6. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.3.3.1. Các kiến nghị liên quan đến chính sách và sản phẩm
3.3.3.1.1. Nghiên cứu và áp dụng chính sách TTTM theo từng nhóm ngành hàng và theo từng vùng miền
Mặc dù hoạt động TTTM của BIDV đã triển khai được 10 năm với sự ra đời của Trung tâm Tác nghiệp Tài trợ thương mại (Trade Finance Center - TFC), tuy nhiên, nếu so sánh với các Ngân hàng TMCP khác trên thị trường như Vietcombank, Vietinbank thì BIDV vẫn là ngân hàng đến sau, gia nhập thị trường muộn hơn. Do đó, cần có những chính sách hấp dẫn, nổi trội và đặc thù cho khách hàng theo từng ngành hàng hóa khác nhau và theo từng đặc điểm từng vùng miền trong cả nước.
+ Cần thành lập Bộ phận nghiên cứu và phát triển tại BIDV đảm nhiệm công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phương hướng phát triển, cũng như đánh giá thực tế sự phù hợp của việc triển khai các chính sách hiện tại trên toàn hệ thống BIDV.
+ Ban hành chính sách đặc thù trên cơ sở sàng lọc khách hàng và hạn chế rủi ro bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II vào trong quá trình đánh giá mức độ rủi ro của phương án kinh doanh.
+ Xây dựng định hướng từng thời kỳ chi tiết tới từng vùng miền, từng ngành hàng hóa xuất nhập khẩu khác nhau trên cơ sở đặc thù của vùng miền đó, của lĩnh vực hàng hóa đó, đảm bảo thu hút được khách hàng tốt cũng như cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.
3.3.3.1.2. Phát triển đa dạng các sản phẩm tài trợ thương mại
Bên cạnh việc duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống và chủ yếu, BIDV cần cải tiến, đa dạng các sản phẩm khác để có thể đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau, đồng thời giữ chân và phát triển khách hàng hiện tại.
Hiện nay các ngân hàng đang nỗ lực tung ra các sản phẩm TTTM để thu hút khách hàng, vì vậy BIDV cần phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới về TTQT và TTTM có hàm lượng công nghệ cao như UPAS LC, Draft Buy Back LC, thực hiện giao dịch TTTM qua Mobile Banking, Internet Banking, phát triển hơn kênh nhận thông tin và chuyển thông tin đến khách hàng dựa trên các ứng dụng của Mobile hoặc Internet.
Với những sản phẩm dịch vụ này, ngân hàng tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong sử dụng dịch vụ, tùy từng thị trường, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm vừa phù hợp với phương án kinh doanh vừa có ci phí thấp nhất và chất lượng cao nhất.
3.3.3.2. Các kiến nghị liên quan đến thị trường
3.3.3.2.1. Mở rộng và hợp tác sâu với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài
Hiện tại hệ thống các ngân hàng đại lý của BIDV còn khá khiêm tốn. Số lượng tài khoản Nostro của BIDV tại một số ngân hàng đại lý ở nước ngoài chưa nhiều, chưa đa dạng các loại ngoại tệ, chưa tập trung vào các thị trường tiềm năng về nhập khẩu. Vì vậy, chưa đáp ứng được hết nhu cầu giao thương, phát hành LC nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu của khách hàng, đặc biệt là các thị trường Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Á và châu Phi. Hiện tại, với quá trình phân công nguồn lực toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, việc quan tâm tới các thị trường mới như Nam Phi, Argentina, Brazil, A-rập Xê-út, Israel, Mexico, Italy,... và mở rộng ở các thị trường hiện hữu nhưng tiềm năng như Hàn Quốc, Singapore, Australia, Pháp,.. .là rất cần thiết.
Vì vậy, bên cạnh việc tập trung khai thác nhóm các ngân hàng đại lý truyền thống, BIDV cần nghiên cứu mở rộng thêm một số tài khoản Nostro USD tại một số nước khác ngoài Mỹ và châu Âu, và một số đồng bản tệ khác tại các thị trường tiềm năng khác.
Đồng thời, BIDV cần đánh giá lại hiệu quả của tài khoản Nostro hiện tại, tìm hiểu tình hình khai thác thực tế để có biện pháp đẩy mạnh và phát huy tính hiệu quả của các tài khoản này. Trong trường hợp cần thiết, BIDV có thể ngừng hoặc đóng hẳn các tài khoản bất hợp lý, tránh lãng phí nguồn lực.
Với thị trường trong nước, tại tất cả các tỉnh, thành phố, BIDV cần áp dụng các chương trình marketing, khuyến mại để các doanh nghiệp biết tới các dịch vụ của BIDV, và qua đó gián tiếp tác động lên quyết định lựa chọn ngân hàng phục vụ hoạt động TTTM của doanh nghiệp.
