Chọn tạo dòng trống HY1

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chọn tạo hai dòng vịt Biển trên cơ sở giống vịt Biển 15 Đại Xuyên (Trang 63)

4.1.1. Một số đặc điểm ngoại hình

Qua theo dõi, quan sát đặc điểm ngoại hình dòng vịt HY1 tại 2 thời điểm, lúc 1 ngày tuổi và 38 tuần tuổi qua các thế hệ chọn lọc, dòng vịt HY1 có một số đặc điểm ngoại hình (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Một số đặc điểm ngoại hình vịt HY1

Thế hệ Chỉ tiêu 01 ngày tuổi 38 tuần tuổi

THXP Màu

lông, mỏ và chân

Lông màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu, lưng và đuôi chiếm, mỏ và chân màu vàng đậm hoặc xám chiếm 97,8%. Những con có màu lông đen hoặc màu vàng chiếm 2,2%

Vịt mái có lông màu cánh sẻ đậm; con trống ở trên đầu, cổ và cánh có lông màu xanh đen, đuôi có lông móc cong, mỏ và chân có màu vàng nhạt và khoang xám nhạt chiếm 98,2%; Những con màu lông đen, màu cánh sẻ nhạt, cổ đốm trắng hoặc trắng tuyền chiếm 1,8%. TH 1 Màu lông, mỏ và chân Lông màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu, lưng và đuôi chiếm, mỏ và chân màu vàng đậm hoặc xám chiếm 98,5%. Những con có màu lông đen hoặc màu vàng chiếm 1,5%

Vịt mái có lông màu cánh sẻ đậm; con trống ở trên đầu, cổ và cánh có lông màu xanh đen, đuôi có lông móc cong, mỏ và chân có màu vàng nhạt và khoang xám nhạt chiếm 98,65%; Những con màu lông đen, màu cánh sẻ nhạt, cổ đốm trắng hoặc trắng tuyền chiếm 1,45%. TH 2 Màu lông, mỏ và chân Lông màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu, lưng và đuôi chiếm, mỏ và chân màu vàng đậm hoặc xám chiếm 98,85%. Những con có màu lông đen hoặc màu vàng chiếm 1,15%

Vịt mái có lông màu cánh sẻ đậm; con trống ở trên đầu, cổ và cánh có lông màu xanh đen, đuôi có lông móc cong, mỏ và chân có màu vàng nhạt và khoang xám nhạt chiếm 98,8%; Những con màu lông đen, màu cánh sẻ nhạt, cổ đốm trắng hoặc trắng tuyền chiếm 1,12%.

Qua các thế hệ chọn lọc, dòng HY1 được chọn lọc, ổn định về màu lông. Ở 1 ngày tuổi có lông màu vàng nhạt, phớt đen ở đầu, lưng và đuôi; khi trưởng thành con mái có màu lông màu cánh sẻ đậm, con trống ở đầu, cổ và cánh có lông màu xanh đen, đuôi có lông móc cong. Mỏ và chân có màu vàng, có khoang xám. Qua 2 thế hệ chọn lọc, đã giảm được số vịt 1 ngày tuổi có lông màu đen hoặc vàng nhạt, loại bỏ được những vịt lông sáng màu lúc trưởng thành.

4.1.2. Ảnh hƣởng của yếu tố cố định và các tham số di truyền về khối lƣợng cơ thể

4.1.2.1. Ảnh hưởng các yếu tố cố định

Tính biệt và tuần thu ấp trứng là 2 yếu tố cố định cần khảo sát để đưa vào mô hình hỗn hợp khi ước tính các tham số di truyền và giá trị giống, kết quả đánh giá bằng phần mềm SAS được trình bày tại bảng 4.2. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể vịt, tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới khối lượng vịt lúc 7 tuần tuổi (P<0,0001) và 4 tuần tuổi (P<0,001). Điều này phù hợp với quy luật về ảnh hưởng của tính biệt đối với khối lượng cơ thể của gia cầm nói chung và vịt nói riêng.

