Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chọn tạo hai dòng vịt Biển trên cơ sở giống vịt Biển 15 Đại Xuyên (Trang 51)

Đề tài được thực hiện với hai nội dung nghiên cứu:

1/ Nội dung thứ nhất: Chọn tạo dòng vịt trống HY1 theo hướng nâng cao khả năng sinh trưởng, ổn định về năng suất trứng.

2/ Nội dung thứ hai: Chọn tạo dòng vịt mái HY2 theo hướng nâng cao khả năng sinh sản, ổn định về khối lượng cơ thể.

3.2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Dựa trên nguồn nguyên liệu di truyền sẵn có là giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên đang được nuôi giữ tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, đề tài tiến hành chọn lọc ổn định đặc điểm ngoại hình và nâng cao một số chỉ tiêu năng suất, từ đó qua các thế hệ sẽ tạo thành các dòng trống và dòng mái.

Thế hệ xuất phát là 2 nhóm vịt HY1 và HY2 được Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên tiến hành chọn lọc quần thể qua 3 thế hệ và đã chia tách thành 2 nhóm vịt, cơ bản khác nhau về đặc điểm ngoại hình và khối lượng cơ thể. Nhóm vịt HY1 có màu lông cánh sẻ đậm, con trống đầu, cổ và cánh có lông màu xanh đen, đuôi có lông móc cong, mỏ và chân có màu vàng, có khoang xám, khối lượng lớn hơn một chút so với nhóm vịt HY2. Nhóm vịt HY2 có màu lông cánh sẻ màu nhạt, ngoại hình thon, mỏ và chân có màu vàng và khoang nâu nhạt, khối lượng cơ thể nhỏ hơn so nhóm vịt HY1.

Trên cơ sở đó, đề tài thực hiện chọn nhóm HY1 theo hướng tạo dòng trống và nhóm HY2 theo hướng tạo dòng mái. Việc chọn lọc được thực hiện qua 2 thế hệ nhằm ổn định ngoại hình, đồng thời tăng khối lượng cơ thể đối với dòng trống và tăng sản lượng trứng đối với dòng mái. Phương pháp chọn lọc được áp dụng là sử dụng phương pháp BLUP ước tính giá trị giống của từng cá thể và chọn lọc các cá thể có giá trị giống cao nhất. Phương pháp nhân giống được sử dụng là tổ chức nhân giống theo gia đình.

Hình 3.1. Sơ đồ và số lƣợng cá thể chọn lọc qua các thế hệ đối với dòng HY1

Hình 3.2. Sơ đồ và số lƣợng cá thể chọn lọc qua các thế hệ đối với dòng HY2 3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Điều kiện chăn nuôi

Đàn vịt nuôi sinh sản được nuôi dưỡng chăm sóc theo Quy trình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Vịt được cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, dạng viên với thành phần dinh dưỡng và định lượng thức ăn (Bảng 3.1).

Thế hệ 2

(mái: 1047, trống: 446 lúc 1 ngày tuổi)

Lúc 7 tuần tuổi, chọn 50 trống và 300 mái để lập 50 gia đình

Thế hệ xuất phát

(mái: 882, trống: 176 lúc 1 ngày tuổi)

Lúc 7 tuần tuổi, chọn 50 trống và 300 mái để lập 50 gia đình

Thế hệ 1

(mái: 973, trống: 510 lúc 1 ngày tuổi)

Lúc 7 tuần tuổi, chọn 50 trống và 300 mái để lập 50 gia đình

Thế hệ 1

(mái: 1029, trống: 494 lúc 1 ngày tuổi)

Lúc 20 tuần đẻ, chọn 50 trống và 300 mái để lập 50 gia đình

Thế hệ 2

(mái: 979, trống: 442 lúc 1 ngày tuổi)

Lúc 20 tuần đẻ, chọn 50 trống và 300 mái để lập 50 gia đình

Thế hệ xuất phát

(mái: 623, trống: 151 lúc 1 ngày tuổi)

