Tín dụng là nghiệp vụ mang tính quyết định đến hoạt động của ngân hàng do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa hạn chế rủi ro luôn đựơc ngân hàng quan tâm hàng đầu và coi đó mục tiêu quan trọng cần đạt được. Rủi ro phát sinh không chỉ thiệt hại cho bản thân chi nhánh Vĩnh Phúc mà còn ảnh hưởng đến người gửi tiền, ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn hệ thống Ngân hàng. Dưới đây là một số kiến nghị trực tiếp đối với Hội sở chính của VietinBank để hoàn thiện quản lý
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng và toàn hàng nói chung:
Xây dựng chính sách tín dụng nhất quán, chú ý độ bền của chính sách. Chính sách tín dụng là nền tảng và là kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng của mọi ngân
hàng. Chính sách tín dụng của VietinBank Vĩnh Phúc nên được xây dựng theo hướng
mở, tạo điều kiện cho Ban điều hành áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để kịp thời
thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ và yếu tố môi trường luôn
thay đổi nhưng luôn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật một cách cao nhất. Khi thực hiện chính sách tín dụng của VietinBank Vĩnh Phúc, không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng, song hành với môi trường xã hội lành mạnh và chống lại sự hủy hoại môi
trường tự nhiên, đồng thời cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành trong các hoạt động tín dụng. Không để các áp lực kinh doanh, thương mại làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc, chuẩn mực, thói quen kinh doanh tốt đẹp, lành mạnh mà Ngân hàng đã lựa chọn làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình.
Chính sách tín dụng cần dựa trên cơ sở phân tích thị trường, quy mô, năng lực của Ngân hàng, gắn liền với các chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro và định hướng
của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng phải được truyền đạt đến từng
cấp quản trị của bộ máy hoạt động tín dụng Ngân hàng. Chính sách tín dụng cần được
thường xuyên xem xét, điều chỉnh và cập nhật cho phù hợp với thực tế địa bàn và/hoặc khi có thay đổi của chính sách vĩ mô, của môi trường kinh doanh, thị trường...làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.
Chính sách cho vay, văn bản hướng dẫn cho vay phải phù hợp với mục tiêu điều
hành của Ngân hàng, thực tế thị trường, nhưng có những chính sách, quy định không nhất thiết phải thanh đổi nhanh, chẳng hạn quy định điều kiện, chứng từ giải ngân, hình thức giải ngân; quy định mẫu hồ sơ, hợp đồng. Chính sách cho vay nên có sự thí
điểm thực tế trước khi ban hành, phù hợp với đặc thù vùng miền, đảm bảo thời gian hiệu lực chính sách đủ lớn để gia tăng hiệu quả, tránh trường hợp chính sách sửa đổi bổ sung liên tục, trường hợp buộc phải thay đổi chính sách đột xuất do đòi hỏi của Pháp luật, đòi hỏi của thị trường, cần có phương thức truyền thông phù hợp, hiệu quả
đảm bảo toàn bộ cán bộ nghiệp vụ kịp thời nắm rõ.
Nâng thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Hiện nay, mức thẩm quyền tín dụng đối với KHCN của chi nhánhVietinBank Vĩnh Phúc là 7 tỷ đồng, trên mức này chi nhánh cần trình phòng Phê duyệt tín dụng bán lẻ Trụ sở chính phê duyệt khoản vay, thời gian xử lý khoản vay khi trình qua Phòng phê duyệt tín dụng bán lẻ thường dài gấp 2, 3 lần so với các khoản vay thuộc thẩm quyền chi nhánh, đây là điểm yếu trong
quá trình cạnh tranh thu hút các khách hàng mới so với Vietcombank và BIDV Vĩnh Phúc (mức thẩm quyền tín dụng KHCN của 02 tổ chức này đều là 15 tỷ đồng). Bên cạnh đó, toàn bộ các tài sản là bất động sản đảm bảo cho mức vay trên 3 tỷ đồng đều phải qua công ty thẩm định giá thẩm định, đây cũng là yếu tố kéo dài thời gian phê duyệt khoản vay so với các tổ chức tín dụng khác. Nếu xem xét nâng mức thẩm quyền này ở mức cạnh tranh so với các tổ chức trên địa bàn, việc thu hút các khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, nhu cầu vốn cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh hơn cho VietinBank.
