Thực trạng hoạt động TTTM theo phương thức nhờ thu

Một phần của tài liệu 1146 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng hoạt động TTTM theo phương thức nhờ thu

2.2.1.1. Hướng dẫn thực hiện các sản phầm nhờ thu tại BIDV

2.2.1.1.1. Nhờ thu nhập khẩu

a) Mô tả sản phẩm:

Nhờ thu nhập khẩu là nghiệp vụ theo đó BIDV tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu của ngân hàng gửi nhờ thu hoặc trực tiếp từ người đòi tiền và thực hiện theo chỉ dẫn. Bộ chứng từ nhờ thu có thể chỉ bao gồm chứng từ tài chính như hối phiếu, kỳ phiếu, séc gọi là nhờ thu trơn. Nếu bộ chứng từ bao gồm chứng từ thương mại như hóa đơn, vận đơn (kèm hoặc không kèm chứng từ tài chính) gọi là nhờ thu kèm chứng từ.

b) Đối tượng khách hàng:

Các tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán nhập khẩu bằng phương thức nhờ thu.

c) Các bên liên quan:

Nhà nhập khẩu/ người mua: Là khách hàng của BIDV, ký hợp đồng nhập khẩu/mu hàng và phải thanh toán theo phương thức nhờ thu.

Nhà xuất khẩu/người bán: Là bên giao hàng, lập chứng từ và đòi tiền thanh toán theo phương thức nhờ thu.

Ngân hàng nhận ủy thác nhờ thu: Là NH nhận chứng từ theo chỉ dẫn của Nhà xuất khẩu và gửi đến NH thu/NH xuất trình.

Ngân hàng thu/NH xuất trình: Là ngân hàng phục vụ Nhà nhập khẩu, có trách nhiệm trả chứng từ theo chỉ dẫn và thanh toán/chấp nhận thanh toán khi Nhà nhập khẩu yêu cầu.

d) Nguyên tắc:

Khi thực hiện vai trò ngân hàng nhận nhờ thu, BIDV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn nhờ thu và tuân thủ các quy tắc được dẫn chiếu trong chỉ dẫn nhờ thu đó.

BIDV chỉ làm việc với chứng từ và không chịu trách nhiệm về sự khớp đúng giữa nội dung chứng từ với hàng hóa thực tế mà chứng từ đề cập.

Đối với nhờ thu D/P, BIDV chỉ giao bộ chứng từ cho khách hàng sau khi các yêu cầu về nguồn vốn đảm bảo thanh toán bộ chứng từ nhờ thu đã được đáp ứng.

Đối với nhờ thu D/A, trừ khi có các chỉ dẫn đặc biệt khác trên chỉ dẫn nhờ thu, BIDV được phép giao chứng từ cho khách hàng trên cơ sở chấp nhận thanh toán của khách hàng và BIDV không chịu trách nhiệm đối với việc từ chối thanh toán của khách hàng khi đến hạn thanh toán.

Đối với nhờ thu kèm điều khoản điều kiện đặc biệt, BIDV chỉ giao chứng từ trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện theo chỉ dẫn nhờ thu

e) Các loại nhờ thu:

Nhờ thu D/P (Documents against Payment): BIDV chỉ trả chứng từ cho khách hàng khi khách hàng đã nộp đủ tiền để thanh toán bằng loại tiền tệ của bộ chứng từ hoặc đã làm đủ các thủ tục đảm bảo nguồn thanh toán với BIDV.

Nhờ thu D/A (Documents against Acceptance): BIDV trả chứng từ cho khách hàng khi khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứng từ. Việc chấp nhận có thể bằng văn bản hoặc chấp nhận trên Thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu hoặc ký chấp nhậ trên hối phiếu (nếu có).

Nhờ thu khác DOT (Documents against Other Terms and conditions):

- Nhờ thu D/P xxx days: Là nhờ thu D/P trong đó chỉ dẫn giao chứng từ cho khách hàng trên cơ sở thanh toán trong thời hạn chỉ dẫn (tức là trong thời hạn xxx

ngày kể từ ngày BIDV nhận chứng từ). Truờng hợp khách hàng không đồng ý thanh

toán hoặc không có ý kiến phản hồi trong thời hạn xxx ngày theo chỉ dẫn, phải

lập điện

thông báo đến ngân hàng nhờ thu để nhận đuợc chỉ dẫn mới.

