Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1152 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 130)

nhánh Từ Liêm

Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Từ Liêm

Ban giám đốc: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của các phòng ban và giữ vai trò điều hành các phòng ban. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc điều hành và quản lý các phòng ban.

Phòng Quản lý khách hàng (QLKH doanh nghiệp và QLKH cá nhân): với nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng nhằm tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, đánh giá thẩm định hồ sơ vay vốn, xây dựng hạn mức, giới hạn tín dụng,.

Phòng Quản lý rủi ro: thẩm định, đề xuất lãnh đạo chi nhánh phê duyệt cấp tín dụng; tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro nhằm giảm nợ xấu, phát hiện và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu,...

Phòng Quản trị tín dụng: Lập tờ trình phê duyệt cho vay/phát hành bảo lãnh, lưu trữ hồ sơ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, theo dõi, kiểm tra số dư cũng như thông tin liên quan đến khách hàng,.

Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện giải ngân cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được phê duyệt, thực hiện thu nợ theo yêu cầu của các phòng QLKH, tham mưu, đề xuất về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, quy trình giao dịch,.

Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ: Thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ, theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo an toàn kho quỹ theo quy định,.

Phòng Quản lý nội bộ gồm 3 bộ phận: Bộ phận kế hoạch tổng hợp, Bộ phận tài chính kế toán, Bộ phận tổ chức hành chính.

Bộ phận kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp, tổ chức triển khai, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh,.

Bộ phận tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính,.

Bộ phận tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự, phát triển nguồn nhân lực; phổ biến, quán triệt các văn bản, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự,.

huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Liêm

BIDV Từ Liêm là đơn vị thành viên của BIDV, thực hiện toàn bộ chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, quy định của ngành ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ của BIDV Từ Liêm bao gồm:

a. Huy động vốn

- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với pháp luật hiện hành, quy định của NHNN và hướng dẫn của BIDV.

- Triển khai phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quyết định của BIDV.

- Vay vốn của NHNN và của các NHTM qua thị trường liên ngân hàng theo sự ủy nhiệm của BIDV.

b. Đầu tư và cho vay

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đầu tư phát triển theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Chiết khấu, cầm cố trái phiếu và các giấy tờ có giá theo chế độ quy định. - Cho vay ủy thác theo chương trình của chính phủ, chủ đầu tư trong, ngoài nước.

- Cho vay đồng tài trợ các dự án phát triển theo chế độ quy định. - Cho vay các đơn vị thành viên thuộc BIDV

- Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, TCTD trong, ngoài nước theo chế độ quy định.

c. Hoạt động dịch vụ khác

Số dư Tỷ trọng (%)

Số

Tỷ trọng(%) dưSố Tỷ trọng(%)

- Thanh toán biên mậu. - Mua bán ngoại tệ. - Dịch vụ séc.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử (SMS Banking, Internet Banking,...). - Dịch vụ kiều hối.

- Dịch vụ thẻ. - Dịch vụ khác.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Liêm giai đoạn 2015-2017

Gắn liền với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của BIDV, BIDV Từ Liêm từ ngày thành lập đến nay đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình và là một trong những đơn vị đóng góp rất lớn về thành tích kinh doanh trong toàn hệ thống. Với sự triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý và điều hành cùng với việc phát triển mạng lưới khách hàng, hoàn thiện các dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động, đặc biệt là phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, chỉ sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, BIDV Từ LIêm đã bắt nhịp được với sự phát triển trong hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống BIDV nói riêng, phục vụ mọi thành phần kinh tế, được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Là 1 Chi nhánh mới thành lập nhưng BIDV Từ Liêm luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng cách tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh trên các phương tiện quảng cáo đại chúng như loa, băng rôn..., tham gia tích cực các hoạt động chung của xã hội, thiết lập và củng cố các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện thêm các tiện ích như tiền gửi rút gốc linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục gửi tiền, nâng cao chất lượng dịch vụ.từ đó thu hút thêm khách hàng đến với Chi nhánh, nhờ vậy mà nguồn vốn huy động ngày càng tăng trưởng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của phòng. Tại thời điểm 31/12/2015, số dư huy động vốn đạt 2.085 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.285 tỷ

đồng, tăng 58% so với năm 2015. Tại thời điểm 31/12/2017, số dư huy động vốn đạt 4.043 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2016.

