•
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.1.1. Chiến lược phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Từ ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này đã đánh dấu một mốc son lịch sử trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, thanh toán quốc tế (TTQT), một mắt xích quan trọng của quá trình phát triển thương mại quốc tế cũng đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết hiện nay cũng như các năm tới.
Một khi chúng ta chính thức gia nhập WTO, các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ bắt đầu tham gia hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Các Ngân hàng Việt Nam muốn giữ thị phần của mình cần phải nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hoá sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp cần có công cụ hỗ trợ từ phía ngân hàng, Ngân hàng cần có sản phẩm mới để thu hút thêm khách hàng và gia tăng thu nhập.
Theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030” thì quan điểm chiến lược XNK của nước ta trong thời gian tới là:
- Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nuớc; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thuơng mại.
- Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến luợc để phát triển thị truờng bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích truớc mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đa dạng hóa thị truờng xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng luới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thuơng hiệu trên thị truờng trong và ngoài nuớc.
Trong đó, định huớng đối với xuất khẩu là:
- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng truởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo huớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm luợng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi truờng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Định huớng phát triển của nhập khẩu là:
- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng truởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nuớc và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần
giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.
Các định hướng trên mở ra nhiều cơ hội cho các Ngân hàng TMCP trong việc phát triển hoạt động tài trợ XNK. Như vậy, trong thời gian tới, BIDV Ba Đình cần chuẩn bị chu đáo để có thể tận dụng hết các cơ hội, phát triển tài trợ XNK từ đó nâng cao hiệu quả của Ngân hàng.
3.1.2. Dự báo chung về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các Ngân hàng Thương mại cổ phần đến năm 2020
Tính đến hết tháng 9/2013, kim ngạch XNK của Việt Nam đạt 198,5 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 54 triệu USD. Đây là một trong những kết quả nổi bật trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, đang dần phục hồi. Kết quả cũng là một bước chuyển quan trọng trong hoạt động XNK, khi mà nhiều năm Việt Nam ở trong tình trạng nhập siêu.
Hoạt động XNK đang phải đối mặt với khó khăn đến từ các yếu tố trong nước và thế giới. Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt thể hiện ở các chỉ số tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hoặc có mức tăng không đáng kể; hàng tồn kho nhiều; đã tạo sức ép lên tính khả thi đối với các phương án sản xuất kinh doanh, làm cho các DN trong đó có DN NK nguyên phụ liệu cho đầu vào SXKD dè dặt, chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất.
XK gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ
tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... đã giảm đáng kể làm cho
các DNXK Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đặc biệt là trong dài
hạn. Bên cạnh đó, do khó khăn kinh tế của chính các quốc gia NK, mà các quốc gia này đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ sản
xuất trong nước như hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại, chống bán phá giá v .v. Điều này đặt các DNXK Việt Nam trước nguy cơ mất thị phần tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Bên cạnh các khó khăn, hoạt động XNK cũng được hậu thuẫn bởi hàng loạt các yếu tố thuận lợi. Trên thế giới, giá hàng hóa thế giới đang trong xu hướng giảm, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như sắt thép, xăng dầu. Có thể nói rằng, đây là cơ hội rất tốt để cho các DN chủ động sắp xếp lại hoạt động SXKD của mình, đón đầu xu thế tăng trưởng trong tương lai không xa.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, tác động của khủng hoảng kinh tế đối với hàng XK của Việt Nam là không quá lớn bởi hàng XK của Việt Nam chủ yếu là hàng thiết yếu. Do đó, cầu đối với loại hàng này không co giãn nhiều trong tình trạng suy thoái kinh tế. Thậm chí trong một vài trường hợp, còn có sự gia tăng trong nhu cầu hàng XK từ Việt Nam do dưới tác động thu nhập giảm, tiêu dùng tại các quốc gia NK chuyển dịch sang hàng hóa có xuất xứ từ các nước như Việt Nam. Vấn đề của các DN Việt Nam là phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi danh mục hàng hóa XK, phù hợp với từng thị trường XK riêng biệt.
Như vậy trong thời gian tới, hoạt động XNK bên cạnh thuận lợi còn nhiều thách thức; vì thế hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng thương mại cũng sẽ có cả cơ hội và thách thức.
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới,
Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh đối ngoại
với nhiều quốc gia, tổ chức kinh tế trên thế giới. Một loạt các biện pháp nhu
cổ phần hoá, giao bán, cho thuê... các doanh nghiệp nhà nuớc, cùng với việc
ban hành Luật doanh nghiệp đã làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nuớc nói riêng, đồng thời thành lập thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới chủ yếu là các công ty TNHH và các công
ty cổ phần. Trong số này chắc chắn có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, họ sẽ có nhu cầu đuợc tài trợ của ngân hàng. Nhu cầu vốn của các
DN XNK nhiều hơn là điều kiện đầu tiên để các Ngân hàng đầu tu cho hoạt
động tài trợ XNK.
Tuy nhiên, nhu cầu của DN nhiều nhung cũng có rất nhiều Ngân hàng mở dịch vụ tài trợ XNK. Đặc biệt là các Ngân hàng chuyên về tài trợ XNK nhu Eximbank, VietcomBank. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải từng buớc hoàn thiện dịch vụ của mình, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của khách hàng.
3.1.3. Tầm nhìn chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói chung, Chi nhánh Ba Đình nói riêng
Đứng truớc thời cơ và thách thức nhu thế, các Ngân hàng cần có định huớng riêng cho mình để tận dụng đuợc các cơ hội, tăng số luợng DN XNK đến Ngân hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK, từ đó tăng doanh số, tăng hiệu quả hoạt động.