3.3.3.2.2. Mở rộng hợp tác với các hãng tàu và hàng bảo hiểm vận chuyển
Từ lâu, quá trình giao thương quốc tế đã tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tất cả các bên tham gia, các rủi ro này lớn hơn nhiều so với rủi ro từ hoạt động kinh doanh nội địa. Một trong những rủi ro thường gặp nhất và được các bên tham gia quan tâm nhất chính là rủi ro đến từ quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Nếu quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn, tránh đuợc rủi ro từ bão lũ, sóng thần, núi lửa, cuớp biển, và chạm chìm tàu, nuớc tràn vào khoang đến giao hàng đúng lịch trình, giao hàng đúng nguời, thậm chí nếu xảy ra tai nạn thì chủ sở hữu hàng hóa vẫn đuợc đền bù thỏa đáng.. .thì sẽ tạo đuợc sự an tâm cho cả nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu lẫn Ngân hàng tài trợ. Để tạo sự an tâm đó không thể thiếu các hãng vẫn chuyển và các hãng bảo hiểm vận chuyển quốc tế.
Các hãng vẫn chuyển sẽ đảm nhiệm vận chuyển hàng an toàn, thông báo tới các bên về tình hình vận chuyển từ cảng đi đến cảng, đảm bảo tuyến đuờng đi an toàn, thay mặt nguời gửi hàng giao hàng hóa cho bên nhận hàng. Các hãng bảo hiểm sẽ thực hiện giám định ngay tại hiện truờng, chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn, đề xuất các chỉ dẫn phòng chống tổn thất, thực hiện bồi thuờng nếu xảy ra tổn thất.
Chính vì vậy, BIDV cần chủ động liên kết hợp tác với các hãng tàu, hãng bảo hiểm nhằm vừa đảm bảo quản lý và hạn chế rủi ro đuợc cho hàng hóa BIDV tài trợ, vừa có thể khai thác đuợc danh mục các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu mà các hãng tàu vã hãng bảo hiểm đang nắm giữ. Để làm đuợc việc đó, BIDV cần có những biện pháp hỗ trợ tích cực sau:
+ Xem xét câp hạn mức tín dụng, dịch vụ thanh toán cho các hãng tàu, hãng bảo hiểm vì các doanh nghiệp này luôn có nhu cầu về đầu tu tàn sản cố định (tàu, thuyền), phuơng tiện đi lại hay vốn luu động để hoạt động.
+ Giới thiệu khách hàng sử dụng dịch vụ của các hãng tàu, hãng bảo hiểm đó, bởi để có thể hợp tác lâu dài với nhau, BIDV và các hãng tàu - bảo hiểm phải đem đuợc lợi ích cho đối tác, hai bên cùng hợp tác và cùng có lợi.
+ Thực hiện áp dụng uu đãi ở một số sản phẩm - dịch vụ cho các hãng tàu - hãng bảo hiểm nhu miễn phí dịch vụ trả luơng cho cán bộ hãng tàu, giảm phí chuyển tiền, bảo lãnh.
3.3.3.3. Các kiến nghị liên quan đến chất lượng dịch vụ
3.3.3.3.1. Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống
BIDV cần xây dựng các điểm giao dịch với cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp, đuờng truyền tốc độ nhanh để đảm bảo xử lý nhanh các giao dịch cho khách hàng. Thuờng xuyên khảo sát thời gian xử lý hồ sơ của
nhân viên BIDV, qua đó, tìm hiểu đuợc vuớng mắc và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm tác nghiệp Tài trợ thuơng mại của BIDV cần phải thuờng xuyên nghiên cứu cải tiến công nghệ bằng cách đi thực tế ở các nuớc có trình độ công nghệ tiên tiến nhu Mỹ, Anh, Pliap,.. .tìm hiểu hệ thống công nghệ phục vụ hoạt động TTTM của các ngân hàng ở đó. Qua đó, học tập và ứng dụng những cải tiến hiện đại, phù hợp với thị truờng Việt Nam nói chung và hệ thống BIDV nói riêng.
3.3.3.3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của các bộ TTTM
BIDV nói chung và Trung tâm tác nghiệp tài trợ thuơng mại nói riêng cần thuờng xuyên tổ chức các chuơng trình đào tạo trực tiếp cũng nhu trực tuyến để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên tài trợ thuơng mại, tạo điều kiện để họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực tài trợ thuơng mại. Ngân hàng nên thành lập quỹ đào tạo, liên hệ với các ngân hàng đại lý cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và thực tế ở nuớc ngoài.
Phẩm chất và năng lực của nhân viên giữ vai trò quan trọng vào việc tạo ra dịch vụ ngân hàng có chất luợng cao, là cơ sở chủ yếu tạo ra sự hài lòng và quyết định sử dụng dịch vụ TTTM ở đâu của khách hàng. Tạo ra tác phong phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng, xử lý thành thạo nghiệp vụ, chủ động giúp đỡ và đề nghị các giải pháp tu vấn hiệu quả, hạn chế rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu của khách hàng.chắc chắn BIDV sẽ tạo đuợc hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng, qua đó, sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với BIDV.