Định hướng phát triển cho vay KHCN kinh doanh tại VietinBankVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu 1131 phát triển hoạt động cho vay đối với nhóm KHCN kinh doanh tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 77 - 79)

Phúc giai đoạn 2020 -2025

Chủ tịch Lê Đức Thọ khẳng định trong giai đoạn tới, VietinBank nhất quán quan điểm iiVietinBank là Ngân hàng lớn mạnh của Quốc gia, đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, phát huy lợi thế tiềm năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồn lực nội tại, gắn tăng trưởng của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng hàng đầu khu vực, hướng tới phát triển bền vững”, với khát vọng trở thành “Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam””.Cơ cấu khách hàng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của

các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như khách hàng bán lẻ và SMEs. Bám sát định hướng của VietinBank, Ban giám đốc chi nhánh Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển hệ thống các kênh phân phối, tiện ích trên cơ sở nâng cao hiệu quả các dịch vụ, cải tiến chất lượng dịch vụ trong đó trọng tâm là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, tiếp cận toàn diện Ngân hàng hiện đại, đi đầu trong ứng dụng công nghệ vào sản phẩm ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của KHCN. Trong những năm tới VietinBank Vĩnh Phúc định hướng như sau:

- Trở thành Ngân hàng bán lẻ cung ứng dịch vụ tốt nhất trên địa bàn, phấn đấu tăng trưởng thị phần lên mức 18-20% trong 5 năm tới.

- Định hướng nhóm khách hàng mục tiêu

Bên cạnh việc phát triển cho vay tiêu dùng hướng tới các đối tượng là những khách hàng có nghề nghiệp, nguồn thu ổn định, có khả năng trả nợ, có quan hệ xã hội, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có thái độ hợp tác với VietinBank Vĩnh Phúc, cơ

65

sở lưu trú trong phạm vi quản lý hiệu quả của đơn vị cho vay thì việc tập trung vào nhóm KHCN kinh doanh tại các cụm công nghiệp, làng nghề, chợ đầu mối cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Với thị phần hiện tại của các Ngân hàng bạn trên địa bàn này cho thấy, dư địa phát triển nâng cao thị phần của VietinBank Vĩnh Phúc là tương đối màu mỡ. Đây không những là địa bàn có tiềm năng phát triển dư nợ cao, mà còn là cơ hội để thúc đẩy bán thêm, bán chéo các sản phẩm dichjvuj khác của Ngân hàng nhằm tăng thu ngoài lãi như: bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, thu hộ hay trông giữ tài sản....

Bên cạnh đó, định hướng phân vùng khách hàng theo địa bàn hoạt động là mục tiêu VietinBank Vĩnh Phúc hướng tới thực hiện triệt để nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cũng như hình ảnh thương hiệu của VietinBank. Định hướng này không chỉ giúp các CB QHKH dễ dàng tiếp cận khách hàng, nắm bắt và cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên mà còn giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch, tăng khả năng gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng. Các khách hàng phát triển cho vay mục tiêu của VietinBank Vĩnh Phúc là khách hàng đang ở giai đoạn bắt đầu tăng trưởng và/hoặc phát triển ổn định và trập trung vào một ngành nghề kinh doanh.

Nhìn chung, định hướng phát triển cho vay KHCN kinh doanh của VietinBank Vĩnh Phúc ưu tiên tập trung vốn cho thị trường khu vực làng nghề, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, là nơi diễn ra họa động kinh doanh sôi động, tài chính ổn định, tài sản bảo đảm ở vị trí trung tâm, có khả năng thanh khoản và thanh khoản nhanh, ổn định về giá trị, dễ quản lý, đo đếm, không có tranh chấp, thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc bên bảo lãnh vay vốn.

- Đa dạng hóa sản phẩm cung ứng với khách hàng vay vốn

Trên cơ sở thị trường khách hàng mục tiêu hướng đến, VietinBank Vĩnh Phúc tập trung gia tăng nguồn dư nợ cho vay trung dài hạn KHCN kinh doanh đối với các mục đích đầu tư xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, nhà trọ, du lịch khách sạn. Cung ứng toàn diện các dịch vụ ứng dụng công nghệ đến tất cả các khách hàng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài lãi vay đồng thời tạo sự gắn kết với khách hàng. Một khách

hàng khi sử dụng 1 sản phẩm của Ngân hàng sẽ dễ dàng chuyển dịch sang Ngân hàng khác khi có sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên khi đã sử dụng từ 3 dịch vụ trở lên của ngân hàng, việc dịch chuyển tổ chức tín dụng là điều họ cần cân nhắc, đó là cơ hội để giữ chân khách hàng ở lại giao dịch với ngân hàng.

- Đổi mới mô hình quản lý cho vay khách hàng cá nhân

Đổi mới mô hình quản lý khách hàng theo hướng chuyên môn hóa. Hiện tại, mô hình này mới chỉ được triển khai tại hội sở chi nhánh. Tại các PGD, cán bộ quan hệ khách hàng vẫn đang đảm nhiệm vai trò quản lý cả KHCN và KHDN, với mô hình hiện tạo sự thiếu chuyên nghiệp và bài bản trong thẩm định hồ sơ. Định hướng trong năm 2021, CB QHKH tại các PGD trong chi nhánh sẽ được chuyên môn hóa theo hướng KHDN sẽ chỉ do CB QHKH doanh nghiệp quản lý, KHCN sẽ do CB QHKH cá nhân quản lý. Lãnh đạo phòng vừa đóng vai trò kiểm soát vừa đóng vai trò thẩm định. Với mô hình hiện tại, giúp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, VietinBank Vĩnh Phúc thành lập và hướng đến hoàn thiện một tổ thông tin thị trường, ngoài việc cập nhật thông tin diễn biến thị trường, đối thủ cạnh tranh, toàn bộ các thông tin về các khách hàng đã tiếp cận và từ chối cấp tín dụng tại chi nhánh sẽ được cung cấp và cập nhật thường xuyên trên diễn đàn, điều này giúp tránh sự chồng chéo trong quá trình thẩm định, giảm thiểu rủi ro và tạo sự nhất quán trong toàn chi nhánh.

- Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

Bên cạnh kênh phân phối sản phẩm truyền thống, VietinBank Vĩnh Phúc hướng tới mở rộng mạng lưới nhằm phục vụ tốt hơn chiến lược phát triển Ngân hàng bán lẻ. Ngoài các điểm giao dịch tại 7 huyện thị trong tỉnh, VietinBank Vĩnh Phúc phát triển thêm các điểm ATM và điểm chấp nhận thẻ thanh toán (15 đơn vị chấp nhận thẻ hàng tháng), QR code, trên cơ sở đó phát triển cho vay KHCN kinh doanh đối với các đơn vị này.

Một phần của tài liệu 1131 phát triển hoạt động cho vay đối với nhóm KHCN kinh doanh tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w