BIDV cũng đã xây dựng một định huớng chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ XNK. Đó là: Đẩy mạnh đầu tu cho nhóm khách hàng chiến luợc, mở rộng tìm kiếm các dự án có hiệu quả, phục vụ kinh doanh XNK và kinh tế đối ngoại của Thủ đô để đầu tu. Tiến tới đa dạng hoá các loại hình tín
dụng tài trợ XNK nhằm khai thác tối ưu nguồn vốn hiện có
Từ định hướng chung của BIDV, Chi nhánh BIDV Ba đình đề ra định hướng:
+Thứ nhất, duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từng bước khuyến khích xuất khẩu thông qua tài trợ cho nhà nhập khẩu nước ngoài.
+ Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức và phương thức cấp tín dụng trên cơ sở hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng, triển khai các hình thức cấp tín dụng mới trên cơ sở đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả tín dụng.
+ Thứ ba, tăng cường phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bố trí một tỷ lệ phần trăm nguồn vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp này
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Trình độ của cán bộ nhân viên và cấp quản lý chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển nghiệp vụ tài trợ XNK, nên các đối tượng này phải nắm rõ quy trình, quy định liên quan đến nghiệp vụ để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Theo thống kê tại các NHTM hiện nay, đa số cán bộ đều trẻ, có tâm huyết và có trình độ, đặc biệt đối với một số phòng nghiệp vụ thì cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học. Do đó, việc tiếp thu kiến thức mới không phải là điều quá khó khăn. Một số yêu cầu đặt ra trong việc đào tạo cán bộ cho công việc:
- Tuyển chọn những cá nhân có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, có năng lực tiếp thu và ứng dụng cái mới trong công tác để phục vụ việc
phát triển nghiệp vụ.
- NH có thể tổ chức cuộc hội thảo cho nhân viên tham gia hoặc cử cán bộ tham gia các buổi thuyết trình, hội thảo do các NH, tổ chức toàn cầu tổ chức để hiểu biết thêm về hoạt động tài trợ XNK.
- Gửi cán bộ của mình sang các NH bạn học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu và nâng cao trình độ của các cán bộ trong hoạt động tài trợ XNK.
- Tạo ra những nhóm chuyên môn gồm những nhân viên giỏi được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm để tư vấn, hỗ trợ, huấn luyện cho các nhân viên mới hoặc cùng phối hợp xử lý vướng mắc. Phát động phong trào thi đua trong nhân viên nhằm khuyến khích tinh thần học tập và làm việc của nhân viên.
- Có chế độ tiền lương, thưởng đúng với yêu cầu công việc nhằm giữ được những cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm, năng lực cao.
- Cần thường xuyên quan tâm kiện toàn bộ máy tổ chức ở tất cả các cấp quản trị và thừa hành. Rà soát lại để cải tiến vấn đề phân công, phân cấp, thẩm quyền phán quyết sao cho rút ngắn được thời gian xử lý nghiệp vụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả an toàn cho Ngân hàng.
3.2.2. Nhóm giải pháp về Marketing và Phát triển sản phẩm
3.2.2.1. Giải pháp Marketing
Chính sách Marketing không chỉ có tác dụng với các Doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với Ngân hàng. Một chính sách Marketing tốt sẽ giúp cho các DN hiểu hơn về dịch vụ tài trợ XNK, khuyến khích họ sử dụng dịch vụ. Marketing tốt không chỉ có tác động khuyến khích lượng khách hàng sẵn có trung thành với dịch vụ mà còn giúp Ngân hàng khai thác được lượng khách hàng tiềm năng.
Để công tác Marketing có hiệu quả, BIDV Ba Đình cấn thực hiện tốt các công việc sau:
các phòng ban. Các phòng ban nghiệp vụ liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin khách hàng đang giao dịch và đối tác của họ để bộ phận marketing lên kế hoạch tiếp cận khách hàng mới và có chính sách tiếp thị duy trì khách hàng cũ. Bên cạnh đó phải tăng cuờng chăm sóc khách hàng bằng phong cách phục vụ, tác phong làm việc, lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng và có những tu vấn hổ trợ khách hàng kịp thời về nghiệp vụ.
- Chủ động tìm kiếm, tham gia các cuộc hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp, làm đầu mối tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị với các hiệp hội, ngành hàng nhu dệt may, thủy sản, luơng thực thực phẩm,.. nhằm mở rộng quan hệ với khách hàng, tiếp thị các doanh nghiệp mới. Thuờng xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, các buổi hội thảo chuyên đề về các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng, giúp các doanh nghiệp nắm vững và cập nhật lại kiến thức về kinh doanh quốc tế, phuơng thức tiếp cận có hiệu qủa vốn tài trợ của ngân hàng, tạo sự đồng cảm trong giao dịch ngân hàng.
- Tăng cuờng giới thiệu các sản phẩm, quảng bá thuơng hiệu ngân hàng duới hình thức phát hành các banner quảng cáo, cẩm nang huớng dẫn khách hàng, đua thông tin về sản phẩm và hoạt động của Ngân hàng lên website,..
- Có định huớng khách hàng mục tiêu để quảng cáo và tiếp thị tập trung hơn nữa, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ động tiếp cận, lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh,...
3.2.2.2. Phát triển sản phấm
Việc phát triển sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng DN là rất cần thiết
thức như phát hành thư bảo lãnh với người nước ngoài, thuê mua tài chính... Thời gian tới Ngân hàng cần nghiên cứu tiến hành và đưa vào thực tế sử dụng.
Song song với nghiên cứu các sản phẩm mới, BIDV cần áp dụng tốt hình thức tín dụng bảo lãnh và tín dụng trả góp.
về tín dụng trả góp: Đối với các doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài, thời gian sử dụng khá lâu nên nhu cầu vay vốn trung và dài