Bảng 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể HY1

Tuần tuổi Tính biệt Tuần thu trứng ấp

1 ngày tuổi NS NS

4 *** **

7 **** ***

Ghi chú: NS: P >0,05; **: P <0,01; ***: P <0,001; ****: P <0,0001.

Ngoài ra, tuần thu ấp trứng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng vịt 7 tuần tuổi với mức (P<0,001) và 4 tuần tuổi (P<0,01). Xuất phát từ cách tính toán về số lượng vịt mái, số lượng trứng cần ấp nở để tạo thế hệ sau và kế hoạch của trạm ấp, trứng thu ấp ở các thế hệ thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tuần. Do đó, những thay đổi về điều kiện chăn nuôi, tuổi và khối lượng của vịt mái mẹ trong khoảng thời gian thu trứng ấp đã gây những ảnh hưởng nhất định tới khối lượng của vịt con sau ấp nở.

Với các kết quả trên, các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) bao gồm tính biệt và tuần thu trứng ấp được đưa vào mô hình ước tính tham số di truyền bằng phần mềm VCE6 cũng như mô hình ước tính giá trị giống bằng phần mềm PEST.

4.1.2.2. Tham số di truyền khối lượng cơ thể

Hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền và hệ số tương quan kiểu hình của thế hệ 1 (Bảng 4.4) và thế hệ 2 (Bảng 4.6) được tính toán trên cơ sở các

thành phần phương sai và hiệp phương sai di truyền và kiểu hình tương ứng trong các bảng 4.3 và 4.5.

Hệ số di truyền của khối lượng cơ thể thế hệ 1 cao nhất ở 1 ngày tuổi, cao hơn khá nhiều so với lúc 4 và 7 tuần tuổi. Hệ số tương quan di truyền về khối lượng cơ thể giữa các lứa tuổi đều ở mức độ chặt chẽ, biến động từ 0,52 đến 0,68. Trong khi đó, hệ số tương quan kiểu hình của khối lượng cơ thể giữa các lứa tuổi đạt được ở mức độ thấp hơn, biến động từ 0,17 đến 0,51.

Bảng 4.3. Phương sai và hiệp phương sai di truyền và kiểu hình

của khối lượng cơ thể HY1 ở thế hệ 1

1 ngày tuổi 4 tuần tuổi 7 tuần tuổi

1 ngày tuổi 8,6 20,8 86,5 172,3 4 tuần tuổi 83,3 2.307,1 11.649,4 3.646,8 7 tuần tuổi 173,8 12.152,4 12.581,5 48.431,0

Ghi chú: Các phần tử trên đường chéo: hàng trên là phương sai di truyền, hàng dưới in nghiêng là phương sai kiểu hình; các phần tử phía trên đường chéo là hiệp phương sai di truyền; các phần tử phía dưới đường

chéo là hiệp phương sai kiểu hình.

Bảng 4.4. Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu hình

của khối lượng cơ thể HY1 ở thế hệ 1

1 ngày tuổi 4 tuần tuổi 7 tuần tuổi

1 ngày tuổi 0,41 ± 0,06 0,61 ± 0,12 0,52 ± 0,11

4 tuần tuổi 0,17 0,20 ± 0,04 0,68 ± 0,11

7 tuần tuổi 0,17 0,51 0,26 ± 0,05

Ghi chú: Các phần tử đường chéo là hệ số di truyền (h2 ± SE), các phần tử phía trên đường chéo là hệ số tương quan di truyền (rA ± SE), các phần tử phía dưới đường chéo là hệ số tương quan kiểu hình.