Bảng 3.1. Giá trị dinh dưỡng và mức cho ăn vịt HY1 và HY2 theo các giai đoạn nuôi

Giá trị dinh dƣỡng thức ăn và

mức cho ăn

Vịt con

(1 ngày-8 tuần tuổi)

Vịt hậu bị

(9-19 tuần tuổi)

Vịt đẻ

(20-72 tuần tuổi) Năng lượng trao

đổi (kcal/kg) 2850 - 2900 2850 - 2900 2650 - 2700 Protein thô (%) 20 - 21 13,5 - 14,5 17 - 18 Xơ thô (%) 8 8 8 Canxi (%) 0,1 - 1 0,1 - 1 2,5 - 3,5 Phospho tổng số (%) 0,3 - 1 0,3 - 1 0,6 - 1,5 Lysine (%) 0,65 0,65 0,6 Met.+Cys (%) 0,3 0,3 0,5 Mức cho ăn HY1: Tự do HY2: Hạn chế theo quy

trình (xem Phụ lục)

Hạn chế theo quy

trình (xem Phụ lục) Tự do

Khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên tăng thức ăn lên 15%, khi đàn đẻ 5% tăng thêm thức ăn sao cho 7 ngày tiếp theo vịt ăn hết khẩu phần vào ban ngày. Các ngày tiếp theo, bắt đầu cho vịt ăn tự do.

Trong suốt thời gian theo dõi thí nghiệm, vịt được nuôi theo phương thức nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên. Ở giai đoạn vịt con, đàn vịt được nuôi trên sàn nhựa. Giai đoạn hậu bị và vịt đẻ, đàn vịt được nuôi trên sàn xi măng có trải chất độn chuồng. Trong giai đoạn vịt con, vịt được nuôi chung trong các ô chuồng, mật độ ở tuần đầu là 30 - 35 con/m2, sau đó giảm dần, tuần thứ 7 đối với HY1 và tuần thứ 8 đối với HY2 mật độ là 6 - 8 con/m2. Trong chuồng nuôi có quây úm, khay ăn và bóng đèn sưởi.

Khi vịt vào đẻ, tạo lập các gia đình, mỗi gia đình có 6 vịt mái, được nuôi trong 1 ô chuồng riêng, diện tích 2,2 x 1,5 m, sau ô chuồng là sân chơi diện tích gấp đôi diện tích ô chuồng và máng uống ở cuối chuồng. Trong chuồng có máng ăn và ổ đẻ cá thể.

Thực hiện chế độ phòng bệnh bằng các loại vacxin cho từng giai đoạn các bệnh: chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường, viêm gan siêu vi trùng, dịch tả vịt, H5N1, tụ huyết trùng… Ngoài ra, bổ sung vitamin và chống stress sau tiêm phòng.

3.2.2.2. Phương pháp chọn lọc

Toàn bộ vịt của thế hệ xuất phát và các thế hệ chọn lọc, các vịt thí nghiệm đều được đeo số cánh bằng nhôm từ lúc 1 ngày tuổi, tới 49 ngày tuổi đối với dòng vịt HY1 và 56 ngày tuổi đối với dòng vịt HY2 được đeo số cánh bằng thẻ nhựa để theo dõi nguồn gốc, gia phả từng thế hệ.

Các tính trạng chọn lọc

- Đối với dòng vịt HY1:

Các tính trạng chọn lọc bao gồm đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi (chọn lọc nâng cao, thế hệ 1 và 2 dựa theo giá trị giống) và năng suất trứng (chọn lọc bình ổn dựa theo giá trị kiểu hình).

- Đối với dòng vịt HY2:

Các tính trạng chọn lọc bao gồm đặc điểm ngoại hình, năng suất trứng sau 20 tuần đẻ (chọn lọc nâng cao, thế hệ 1 và 2 dựa theo giá trị giống) và khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi (chọn lọc bình ổn dựa theo giá trị kiểu hình).