- D/A ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng nhờ thu (D/A “with collecting bank’s consent”): BIDV xem xét thực hiện trên cơ sở đảm bảo nguồn thanh

toán của khách hàng khi đến hạn. Trừ truờng hợp khách hàng ký quỹ 100% bằng tiền

tệ của bộ chứng từ, Chi nhánh phê duyệt cấp tín dụng để đảm bảo nguồn thanh toán

cho giao dịch theo trình tự, thủ tục cấp tín dụng hiện hành. Việc thanh toán phải đuợc

thực hiện vòa ngày đến hạn nhu đã cam kết.

ff Hồ sơ giao dịch:

Trường hợp chấp nhận nhờ thu D/A hoặc nhờ thu kèm theo điều kiện đặc biệt:

• Chấp nhận thanh toán của khách hàng kèm hối phiếu đã đuợc khách hàng ký xác nhận (truờng hợp có hối phiếu);

• Hồ sơ, giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của chỉ dẫn nhờ thu.

Trường hợp thanh toán nhờ thu:

• Chấp nhận thanh toán của khách hàng trên thông báo nhờ thu của BIDV • Hồ sơ, giấy tờ khác tùy theo điều khoản điều kiện của chỉ dẫn nhờ thu.

1. Sau khi ký Hợp đồng, Nhà xuất khẩu giao hàng và lập chứng từ 2. Chứng từ và chỉ dẫn đòi tiền đuợc gửi đến NH phục vụ nhà xuất khẩu

3. Chứng từ đuợc chuyển tiếp đến NH phục vụ Nhà nhập khẩu để thông báo cho Nhà nhập khẩu

4. Nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán để lấy chứng từ

5. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trả chứng từ theo chỉ dẫn cho nguời nhập khẩu, đồng thời thanh toán/chấp nhận thanh toán cho nguời xuất khẩu thông qua ngân hàng của nguời xuất khẩu.

2.2.1.1.2. UPAS nhờ thu

a) Mô tả sản phẩm:

Nhờ thu nhập khẩu có điều kiện cho phép thanh toán truớc hạn (gọi tắt là UPAS nhờ thu) là nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu, trong đó có điều khoản cho phép Nguời thụ huởng (Nhà xuất khẩu) đòi tiền thanh toán truớc hạn trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của Ngân hàng đại lý.

b) Đối tượng khách hàng:

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo phuơng thức thanh toán nhờ thu, có nhu cầu thanh toán trả chậm.

c) Các bên liên quan:

Nhà nhập khẩu/nguời trả tiền: Là khách hàng đề nghị BIDV cung cấp dịch vụ UPAS nhờ thu.

Nhà xuất khẩu/nguời thụ huởng: là nguời đuợc đòi thanh toán trên cơ sở xuất trình bộ chứng từ nhờ thu.

Ngân hàng đại lý (NHĐL): là NHĐL của BIDV chấp thuận cung cấp dịch vụ thanh toán truớc hạn cho Nguời thụ huởng theo giao dịch nhờ thu do BIDV đề nghị và đòi tiền hoàn trả từ BIDV khi đến hạn thanh toán.

Ngân hàng gửi nhờ thu: là Ngân hàng phục vụ nguời thụ huởng, gửi bộ chứng từ nhờ thu tới BIDV

c) Lợi ích:

Đối với khách hàng: đuợc mua hàng trả chậm nhung đối tác (nhà xuất khẩu) đuợc đòi tiền thanh toán truớc hạn, từ đó tiết kiệm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đối với BIDV: đa dạng hóa sản phẩm tài trợ nhập khẩu, tăng cuờng khả năng cạnh tranh, gia tăng thu phí dịch vụ tài trợ thuơng mại.

d) Điều kiện thực hiện:

• Điều kiện khách hàng: Khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB trở lên, phân loại nợ nhóm 1, có phuơng án kinh doanh khả thi, nguồn thu đảm bảo. • Điều kiện về giao dịch:

• Đồng tiền giao dịch nhờ thu nhập khẩu là ngoại tệ (USD, EUR...)

• Bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu trong đó chỉ thị nhờ thu không kèm thêm điều kiện ràng buộc nào khác. Một số NHĐL có thể quy định giá trị tối thiểu đối với bộ chứng từ đòi tiền.