Bảng 4.5. Phương sai và hiệp phương sai di truyền và kiểu hình của khối lượng cơ thể HY1 ở thế hệ 2

1 ngày tuổi 4 tuần tuổi 7 tuần tuổi

1 ngày tuổi 9,5 26,5 74,2 100,7 4 tuần tuổi 83,8 2.521,8 13.115,5 3.128,9 7 tuần tuổi 158,7 16.330,3 4.571,6 28.549,3

Ghi chú: Các phần tử đường chéo: hàng trên là phương sai di truyền, hàng dưới in nghiêng là phương sai kiểu hình; các phần tử phía trên đường chéo là hiệp phương sai di truyền; các phần tử phía dưới đường

Hệ số di truyền khối lượng 1 ngày tuổi ở thế hệ 1 và 2 tương ứng là: 0,41 và 0,36. Hệ số di truyền khối lượng 4 tuần tuổi ở thế hệ 1 và thế hệ 2 tương ứng là: 0,20 và 0,19. Hệ số di truyền khối lượng 7 tuần tuổi ở thế hệ 1 và 2 tương ứng là: 0,26 và 0,16. Nhìn chung, mức độ giá trị của hệ số di truyền của khối lượng cơ thể vịt ước tính được là phù hợp với phạm vi giá trị hệ số di truyền mà các nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở nước ta thường đạt được.

Bảng 4.6. Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiếu hình của khối lượng cơ thể HY1 ở thế hệ 2

1 ngày tuổi 4 tuần tuổi 7 tuần tuổi

1 ngày tuổi 0,36 ± 0,05 0,48 ± 0,13 0,48 ± 0,18

4 tuần tuổi 0,14 0,19 ± 0,04 0,92 ± 0,10

7 tuần tuổi 0,13 0,61 0,16 ± 0,04

Ghi chú: Các phần tử đường chéo là hệ số di truyền (h2 ± SE) , các phần tử phía trên đường chéo là hệ số tương quan di truyền (rA ± SE), các phần tử phía dưới đường chéo là hệ số tương quan kiểu hình.

Pingel (1990) cho biết hệ số di truyền khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi vịt Bắc Kinh là 0,29. Theo Stasko (1985) hệ số di truyền về khối lượng cơ thể ở vịt trống lúc 4 tuần tuổi là 0,64 và vịt mái là 0,43. Cũng theo Akbar & Turk (2008) hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể của vịt chuyên thịt 49 ngày tuổi dao động từ 0,20-0,41.

Thuy Thi Le & cs. (1998) cho biết, dòng V1 vịt CV Super Meat nuôi ở nước ta có hệ số di truyền khối lượng cơ thể lúc 8 và 24 tuần tuổi là 0,104 và 0,128. Khi nghiên cứu tạo hai dòng vịt hướng thịt, khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi của dòng trống V5 có hệ số di truyền: 0,21 - 0,39 (Dương Xuân Tuyển & cs., 2001). Hệ số di truyền khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi của vịt CV. Super M là 0,55 (Hoàng Thị Lan & cs., 2006). Dương Xuân Tuyển & cs. (2006a) cho biết: Khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi dòng trống V2 có hệ số di truyền: 0,21 - 0,30. Theo Nguyễn Văn Duy (2012), vịt MT1 chọn lọc theo hướng tăng khối lượng cơ thể, hệ số di truyền khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi là 0,31 - 0,61. Khi nghiên cứu chọn tạo dòng vịt trống TS132, Phạm Văn Chung (2018) cho biết hệ số di truyền khối lượng cơ thể vịt lúc 7 tuần tuổi là 0,53.

Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể của vịt ước tính được trong nghiên cứu này có xu hướng chung là giảm dần theo tuổi của vịt: 0,41; 0,20 và 0,26 tương ứng với 1 ngày, 4 tuần và 7 tuần tuổi ở thế hệ 1; 0,36; 0,19 và 0,16 ở thế hệ 2. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường trong quá trình chăn nuôi đã làm gia tăng mức độ biến động của môi trường, qua đó làm giảm thấp hệ số di truyền khi tuổi của vịt tăng lên.