Các phƣơng pháp chọn lọc

- Chọn lọc ngoại hình:

Chọn lọc theo màu lông, mỏ, chân lúc 1 ngày tuổi, 7 tuần tuổi đối với HY1, 8 tuần tuổi đối với HY2 và lúc trưởng thành.

+ Dòng vịt HY1: Hình dáng đặc trưng dòng trống, trường con, đầu cổ to, lông màu cánh sẻ đậm, chân to khỏe, không dị tật, màu lông đặc trưng của dòng.

+ Dòng vịt HY2: Hình dáng đặc trưng dòng mái, thân hình thon, đầu thon, màu lông cánh sẻ nhạt, không dị tật, màu lông đặc trưng của dòng.

- Chọn lọc dựa vào giá trị kiểu hình ở thế hệ xuất phát:

+ HY1: Chọn những cá thể trống và mái có khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi cao nhất trong đàn.

+ HY2: Chọn những cá thể mái có năng suất trứng trong 20 tuần đẻ cao nhất trong đàn, cá thể trống có khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ở mức trung bình của đàn.

- Chọn lọc dựa theo giá trị giống đối với thế hệ 1 và thế hệ 2:

Chọn lọc dựa theo giá trị giống ước tính được bằng phương pháp BLUP được thực hiện với các bước như sau:

+ Sử dụng thủ tục GLM của phần mềm SAS 9.1.3 đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị kiểu hình của tính trạng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi đối với HY1, 8 tuần tuổi đối với HY2 và năng suất trứng/20 tuần đẻ đối với HY2.

Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với khối lượng cơ thể 7 hoặc 8 tuần tuổi:

Yijk = µ + Si + Tj + eijk Trong đó, Yijk: khối lượng cơ thể;

µ: trung bình quần thể;

Si: ảnh hưởng của tính biệt (2 mức: trống, mái);

Tj: ảnh hưởng của tuần thu (5 mức tương ứng với các tuần thu trứng ấp); eijk: sai số ngẫu nhiên.

Mô hình phân tích các yếu tố cố định ảnh hưởng đối với tính trạng năng suất trứng trong 20 tuần đẻ:

Yij = µ + Ti + eij Trong đó, Yij: năng suất trứng trong 20 tuần đẻ; µ: trung bình quần thể;

Ti: ảnh hưởng của tuần thu (5 mức tương ứng với các tuần thu trứng ấp); eij: sai số ngẫu nhiên.

+ Căn cứ hệ phổ (bố mẹ), dữ liệu theo dõi khối lượng cơ thể ở các thời điểm 1 ngày tuổi, 4 và 7 tuần tuổi đối với HY1 hoặc năng suất trứng/20 tuần đẻ đối với HY2, lập file hệ phổ và file dữ liệu. Sử dụng phần mềm PEST version 4.3.2 (Groeneveld & cs., 2002) để mã hóa các file hệ phổ và file dữ liệu. Các yếu tố cố định với ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) đã xác định bởi SAS được đưa vào mô hình tính toán trong phần mềm VCE version 6.0.2 (Groeneveld & cs., 2008) để ước tính hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền và tương quan kiểu hình đối với tính trạng khối lượng cơ thể ở các thời điểm 1 ngày tuổi, 4 và 7 tuần tuổi đối với dòng HY1; hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền và tương quan kiểu hình đối với tính trạng năng suất trứng trong 20 tuần đẻ và khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi đối với dòng HY2.

+ Trên cơ sở các yếu tố cố định, tham số di truyền ước tính được từ VCE6, sử dụng phần mềm PEST version 4.2.3 (Groeneveld & cs., 2002) ước tính giá trị giống về khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi của từng cá thể đối với dòng HY1 và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ của từng cá thể đối với dòng HY2.