• Khách hàng phải thực hiện thành công tối thiểu 2 giao dịch với nhà xuất khẩu, đối với cùng một mặt hàng và không phát sinh tranh chấp.

e) Hồ sơ giao dịch:

Đơn đề nghị cung cấp sản phẩm UPAS nhờ thu và các hồ sơ khác tuơng tự nhu nhờ thu thông thuờng

1. Sau khi ký hợp đồng và giao hàng, Nhà xuất khẩu gửi bộ chứng từ nhờ thu quan Ngân hàng gửi nhờ thu tới BIDV, BIDV thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu tới Khách hàng là Nhà nhập khẩu.

2. Trên cơ sở thông báo của BIDV, truớc khi thanh toán bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu, nếu phát sinh nhu cầu, Khách hàng đề nghị BIDV cung cấp dịch vụ UPAS nhờ thu.

3. BIDV xem xét các điều kiện, nếu giao dịch của Khách hàng đáp ứng các điều kiện tài trợ, thực hiện liên hệ với Ngân hàng đại lý đề nghị cung cấp dịch vụ.

4. Ngân hàng đại lý thông báo chấp nhận cung cấp dịch vụ, chi phí, kỳ hạn và các điều kiện thực hiện giao dịch tới BIDV.

5. BIDV thông báo thông tin về giao dịch tới Khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận thì BIDV gửi điện yêu cầu Ngân hàng gửi nhờ thu xác nhận chỉnh sửa điều khoản thanh toán phù hợp (D/P => D/A X days, claim payment at sight; D/A X days => D/A Y days, claim payment at X days (X<Y). Đồng thời huớng dẫn Khách hàng đề nghị Nhà xuất khẩu chấp thuận điều chỉnh điều khoản thanh toán nêu trên (xác nhận khi ngân hàng gửi nhờ thu yêu cầu).

6. a. Nếu Ngân hàng gửi nhờ thu gửi điện SWIFT xác nhận chỉnh sửa chỉ dẫn thanh toán, BIDV thực hiện (i) gửi đề nghị NHĐL thanh toán truớc hạn bộ chứng từ cho Ngân hàng nhờ thu (thanh toán ngay hoặc ủy quyền thanh

toán vào ngày Khách hàng đề nghị thanh toán cho Người thụ hưởng), (ii) thông báo cho Ngân hàng nhờ thu về việc nhà nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán và NHĐL sẽ thực hiện thanh toán giá trị bộ chứng từ vào ngày yêu cầu theo chỉ dẫn nhờ thu.

6. b. Neu khách hàng không chấp nhập và/hoặc Ngân hàng gửi nhờ thu không xác nhận điều khoản thanh toán, BIDV thực hiện giao dịch nhờ thu nhập khẩu như thông thường, gửi thông báo tới NHĐL hủy đề nghị thực hiện giao dịch đã đề nghị.

7. NHĐL thanh toán cho Ngân hàng nhờ thu để thanh toán cho Nhà xuất khẩu, gửi điện thông báo tới BIDV xác nhận chi tiet việc thực hiện thanh toán và thời hạn hoàn trả cho NHĐL.

8. Đến hạn thanh toán bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu, BIDV thực hiện thanh toán, gồm giá trị bộ chứng từ nhờ thu và các loại phí phát sinh cho NHĐL; Nhà nhập khẩu thanh toán giá trị bộ chứng từ và phí dịch vụ cho BIDV; BIDV tất toán giao dịch.

2.2.1.1.3. Gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu

a) Mô tả sản phẩm:

Gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu: là nghiệp vụ theo đó BIDV thực hiện gửi bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình theo LC hoặc nhờ thu kèm chứng từ tới ngân hàng nước ngoài để đòi tiền trên cơ sở đề nghị của khách hàng.

b) Đối tượng khách hàng:

Tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ TTTM

c) Nguyên tắc thực hiện:

• Thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng.

• BIDV chỉ làm việc với chứng từ và không chịu trách nhiệm về sự khớp đúng giữa chứng từ và hàng hóa hay về tính chân thực của chứng từ.

