Bài 8. Khai thác cơ sở dữ liệu
Trong bài này ta sẽ thực hiện một số thao tác trực tiếp trong cơ sở dữ liệu. Thông thường, những người không có trách nhiệm bảo trì cơ sở dữ liệu không nên thực hiện các thao tác này vì có thể gây ra các hiệu quả khó lường trước. Thay vào đó, những người thiết kế sẽ phải tạo ra giao diện để người sử dụng tác động vào nội dung cơ sở dữ liệu một cách gián tiếp.
1. Nếu chưa ở chế độ hiển thị bảng Lop10a_Suckhoe thì hãy vào chế độ này theo trình tự: Mở đề án, nháy trang Data, mở nhóm Databases, chọn bảng Lop10a_Suckhoe và chọn lệnh
View|Browse “Lop10a_Suckhoe”. Trên thanh bảng chọn chính xuất hiện tên bảng chọn
Table.
2. Dùng lệnh Table|Append New Record (Bảng|Thêm bản ghi mới) để thêm các bản ghi mới vào bảng theo các thông tin tự sáng tác.
Hình 5.19. Hộp thoại Delete
3. Đánh dấu xóa một số bản ghi bằng cách chọn Table|Delete Records (Bảng|Xóa bản ghi).
4. Khi hộp thoại Delete (h. 5.19) hiện ra, nháy (Xóa) để đánh dấu xóa bản ghi hiện thời (chú ý rằng còn có các cách lựa chọn những bản ghi khác để xóa khi nháy vào Scope (Phạm vi).
Nhớ rằng các bản ghi này mới được đánh dấu xóa, nhưng chưa bị xóa hẳn. Để xóa vĩnh viễn chúng, có thể dùng Table|Remove Deleted Records (Bảng|Loại bỏ bản ghi). Chọn lệnh này để xóa vĩnh viễn các bản ghi mới được đưa vào. Sau khi chọn lệnh, hộp cảnh báo xuất hiện để khẳng định lại ý định xóa. Nháy Yes để xóa vĩnh viễn bản ghi đã được đánh dấu xóa.
Khi xóa vĩnh viễn một bản ghi nào đó, cửa sổ hiển thị nội dung bảng sẽ đóng lại. Hãy nháy lại nút Browse để mở lại bảng.
5. Đánh dấu xóa một bản ghi khác và ngay sau đó khôi phục lại bằng lệnh Table|Recall Records (Bảng|Khôi phục bản ghi).
6. Nháy chọn một bản ghi chưa được đánh dấu xóa và nháy lệnh Table|Remove Deleted Records. Khi hộp cảnh báo hiện ra hãy nháy Yes. Sau đó nháy lại nút Browse để mở lại bảng. Quan sát để thấy rằng bản ghi không bị xóa. Em rút ra kết luận gì?
7. Tìm một học sinh cân nặng là 42kg. Để lthực hiện điều này, ta di chuyển tới bản ghi đầu tiên trong cơ sở dữ liệu có giá trị ở trường cannang là 42 bằng cách thực hiện lần lượt các thao tác sau:
Mở bảng chọn Table, chọn Go To Record|Locate….
Trong hộp thoại Locate record nháy nút , chọn All, nháy OK. Nháy nút , gõ
cannang=42 trong hộp Locate Record For: <expL> và nháy OK. Nháy nút , ta được kết quả là gì?
Bài 9. Thay thế tự động
1. Chọn Table|Replace Field (Bảng|Thay thế trường). Cửa sổ Replace Field xuất hiện như hình 5.18.
2. Nháy mũi tên trong ô Field để chọn tên trường thethao.
3. Trong ô With (Thay bằng), gõ Bóng đá để thay nội dung chưa có của trường thành Bóng đá. 4. Nháy nút ở bên phải ô Scope (Phạm vi). Hộp thoại Scope hiện ra. Chọn All (Tất cả) và
nháy OK.
5. Nháy vào nút ở bên phải ô For (Với các bản ghi). Hộp thoại Expression Buider (Xây dựng biểu thức) hiện ra, gõ gioitinh= ”Nam” trong ô trắng ở giữa, nơi có con trỏ nhấp nháy và nháy OK.
6. Cuối cùng nháy nút (Thay thế). Quan sát kết quả nhận được.
7. Thực hiện các thao tác trong các bước 1 đến bước 6 để hoàn thành các phép thay thế sau: Field: gioitinh; With: Nam; Scope: All; For: gioitinh=”M”.
Field: gioitinh; With: Nữ; Scope: All; For: gioitinh=”F”.
8. Thực hiện việc thay thế tự động vào trường thethao sao cho tất cả các bạn nữ học môn bóng bàn. Quá trình này tương tự như quá trình thay thế tự động được thực hiện trong bài, với các dữ liệu sau:
Field: thethao; With: bóng bàn; Scope: All; For: gioitinh=”Nữ”. TÓM TẮT