Như vậy, sau 2 thế hệ chọn lọc đối với vịt HY1 đã nâng cao được khả năng sinh trưởng và ổn định được năng suất trứng. Kết quả này phù hợp với một vài nghiên cứu ở nước ta về chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng đồng thời ổn định về năng suất trứng:

Khi tiến hành chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể trên vịt CV. Super M dòng T5, năng suất trứng ở thế hệ 1 và thế hệ 2 của dòng vịt này vẫn đạt 231,4 - 232,2 quả/mái/42 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 72,12 - 75,5% (Hoàng Thị Lan & cs., 2005). Theo Nguyễn Đức Trọng & cs. (2007b), vịt MT1 tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên có tỷ lệ đẻ 68,44% năng suất trứng 201,22 quả/mái/42 tuần đẻ. Như vậy với mục đích chọn lọc tăng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi và ổn định năng suất trứng, kết quả về năng suất trứng là tương đương với năng suất trứng của vịt MT1 khi mới nhập về.

Theo Nguyễn Văn Duy (2012): Vịt MT1 qua 5 thế hệ chọn lọc có tỷ lệ đẻ trung bình của là 68,37 - 68,92%, năng suất trứng là 201,02 - 202,63 quả/mái/42 tuần đẻ. Như vậy, vịt MT1 qua 5 thế hệ chọn lọc theo hướng tăng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi, năng suất trứng vẫn được ổn định.

Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu cho thấy: vịt TS132 qua 4 thế hệ chọn lọc, cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể và tỷ lệ cơ ức, năng suất trứng của dòng vịt này đã giảm đi, từ 194,49 ở thế hệ 1 còn 191,01 quả/mái/42 tuần đẻ ở thế hệ thứ 4, tỷ lệ đẻ giảm từ 66,15 ở thế hệ 1 xuống 64,97% ở thế hệ 4 (Phạm Văn Chung, 2018).

4.1.9. Chất lƣợng trứng vịt HY1 qua 3 thế hệ

Khảo sát chất lượng trứng của vịt HY1 ở thời điểm 38 tuần tuổi qua các thế hệ, với số lượng 35 quả mỗi thế hệ, trứng đem khảo sát được bảo quản không quá 48 giờ sau khi đẻ ra. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.23.

Kết quả theo dõi khối lượng trứng của vịt HY1 trong nghiên cứu này (Bảng 4.22) là tương đương với theo dõi của Vương Thị Lan Anh & cs. (2018) trên đàn hạt nhân của vịt Biển 15 - Đại Xuyên: khối lượng trứng trung bình là 82,6 g/quả. Tương tự, Nguyễn Văn Duy & cs. (2016) khối lượng trứng của vịt Biển 15 - Đại Xuyên thế hệ xuất phát và thế hệ 1 trung bình là 82,40 g và 83,29 g.

Một số nghiên cứu trên các giống vịt nội của nước ta về khối lượng trứng như sau:

Vịt Bầu Bến nuôi khảo sát tại Hòa Bình có khối lượng trứng dao động từ 65 - 74 g/quả (Hồ Khắc Oánh & cs., 2011). Diễn biến khối lượng trứng của vịt Bầu Bến và vịt Đốm theo dõi từ 4 - 52 tuần đẻ của Nguyễn Đức Trọng & cs. (2011a) tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho thấy khối lượng trứng của vịt Bầu Bến dao động trong khoảng 51 - 72 g/quả, trung bình đạt 66,30 g/quả; khối lượng trứng của vịt Đốm dao động trong khoảng 53 - 76 g/quả, trung bình đạt 69,30 g/quả.

Bảng 4.23. Chất lượng trứng của HY1 qua 3 thế hệ Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu theo dõi

Thế hệ xuất phát (n = 35) Thế hệ 1 (n = 35) Thế hệ 2 (n = 35)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