• Giao dịch gửi chứng từ bao gồm hai hình thức: gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo LC và gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu kèm chứng từ:

• Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo LC khách hàng không đề nghị kiểm tra chứng từ, giao dịch gửi chứng từ được thực hiện như giao dịch nhờ thu xuất khẩu kèm chứng từ.

Năm 2015 2016 2017

Nhờ thu xuất khẩu Doanh số 15 10 18

Số món 4 2 1

• Trường hợp bộ chứng từ theo LC có đề nghị kiểm tra: việc gửi chứng từ chỉ được thực hiện khi bộ chứng từ được kiểm tra phù hợp hoặc có bất đồng đã được ngân hàng phát hành/ngân hàng chỉ định chấp nhận; hoặc sau khi có chỉ dẫn gửi chứng từ của khách hàng; hoặc sau thời gian quy định trên thông báo tình trạng bộ chứng từ có bất đồng mà không có sự phản hồi của khách hàng.

d) Tập quán áp dụng:

• Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (hiện nay là UCP600) và/hoặc Quy tắc thống nhất về hoàn trả (hiện nay là URR725): đối với phương thức LC hoặc

• Quy tắc thống nhất về nhờ thu (hiện nay là URC522): đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

e) Hồ sơ giao dịch:

• Giấy đề nghị nhờ thu xuất khẩu

• Bộ chứng từ xuất khẩu kèm hối phiếu (nếu có) • Thư tín dụng và các sửa đổi (nếu có)

• Các giấy tờ khác (tùy trường hợp): Chấp nhận bất đồng của khác hàng; Giấy đề nghị sửa đổi/hủy nhờ thu xuất khẩu; Chứng từ thay thế/bổ sung...

f) Lưu ý khác:

Các loại nhờ thu kèm chứng từ:

D/P (Documents against Payment): Giao chứng từ khi nhận được thanh toán thừ người nhập khẩu

D/A (Documents against Acceptance): Giao chứng từ khi nhận được cam kết thanh toán vào ngày đến hạn của người nhập khẩu.

D/OT (Documents against other Terms and conditions - Giao chứng từ dựa trên các điều khoản và điều kiện khác): Có hai hình thức phổ biến là D/P xxx days - Giao chứng từ khi nhận được thanh toán từ người nhập khẩu trong khoảng thời gian xxx days và D/A with Collecting bank’s consent - Nhờ thu D/A có cam kết của ngân hàng nhờ thu hoặc các quy định tương đương.

Sửa đổi chỉ dẫn nhờ thu/thay thế chứng từ nhờ thu:

Thực hiện trên cơ sở Giấy đề nghị sửa đổi nhờ thu xuất khẩu của khách hàng Trường hợp thay thế, bổ sung chứng từ cho bộ chứng từ đã được kiểm tra và gửi đi đòi tiền: BIDV thực hiện các bước xử lý liên quan và thông báo kết quả như trường hợp chứng từ xuất trình lần đầu.

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động TTTM theo phương thức nhờ thu tại BIDV Sở giao

dịch 1

Mặc dù phương thức này chưa chiếm ưu thế và đóng góp nhiều vào hoạt động tài trợ thương mại của BIDV nói chung và chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng, nhưng trong tương lai khi mà hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thì phương thức tài trợ này sẽ đóng một vai trò đáng kể, hỗ trợ cho phương thức thanh toán LC. Khi mà bộ chứng từ có sai sót, người xuất khẩu hoàn toàn có thể chuyển sang hình thức nhờ thu. Do đó, hình thức này được các nhà nhập khẩu sử dụng nhiều hơn các nhà xuất khẩu vì trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức này ít đem lại rủi ro cho các nhà nhập khẩu, đảm bảo lợi của các bên.Bảng 2.8: Doanh số và số món TTTM theo phương thức nhờ thu

Thực tế, hoạt động nhờ thu rất ít phát sinh và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các giao dịch TTTM. Qua bảng trên ta thấy, nhờ thu hàng nhập lớn hơn nhờ thu hàng xuất cả về số món và doanh số. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị xuất khẩu của ta trình độ quản lý chưa cao, quan hệ với đối tác chưa đủ lớn để có thể sử dụng phước thức thanh toán nhờ thu, do đó trong thanh toán nhà xuất khẩu thường ít dùng phương thức nhờ thu để bảo đảm việc thực hiện thu tiền hàng xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu 1146 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w