Hàng
hải Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội
Nguồn vốn có vai trò quan trọng không chỉ với bản thân NHTM mà còn có vai trò quan trọng với khách hàng và nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ cho vay và đầu tư, NHTM cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế, qua đó gián tiếp tạo ra sản phẩm xã hội, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế. Nhưng để có vốn cho hoạt động cho vay, đầu tư, NHTM nhất thiết phải huy động được nguồn vốn ban đầu cần thiết.
Chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập từ tháng 03 năm 2008, quy mô nguồn vốn còn nhỏ so với các NHTM khác. Nhận biết được thực tế đó, Chi nhánh đã không ngừng tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn vốn để tăng quy mô, đáp ứng các nhu cầu cho vay và đầu tư. Một trong những biện pháp được thực hiện đó là sử dụng một cách phong phú các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng gửi tiền.
Bảng 2.8. Ket quả huy động vốn theo các hình thức huy động tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
55
2.2.3.1. Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi
Cũng như các NHTM khác, để huy động được nguồn vốn từ khách hàng, Chi nhánh Nam Hà Nội sử dụng hình thức huy động vốn truyền thống đó là nhận tiền gửi. Đối tượng mà hình thức huy động này hướng tới đó là các khoản tiền của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì vậy hình thức huy động vốn này chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các hình thức huy động vốn. Cụ thể: năm 2014 chiếm 99,52%, năm
2015 chiếm 98,87%, năm 2016 chiếm 96.3%.
Với nhóm đối tượng khách hàng là tổ chức: hình thức huy động vốn bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Đứng trên góc độ NHTM, tiền gửi thanh toán của tổ chức là một khoản nợ mà ngân hàng phải trả bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng. Với đặc thù là khoản vốn được sử dụng thường xuyên cho mục đích chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh nên thời gian gửi của loại vốn này thường ngắn. Vì thế, mức lãi suất mà ngân hàng trả cho loại tiền gửi này không cao. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức là loại tiền gửi có nguồn gốc từ tích lũy và được tổ chức ký thác với mục đích hưởng lãi. Vì thế khách hàng và ngân hàng thường có sự thỏa thuận rõ ràng về thời hạn và lãi suất gửi tiền. Đây luôn là nguồn vốn chiếm được sự quan tâm của các NHTM vì tính ổn định về thời gian. Trên cơ sở kỳ hạn thỏa thuận, ngân hàng có thể xây dựng cũng như lựa chọn thời gian cho vay phù hợp. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách của Maritime Bank hiện nay đang chuyển đổi dần tài khoản của tổ chức kinh tế sang cho Ngân hàng doanh nghiệp quản lý, đảm bảo sự chuyên biệt. Do vậy, trong quá trình chuyển đổi, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đang giảm dần. Chi nhánh tăng cường sang huy động mạnh từ dân cư, là khách hàng cá nhân.
Với nhóm đối tượng khách hàng dân cư: chi nhánh áp dụng đồng thời cả hai hình thức là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dân cư thường mang tính ổn định cao do đây là khoản tích lũy dự phòng cho các trường hợp phát sinh. Chính bởi tính ổn định của loại tiền gửi này mà các NHTM luôn tìm mọi cách để thu hút nguồn tiền gửi mặc dù lãi suất của
56
cơ cấu nguồn vốn của các NHTM nhung lại có uu điểm là ít biến động. Vì thế, để thu hút đuợc nhiều hơn luợng tiền gửi này, chi nhánh đã cung ứng nhiều dịch vụ và tiện ích đi kèm nhu cho phép khách hàng có thể gửi - rút nhiều nơi, tăng tiện ích trên thẻ, ...
Hiện nay để làm nổi bật sự khác biệt, nắm bắt xu huớng thay đổi của thị truờng và gia tăng ngày càng nhiều các tiện ích cho khách hàng. Maritime Bank đang phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng điện tử, là Mobile Banking và Internet Banking. Ngoài các cách thức huy động tiền gửi không kỳ hạn truyền thống, dịch vụ ngân hàng điên tử đang giúp Maritime Bank thu hút một luợng lớn nguồn vốn huy động không kỳ hạn với chi phí huy động rất rẻ. Để sử dụng các tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng của Maritime Bank phải duy trì số du nhất định trong tài khoản với thời gian quy định khác nhau tùy từng loại tài khoản và đối tuợng khách hàng. Rút ngắn thời gian giao dịch xuống nhiều lần, chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 kể cả ngày lễ, Tết với hạn mức cao... là các lợi ích đi đầu đang đuợc các khách hàng của Maritime Bank, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi và khách hàng doanh nghiệp huởng ứng với hiệu ứng rất tốt. Qua đây có thể thấy, công nghệ thông tin phát triển đóng góp rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Maritime Bank nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng.
2.2.3.2 . Huy động vốn qua hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi
Đây là hình thức đuợc chi nhánh sử dụng nhằm huy động vốn dài hạn tài trợ cho nhu cầu cho vay, đầu tu dài hạn của ngân hàng. Hình thức này mới nở rộ trong hơn hai năm trở lại đây. Chứng chỉ tiền gửi đa dạng kỳ hạn, có lãi suất cao cố định tuơng ứng với từng kỳ hạn niêm yết nên thu hút đuợc sự quan tâm rất lớn của khách hàng. Nhung tỷ trọng nguồn tiền gửi này chua tuơng xứng với tiềm năng vốn có: Năm 2015 chiếm 0,81%, năm 2016 chiếm 0,28% tổng nguồn vốn huỳ động. Chi nhánh đã quan tâm hơn đến việc huy động nguồn tiền gửi này nhung hiệu quả đạt đuợc chua cao: năm 2015 tăng 9.9 tỷ so với năm 2014 (năm 2014 chua có hình thức huy động này) nhung đến năm 2016 lại giảm 6.4 tỷ so với năm 2015. Có thể thấy sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng đối thử rất lớn khi một loạt các NHTM vào thời
57
điểm cuối 2015, đầu 2016 đua nhau tung ra sản phẩm chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao vuợt trội này. Vì thế, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến việc huy động nguồn tiền gửi này để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.3.3. Huy động vốn qua hình thức đi vay
Maritime Bank chi nhánh Nam Hà Nội vay vốn từ trụ sở chính thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ. Đây là kênh huy động quan trọng giúp chi nhánh luôn
cân đối đuợc thanh khoản, bổ sung vốn cho hoạt động cho vay tại chi nhánh. Trong hai
năm 2014, 2015 chi nhánh không huy động vốn bằng đi vay nhung đến năm 2016 đã huy động 39 tỷ qua hình thức huy động này để đáp ứng nhu cầu cho vay dự án khu căn
hộ, nhà ở cao cấp nhu Goldmark City, GoldSeason.. .do TNR làm chủ đầu tu và