Khối lượng trứng (g) 83,82 0,71 82,67 0,32 83,57 0,75 Đường kính lớn trứng (mm) 66,11 0,45 65,78 0,56 66,02 0,54 Đường kính nhỏ trứng (mm) 46,24 0,27 45,88 0,51 46,31 0,38 Chỉ số hình dạng 1,43 0,01 1,44 0,02 1,43 0,01 Khối lượng lòng đỏ (g) 27,82a 0,43 26,15b 0,42 26,94ab 0,50 Khối lượng vỏ (g) 9,82 0,29 9,42 0,19 9,69 0,31 Khối lượng lòng trắng (g) 46,18 0,72 47,10 0,47 46,94 0,96 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 33,21 0,50 31,63 0,49 32,33 0,69 Tỷ lệ lòng trắng (%) 55,06 0,64 56,98 0,54 56,06 0,82 Tỷ lệ vỏ (%) 11,73 0,34 11,39 0,22 11,61 0,37 Chiều cao lòng trắng (mm) 8,73 0,19 8,99 0,34 9,19 0,32 Đường kính lớn l/trắng (mm) 102,41 1,06 98,99 1,37 99,39 1,55 Đường kính nhỏ l/trắng (mm) 67,57 0,71 65,75 0,78 66,00 0,83 Chỉ số lòng trắng 0,10 0,002 0,11 0,004 0,11 0,004 Chiều cao lòng đỏ (mm) 21,71 0,28 21,08 0,22 20,98 0,33 Đường kính lòng đỏ (mm) 47,68 0,33 46,61 0,59 46,34 0,34 Chỉ số lòng đỏ 0,46 0,01 0,45 0,01 0,45 0,01 Đơn vị Haugh 93,16 1,34 91,13 1,42 94,97 1,24 Màu lòng đỏ (Roche) 12,22 0,12 12,47 0,21 12,38 0,21

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nghĩa & cs. (2012) cho thấy vịt Bầu Bến và vịt Đốm có khối lượng trứng trung bình đạt lần lượt là 70,34 và 72,65g/quả. Theo Vũ Đình Trọng & cs. (2015), khối lượng trứng của vịt Bầu Bến qua 3 thế hệ lần lượt là 70,34; 70,95 và 71,23g/quả. Vịt Sín Chéng nuôi tại Lào Cai có khối lượng trứng trung bình đạt 70,52g/quả (Bui Huu Doan & cs., 2017b). Theo Đỗ Ngọc Hà (2019), khối lượng trứng của vịt Cổ Lũng là 71,36 g/quả.

Như vậy, khối lượng trứng của HY1 trung bình qua 3 thế hệ là 83,35 g/quả, cao hơn so với một số giống vịt nêu trên.

Chỉ số hình thái trứng của vịt HY1 qua 3 thế hệ là 1,43 ở thế hệ xuất phát, thế hệ 1 là 1,44 và 1,43 ở thế hệ 2. Chỉ số hình thái này nằm trong khoảng trứng ấp nở cho phép (Brandch & Biichel, 1972) (trích từ Nguyễn Văn Trọng, 1998).

Một số nghiên cứu về chỉ số hình thái trên các giống vịt khác nhau ở nước ta cũng thu được kết quả trong phạm vi nêu trên:

Chỉ số hình thái của trứng vịt Bầu Bến dao động trong khoảng 1,40 - 1,41 (Nguyễn Đức Trọng & cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa & cs., 2012; Vũ Đình Trọng & cs., 2015).

Chỉ số hình thái của vịt Đốm nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên là 1,38 (Nguyễn Đức Trọng & cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa & cs., 2012) và 1,49 (Đặng Vũ Hòa, 2015). Chỉ số hình thái của trứng vịt Sín Chéng là 1,40 (Bui Huu Doan & cs., 2017b)

Chỉ số hình thái của trứng vịt đàn hạt nhân vịt Biển 15 - Đại Xuyên là 1,415 (Vương Thị Lan Anh & cs., 2018); của vịt MT1 là 1,41 - 1,43 (Nguyễn Văn Duy, 2012); vịt Cổ Lũng là 1,40 (Đỗ Ngọc Hà, 2019).

Trứng vịt HY1 có đơn vị Haugh đạt 91,13 - 94,97, chỉ số lòng đỏ đạt 0,45 - 0,46, tỷ lệ lòng đỏ 31,63 - 33,21%, tỷ lệ lòng trắng là 55,06 - 56,98%; chỉ số lòng trắng là 0,1 - 0,11; màu lòng đỏ 12,22 - 12,47 và tỷ lệ vỏ trứng 11,39 - 11,73%.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chọn tạo hai dòng vịt Biển trên cơ sở giống vịt Biển 15 Đại Xuyên (Trang 63)