Ngân hàng cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động cho vay giữa các chi nhánh. Mỗi chi nhánh, chuyên viên không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để
77
cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Đưa ra chế tài cụ thể đối với các chi nhánh nới lỏng khâu thẩm định phê duyệt khoản vay cho khách hàng dẫn tới việc quản lý hoạt động cho vay trở nên lỏng lẻo.
Gắn trách nhiệm của bộ phận kiểm soát nội bộ với lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh. Điều này giúp cho bộ phận kiểm soát nội bộ tuy hoạt động độc lập nhưng quyền lợi có gắn với quyền lợi của chi nhánh, tránh để xảy ra các hiện tượng nâng cao quan điểm trong giám sát hồ sơ, tạo tâm lý e dè, chán nản cho cán bộ trong cho vay.
Các chính sách cho vay ưu đãi, chính sách về giá cần đưa ra ở mức cạnh tranh hơn, phù hợp với thị trường để thu hút khách hàng. Các chính sách này cần có sự nhất quán giữa các phòng ban, tránh trường hợp ban hành văn bản chồng chéo, khó áp dụng cho người thực thi.
Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tăng cường quản lý rủi ro. Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để sớm phát hiện rủi ro và điều tiết hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng và cảnh báo riêng, thành lập các tổ chuyên gia tại Hội sở chính chuyên phân tích, dự báo tiềm năng, xu hướng phát triển các ngành nghề, cảnh báo rủi ro các khách hàng/nhóm khách hàng xấu về lịch sử trả nợ/tình hình tài chính/liên quan pháp lý...; xây dựng các định mức giá cả, kinh tế kỹ thuật/ngành nghề để giúp Chi nhánh tham khảo khi thẩm định đánh giá khách hàng/dự án đưa ra quyết định cho vay chính xác.
Liên tục tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ trong công tác quản lý hoạt
động cho vay cho cán bộ tín dụng. Cập nhật cho cán bộ nhân viên về chuyên môn và kiến thức các ngành lĩnh vực liên quan, có cái nhìn về nền kinh tế thị trường và am hiểu chuyên môn.
Giám sát chặt chẽ công việc hàng ngày đối với những chuyên viên trực tiếp quản lý khách hàng đặc biệt là quản lý khoản vay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
tốt, tạo động lực phấn đấu và có trách nhiệm đối với công việc mình được giao phó. Các chính sách ưu đãi về thu nhập, phương tiện đi lại đảm bảo nguồn thu nhập cho cán bộ xứng đáng với trách nhiệm.
79
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Tác giả đã đưa ra định hướng phát triển cho vay KHCN kinh doanh tại VietinBank Vĩnh Phúc, đề xuất giải pháp tăng cường phát triển cho vay KHCN kinh doanh phù hợp với thực trạng của VieitinBank Vĩnh Phúc. Các giải pháp này thực hiện sẽ góp phần phát triển hoạt động cho vay KHCN kinh doanh tại VietinBank Vĩnh Phúc cả về quy mô và chất lượng khoản vay, từ đó góp phần gia tăng thị phần, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ngoài ra, để thực hiện thành công các giải pháp đó, tác giả đưa ra kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
KẾT LUẬN
VietinBank Vĩnh Phúc với hơn 20 năm thành lập đã đạt được những kết quả vượt bậc trong kinh doanh. Dư nợ, nguồn vốn, lợi nhuận liên tục tăng trưởng qua các năm. Trong đó nhóm KHCN đóng góp không nhỏ vào sự thành công của hoạt động kinh doanh chi nhánh. Với tỷ trọng cho vay KHCN chiếm trên 40% tổng dư nợ chi nhánh, hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là nhóm KHCN kinh doanh không chỉ mang lại nguồn thu từ lãi vay mà còn giúp chi nhánh phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ bán chéo gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, với dư địa KHCN trên địa bàn còn lớn, thị phần của VietinBank Vĩnh Phúc vẫn ở mức khiêm tốn, chưa xứng với tiềm lực. Định hướng của VietinBankchuyển đổi cơ cấu lợi nhuận theo hướng giảm dần thu từ lãi vay và gia tăng nguồn thu từ phí và dịch vụ khác cũng là xu thế chung của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Quy trình, quy định cho vay khách hàng KHCN vẫn còn nhiều vướng mắc khi thực hiện, cộng thêm sự phát triển của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới và những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng trong năm vừa qua đã làm nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng đối với mảng KHCN của Ngân hàng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Cùng