Mô hình hỗn hợp được sử dụng để ước tính các tham số di truyền và giá trị giống:

Trong đó, Yij: giá trị kiểu hình của cá thể đưa vào tính toán; µ: trung bình quần thể;

Si: ảnh hưởng ngẫu nhiên của bố thứ i; Dj: ảnh hưởng ngẫu nhiên của mẹ thứ j;

Ck: ảnh hưởng của yếu tố cố định đã xác định được với P<0,05; eijkl: sai số ngẫu nhiên.

+ Giá trị giống ước tính về khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi của từng cá thể đối với HY1 và năng suất trứng trong 20 tuần đẻ của từng cá thể đối với HY2 được sử dụng để chọn lọc cả vịt trống và vịt mái. Theo tính biệt, các cá thể được xếp theo thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất về giá trị giống.

Khi vịt vào đẻ, chọn 300 con mái có giá trị giống cao nhất về khối lượng cơ thể lúc 7 tuần tuổi đối với dòng HY1 hoặc năng suất trứng trong 20 tuần đẻ cao nhất đối với HY2 để chuẩn bị phân chia vào 50 gia đình, mỗi gia đình có 6 mái.

Tương tự như vậy, chọn 50 con trống có giá trị giống cao nhất để ghép gia đình. Các con trống có giá trị giống từ thứ 51 trở đi được làm trống dự phòng trong trường hợp có vịt trống đã được chọn nhưng không sử dụng được.

+ Chọn lọc bình ổn về năng suất trứng đối với dòng HY1 và về khối lượng cơ thể đối với dòng HY2.

Đối với dòng HY1 chỉ thu trứng ấp từ các vịt mái có năng suất trứng trong 20 tuần đẻ trong khoảng giá trị trung bình cộng và trừ 2 lần độ lệch tiêu chuẩn (Mean ± 2SD).

Đối với dòng HY2, không chọn các vịt trống hoặc vịt mái tuy có giá trị giống cao về năng suất trứng nhưng có khối lượng cơ thể ngoài phạm vi giá trị trung bình cộng và trừ 2 lần độ lệch tiêu chuẩn (Mean ± 2SD).

Tạo lập các gia đình

- Thế hệ xuất phát:

Ở thế hệ xuất phát, do chưa theo dõi hệ phổ nên việc lập các gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên: cứ 1 trống và 6 mái ghép vào 1 gia đình.

- Thế hệ 1 và thế hệ 2:

Do thực hiện chọn lọc theo giá trị giống của cá thể nên số lượng mái và trống được chọn của từng gia đình là khác nhau. Vì vậy, ở thế hệ 1 và thế hệ 2 phải tạo lập các gia đình mới. Để tránh cận huyết, việc lập các gia đình được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Trước hết phân chia các mái trong cùng 1 gia đình của thế hệ trước (chúng là chị em ruột với nhau) vào trong cùng một gia đình, cứ đủ 6 chị em ruột là tạo

được 1 gia đình mới. Các trường hợp không đủ 6 chị em ruột để lập 1 gia đình mới sẽ ghép thêm với các chị em ruột từ các gia đình khác ở thế hệ trước sao cho đủ 6 con mái để tạo 1 gia đình mới.

Sau 20 tuần đẻ, tiến hành ghép trống vào các gia đình. Ở thế hệ thứ nhất, con trống được ghép vào gia đình mới phải là con trống khác gia đình của thế hệ trước (thế hệ xuất phát) so với những con mái đã có trong gia đình mới. Ở thế hệ thứ 2, con trống được ghép vào gia đình mới phải là con trống khác gia đình của 2 thế hệ trước (thế hệ 1 và thế hệ xuất phát) so với những con mái đã có trong gia đình mới.