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2015-2017

- Ngắn hạn 1.731 83 0 1 2.87 4 87 9 3.25 6 80, - Trung dài hạn 35 4^ 17 0 414 12 ^6^ 784 194 Phân theo nhóm KH 2.085 100, 0 3.28 5 100,0 4.04 3 100, 0 - Tổ chức 52 2 25, 0 1.30 3 397 1,80 7 44 2 - Cá nhân 1.563 75 0 2 1.98 2 60 6 2.23 3 55,

Phân theo loại

tiền tệ 2.085 100, 0 5 3.28 100,0 4.043 0 100, - Nội tệ 1.793 86 0 2 2.79 0 85 8 3.59 0 89, - Ngoại tệ 29 2 14 0 492 15 0 445 ∏4^

■Tiền gửi tổ chức

■Tiền gửi cá nhân

Biểu đồ 2.1. Kết quả huy động vốn của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2015-2017

STT Số trọngTỷ (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)

trưởng mạnh. Nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%) đây là điểm mạnh, tạo nguồn tiền đầu vào ổn định để BIDV Từ Liêm tăng trưởng cấp tín dụng, hạn chế tình trạng khan tiền, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán xuống thấp.

Kết quả huy động vốn trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, do chính sách phát triển khách hàng của BIDV Từ Liêm ngày càng linh hoạt, tiến bộ (có nhiều chương trình khuyến mại, chính sách khách hàng phân rõ theo từng tiêu chí như: chinh sách đối với khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông,...), thực hiện mở rộng hoạt động của mạng lưới các phòng giao dịch nhằm tạo thêm nhiều kênh huy động vốn. Đây là nguồn lực lớn giúp Chi nhánh phát triển nguồn vốn, ngoài ra cũng phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của việc thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV Từ Liêm cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác,...) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ,.), mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống BIDV nói chung.

Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là ngắn hạn. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn có thể sẽ gây rủi ro cho chi nhánh. Giả sử vì một lý do nào đó như sự suy giảm lãi suất tiền gửi, các khách hàng cùng đến một lúc rút tiền sẽ làm mất tính thanh khoản và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Hơn nữa, theo quy định của Nhà nước, các NHTM được phép dùng một số vốn huy động ngắn hạn đầu tư cho vay trung, dài hạn. Nhưng nếu vượt quá mức an toàn sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hàng ngày. Như vậy, vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn sẽ hạn chế việc cho vay trung dài hạn của chi nhánh. Hoạt động huy động vốn gặp một số khó khăn như: chịu sự cạnh tranh của rất nhiều ngân hàng bạn trên địa bàn như Vpbank Tây Hà Nội, Sacombank Từ Liêm, Vietinbank Thăng Long, Vietcombank Tây Hà Nội, Agribank Từ Liêm.Đặc biệt lãi mua vốn của HO có những thời điểm giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Để giảm thiểu rủi ro, chi nhánh đã cố gắng điều chỉnh nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn và tăng tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn góp phần đảm bảo cho sự kinh doanh ổn định. Điều này thể hiện rất rõ ở kết quả huy động vốn năm 2017.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế cùng thị trường vốn, cùng với toàn hệ thống BIDV, BIDV Từ Liêm đã không ngừng nâng cao năng lực và quy trình nghiệp vụ, đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. BIDV Từ Liêm đã chủ động mở rộng cho vay, tìm kiếm dự án, tìm kiếm khách hàng, thực hiện gia tăng doanh số hoạt động tín dụng, đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu khách hàng, tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa,.. .Ngoài ra Chi nhánh luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó hoạt động tín dụng của BIDV Từ Liêm đã đạt được sự tăng trưởng bền vững. Kết quả hoạt động tín dụng

của BIDV Từ Liêm qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Dư nợ của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2015-2017

