Điều hành – Giam sat 1 * Phòng Điều hành – Giam sat 2 * Phòng Điều hành – Giam sat 3

Căn cứ quy mô quản lý dự an, tình hình thức hiện nhiệm vụ, Giam đốc Ban Quản lý trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương an tổ chức bộ may; quyết định thành lập, giải thể, đổi tên, quy định chức năng, nhiệm vụ đối với cac phòng chuyên môn theo phương an được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 PHÒNGKẾ HOẠCH PHÒNGĐIỀU HÀNH – GIÁM SÁT 1 PHÒNGĐIỀU HÀNH – GIÁM SÁT 2 PHÒNGĐIỀU HÀNH – GIÁM SÁT 3 PHÒNGTÀI CHÍNH –KẾ TOÁN PHÒNGTỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w