Với cách phân bổ con trống vào các gia đình như trên, nếu coi các cá thể trong thế hệ xuất phát là không cận huyết, sẽ không có hiện tượng ghép trống mái chung đời bố và đời ông. Nguyên tắc ghép gia đình này đảm bảo hệ số cận huyết nhỏ hơn 3,125%.

Từ tuần đẻ thứ 23 đến 27, tiến hành thu trứng ấp cho thế hệ sau. Khi lấy trứng giống để thay thế cho thế hệ sau, các trứng được đánh dấu riêng biệt của mỗi con mái và gia đình. Sau đó trứng giống được xếp vào khay nở cá thể.

- Cách luân chuyển con trống theo nhóm gia đình

Ở thế hệ xuất phát tiến hành ghép con trống số 1 vào gia đình số 2; con trống số 2 vào gia đình số 3 và con trống số 3 vào gia đình số 4…

Thế hệ 1: Tiến hành ghép con trống số 1 vào gia đình số 3; con trống số 2 vào gia đình số 4 và con trống số 3 ghép vào gia đình số 5…

Thế hệ 2: Tiến hành ghép con trống số 1 vào gia đình số 4; con đực số 2 vào gia đình số 5 và con trống số 3 ghép vào gia đình số 6…

Qua các thế hệ nếu có gia đình nào đó bị mất đi, sẽ có gia đình mới được thay thế bằng cách lập nhóm các gia đình để tạo thành gia đình mới. Tương tự, đối với con trống bị mất đi sẽ được thay thế bằng những con trống dự phòng trong nhóm gia đình đã lập.

Phƣơng pháp đánh giá kết quả chọn lọc

- Đối với dòng HY1:

Kết quả chọn lọc qua các thế hệ được đánh giá thông qua các phương pháp sau: Đánh giá các tham số di truyền đối với các tính trạng khối lượng cơ thể ở các thời điểm 1 ngày tuổi, 4 tuần tuổi và 7 tuần tuổi qua các thế hệ chọn lọc

+ So sánh khối lượng cơ thể ở các thế hệ: Sử dụng các dữ liệu theo dõi về khối lượng vịt trống và mái ở các lứa tuổi: 1 ngày tuổi và từ 1 đến 7 tuần tuổi của

các thế hệ. Phần mềm Minitab 16 được sử dụng để tính các tham số thống kê và so sánh bằng phân tích phương sai 1 yếu tố.

+ Khảo sát khối lượng cơ thể ở các thế hệ bằng các hàm sinh trưởng:

Khảo sát khối lượng cơ thể của vịt ở các thế hệ theo hàm sinh trưởng Richards (1959) và Gompertz (1825) bằng phần mềm Statgraphics Centerion XV version 15.1.02.

Trên cơ sở số liệu thu được về khối lượng cơ thể, khảo sát khối lượng của vịt từ 1 ngày tuổi tới 7 tuần tuổi bằng hai hàm sinh trưởng khác nhau là hàm Richards và hàm Gompertz. Công thức diễn giải của các hàm như sau:

Hàm Công thức

Richards a*(1-b*exp(-k*t))^(-1/n) Gompertz a*exp(-b*exp(-k*t)) Trong đó:

a, b, k và n: các tham số đặc trưng cho các hàm số biểu thị cho đường cong sinh trưởng;

exp: hàm số mũ của số tự nhiên e; t: thời gian tính theo tuần tuổi.

Sử dụng các công thức tính thời gian của điểm uốn và khối lượng tại điểm uốn. Cụ thể như sau:

Hàm Thời gian của điểm uốn (t) Khối lượng của điểm uốn (g) Richards (1/k)*ln(b*(-1/n)) (((-1/n)-1))/(-1/n)^(-1/n)*a

Gompertz (lnb)/k a/e

Trên cơ sở tuần tuổi và khối lượng cơ thể vịt tại điểm uốn của đường cong

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chọn tạo hai dòng vịt Biển trên cơ sở giống vịt Biển 15 Đại Xuyên (Trang 51)