1.1 Theo đối tượng khách hàng______ Cá nhân_________ 50 56,0 570 41,0 681 24,8 Tổ chức_________ 39 44, 82 59, 2.06 75, 1.2 Theo kỳ hạn_____ Ngắn hạn________ 55 61,5 766 55,0 1.87 68,3 Trung dài hạn 34 9 38, 5 62 7 45, 0 869 31, 7 2 Dư nợ có TSBĐ 93 102,8 1.221 87, 2.26 82, 3____ Nợ xấu___>_____________ 0, 6 7 0,0 0,3 2 0,0 _______6_ 0,22

■Dư nợ cá nhân

■Dư nợ tổ chức

Biểu đồ 2.2. Dư nợ của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2015-2017

Qua bảng trên cho thấy dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Dư nợ cuối năm 2015 là 907 tỷ đồng, đến 31/12/2016 đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 486 tỷ đồng, tương đương 53,6%. Sang năm 2017, dư nợ đạt 2.742 tỷ đồng, tăng 96,8% so với năm 2016.

Có thể thấy trong giai đoạn 2015-2017, tổng dư nơ tín dụng của chi nhánh tăng 202%, lượng tăng đều dư nợ ngắn hạn tăng 235,7% và dư nợ trung dài hạn tăng 149% so với năm 2015. Về cơ bản cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn tuân thủ theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2015 - 2017 là giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn, tăng tín dụng ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, BIDV Từ Liêm đã từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng dần như: Năm 2015 chiếm tỷ trọng 44%, năm 2016 chiếm tỷ trọng 59% và năm 2017 tăng lên chiếm 75,2%. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay đối với khách hàng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Thu từ hoạt động dịch vụ 32, 6 0 100, 45,4 100,0 8 65, 100,0 Trong đó: - Dịch vụ bảo lãnh 19, 6 1 60, 7 2 59,5 47 63,8 - Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại 9, 1 9 27, 11 24,2 4 15, 23,4

- Kinh doanh ngoại tệ 1, 7 3 5, 5 3, 7,7 3,8 5,7 - Dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác 2, 2 7 6, 9 3, 8,6 6 4, 7,1

cá nhân, hộ gia đình có xu hướng giảm: Năm 2015 chiếm tỷ trọng 56% thì đến năm 2016 giảm còn 41%, năm 2017 là 24,8%. Có tình trạng này là do quy mô dư nợ của khách hàng tổ chức lớn hơn nhiều so với khách hàng cá nhân, tuy nhiên dư nợ khách hàng cá nhân luôn có sự tăng trưởng qua các năm.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng của BIDV Từ Liêm ở mức tốt. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng cùng với dư nợ cho vay của chi nhánh, nợ xấu không đáng kể. Sự tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng, đây là sự phát triển rất tốt giúp BIDV Từ Liêm đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hội nhập.

Tỷ đồng

---Huy động vốn

---Dư nợ

Biểu đồ 2.3. Quy mô nguồn vồn và dư nợ của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2015- 2017.

Như vậy, trong giai đoạn 2015-2017, quy mô huy động vốn và dư nợ của chi nhánh đều có sự tăng trưởng mạnh và ổn định. Điều này cho thấy sự đúng đắn trong hoạt động điều hành của Ban lãnh đạo cũng như sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh.

2.1.4.3. Một số hoạt động kinh doanh khác

Mặc dù hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của BIDV Từ Liêm, tuy nhiên để tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ ngân hàng một cách tốt nhất để nâng cao hình ảnh và quảng bá thương hiệu, BIDV Từ Liêm đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh doanh, thanh toán và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Cụ thể là:

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2015-2017

được vị thế của mình. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ nhưng Chi nhánh luôn cố gắng tạo niềm tin cho khách hàng về một ngân hàng năng động, tin cậy, chất lượng và hiệu quả. Đến nay Chi nhánh có khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Trong tương

Một phần của tài liệu 1152 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 130)