Khái niệm bảng chọn của ứng dụng

Một phần của tài liệu Chương V: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro pps (Trang 80 - 85)

IV SỬ DỤNG QUERY (MẪU HỎI) ĐỂ KHAI THÁC THÔNG TIN

1.Khái niệm bảng chọn của ứng dụng

Với Visual Foxpro ta có thể tạo các bảng dữ liệu, các biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo, v.v. Một tính năng quan trọng của Visual Foxpro là cho phép tập hợp các đối tượng nói trên để tạo ra một ứng dụng duy nhất, có thể khởi động trực tiếp trong Visual Foxpro và cho giao diện riêng.

Ứng dụng được định nghĩa như là tập hợp các chương trình Visual FoxPro, các biểu mẫu, bảng chọn và các tệp khác được biên dịch thành một chương trình duy nhất. Các ứng dụng được xây dựng thông qua Project Manager và có đuôi .APP.

Một ứng dụng hoàn chỉnh và được thiết kế tốt phải đáp ứng được trình độ của những người khai thác nó, đó là những người sử dụng không cần biết sâu về tin học. Một ứng dụng như thế thường có hệ thống bảng chọn riêng (thay thế thanh bảng chọn chính của Visual Foxpro) và chứa các lệnh thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Người sử dụng giao tiếp với ứng dụng chỉ thông qua các lệnh trong bảng chọn của ứng dụng.

Hệ thống bảng chọn của ứng dụng là tập hợp các lệnh thực hiện các chức năng của ứng dụng. Chúng được hiển thị một cách trực quan.

Với Visual FoxPro ta có thể:

 Tạo thanh bảng chọn với các bảng chọn riêng cho ứng dụng để thay thế thanh bảng chọn và các bảng chọn chính của Visual Foxpro. Một khi ứng dụng được khởi động trong Visual FoxPro, người sử dụng sẽ chỉ giao tiếp với ứng dụng thông qua các bảng chọn riêng này.

 Thêm vào thanh bảng chọn chính của Visual Foxpro các bảng chọn tự tạo ra.

Trong nhiều trường hợp, trước khi tạo ứng dụng ta đã phải hình dung giao diện người sử dụng (hệ thống bảng chọn) của ứng dụng, thiết kế giao diện này và lấy ý kiến của khách hàng (là những người sẽ sử dụng) để hoạch định cho việc phát triển tiếp theo.

Mục này sẽ trình bày cách thức tạo ra hệ thống bảng chọn riêng cho ứng dụng.

Ví dụ. Xét ứng dụng Hệ thống theo dõi sức khỏe học sinh được thực hiện trong quá trình làm việc từ đầu chương. Ứng dụng này cần phải cung cấp cho người sử dụng các khả năng sau:

 Nhập số liệu về học sinh vào và lưu trữ chúng (ở đây mới chỉ giới hạn trong phạm vi sức khỏe của học sinh mà chưa quan tâm đến tình hình học tập hay các hoạt động khác).  Xem và cập nhật các dữ liệu về học sinh.

 Tìm các học sinh đủ các tiêu chuẩn nào đó, tìm các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất về số đo (chiều cao, cân nặng) của các học sinh.

 In danh sách toàn bộ học sinh hoặc danh sách những học sinh thỏa mãn các điều kiện nhất định nào đó.

 Sắp xếp các danh sách theo các tiêu chuẩn cho trước.

Sau khi đã thiết kế các bảng trong cơ sở dữ liệu và xác định các yêu cầu chính cho ứng dụng, ta có thể bắt đầu tạo cấu trúc bảng chọn. Bảng chọn được tổ chức trên cơ sở các chức năng mà ứng dụng sẽ thực hiện.

Trước khi mô tả cấu trúc bảng chọn bằng bộ thiết kế bảng chọn, hãy vẽ bảng chọn cần có ra giấy. Khi làm việc này nên tham khảo ý kiến của người sử dụng vì chính họ sẽ là người giao tiếp với ứng dụng sau này.

Trong mục này ta xét việc tạo hệ thống bảng chọn dựa trên ví dụ ứng dụng Hệ thống theo dõi sức khỏe học sinh. Hình 5.47 là sơ đồ bảng chọn có những chức năng sẽ được thiết kế.

Hình 5.47

Do chỉ có các dữ liệu về sức khỏe học sinh nên việc khai thác thông tin cũng mới chỉ xoay quanh các dữ liệu này. Trong những ứng dụng thực tế, người ta phải lưu trữ một lượng thông tin lớn hơn nhiều và khả năng của ứng dụng cũng lớn hơn nhiều.

Xem, sửa đổi dữ liệu

Cơ sở dữ liệu

Bảng 5.11

Lệnh Mục đích

Cơ sở dữ liệu Các thao tác tác động trực tiếp tới cơ sở dữ liệu như xem, sửa, xóa bản ghi, cập nhật thông tin mới, tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu. Thống kê-Tìm kiếm Các thao tác tra cứu cơ sở dữ liệu: tìm các giá trị trung bình và cực

trị, tìm các bản ghi thỏa mãn một số tiêu chuẩn nào đó. Kết quả được hiển thị lên màn hình.

Thông thường người thiết kế ứng dụng xử lí thông tin phải dựa trên yêu cầu của khách hàng để tạo ra bảng chọn các chức năng. Trong quá trình sử dụng, nếu khách hàng có yêu cầu thêm hoặc bớt các chức năng thì người thiết kế có thể thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Do mỗi chức năng được tổ chức thành một đối tượng riêng biệt (biểu mẫu, mẫu hỏi hay báo cáo) nên việc thêm hay bớt đối tượng không làm ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng khác. Không những thế, có thể sử dụng lại các đối tượng đã được tạo cho những trường hợp tương tự. Đây là một trong những ưu việt của ngôn ngữ hướng đối tượng như Visual Foxpro.

Một phần của tài liệu Chương V: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro pps (Trang 80 - 85)