với việc gia tăng ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng, cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ thì VietinBank Vĩnh Phúc phải đối mặt với những áp lực rất lớn về việc phát triển cho vay KHCN, làm sao để giữ vững khách hàng hiện hữu, đồng thời vẫn phải phát triển mở rộng thị phần, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, luận văn "Phát triển cho vay KHCN kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phức’” được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.Những nội dung này được thể hiện trong 3 Chương của luận văn, điều đó chứng tỏ luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay KHCN, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay KHCN kinh doanh tại ngân hàng thương mại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHCN kinh doanh tại Ngân hàng thương mại.
81
Thứ hai, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển cho vay KHCN kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy hoạt động cho vay VietinBank Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên chưa thực sự phát huy hết tiềm lực, hoạt động của chi nhánh vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần khắc phục. Việc đánh giá hoạt động phát triển cho vay KHCN giúp đưa ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan của các thành công và hạn chế trên, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển cho vay KHCN kinh doanh ở chương 3.
Thứ ba, để có cơ sở thực hiện những giải pháp phát triển cho vay KHCN kinh doanh trong thời gian tới, luận văn đã trình bày định hướng phát triển của VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 -2025. Dựa vào các hạn chế đã phân tích ở chương 2, tác giả đưa ra các giải pháp phát triển cho vay KHCN kinh doanh tại VietinBank Vĩnh Phúc, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động cho vay KHCN. Những giải pháp được triển khai đồng bộ chúng ta có cơ sở tin rằng trong thời gian tới VietinBank Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh hoạt động phát triển cho vay KHCN kinh doanh, ngày càng thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đưa VietinBank Vĩnh Phúc ngày càng phát triển lớn mạnh, bền vững. Đây không chỉ là giải pháp áp dụng cho VietinBank Vĩnh Phúc mà còn có thể được các ngân hàng thương mại khác tham khảo và xây dựng lại trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoạt động và chính sách, văn hóa của ngân hàng mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báocáo kết quảkinh doanh VietinBankVĩnh Phúc năm2018 2. Báocáo kết quảkinh doanh VietinBankVĩnh Phúc năm2019 3. Báocáo kết quảkinh doanh VietinBankVĩnh Phúc năm2020
4. Báocáo thườngniên Ngân hàng nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 - 2020
5. Phạm Văn Hồng (2016), "Phái triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản trị và tài chính vốn", Bài viết đăng trên tạp chí Tài chính Online.
6. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2019), ""Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Đà Nằng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nằng.
7. Lê Thị Anh Quyên (2020), "Cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-2018", Bài báo đăng trên tạp chí Tài chính Online.
8. Nguyễn Thị Ngọc Thu (2016), " Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Phức’",
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Tiến; Nguyễn Thuy Thủy (2014), Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
10. Nguyễn Văn Tiến; Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê.
11. Lê Thị Hải Yến (2018), ""Tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hạ Long", Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
12. Quốc hội (2010), Luật số 47/2020QH12, ngày 16 tháng 6 năm 2010 về Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 36/2016/TT-NHNN, ngày 30 tháng 12 năm 2016 về “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, Hà Nội.
14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định số 003/2019/QĐ- TGĐ-NHCT35 ngày 01/01/2019 về việc “Ban hành quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng”.
15. Website: https://www.VietinBank.vn 16. Website: https://vinhphuc.gov.vn 17. Website: https://www.sbv.gov.vn