20
việc tìm hiểu được các nguyên nhân, dấu hiệu dẫn tới rủi ro tín dụng, ngân hàng phải đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng thông qua các thước đo rủi ro tín dụng.
1.4.2.1. Nợ quá hạn, nợ xấu
Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng.
Chỉ tiêu này được lượng hoá bằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.
Nợ quá hạn là một phần nợ gốc hoặc cả gốc và lãi đều quá hạn trả theo kỳ hạn thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng đã ký kết trên hợp đồng tín dụng.
Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn dưới 5% và tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức 5% thì được coi là tín dụng có vấn đề.
Khái niệm nợ xấu:
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc NHNN “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” [thì dư nợ của các TCTD được chia làm 05 nhóm, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo cách phân loại nợ như sau:
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nhóm 1. Trường hợp một khách hàng có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xem xét đưa vào nợ nhóm 1 khi khách hàng đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gian quy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn đã được cơ cấu lại.
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại được đánh giá là có khả năng trả nợ
1.4.2.1. Tỷ lệ mất vốn
Ả Ả Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo Tỷ lệ mất vốn = —ZT- - --- %---f---
Tông dư nợ trong kỳ báo cáo
Trong đó: Mất vốn đã xóa = Dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro - Giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại.
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đc ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để đòi. Neu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng ko thể thu hồi và ngược lại.Trong đó, khoản nợ chuyển ra
21
đầy đủ, đúng hạn.
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ qúa hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ chờ xử lý; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
τ.,ιi-__________ Nợ quá hạn Tỷ lệ quá hạn = - - - —
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn < 2% là rất tốt, từ 2 - 5% là tốt, từ 5 - 10% là chấp nhận được, và trên mức 10% thì được coi là tín dụng có vấn đề.
Ngoài ra, chỉ tiêu Số khách hàng có nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu đi kèm để đánh giá công tác thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng.
Tỉ lệ KH có NQH = Số khách hàng c0 NQH Số khách hàng có dư nợ
Khi chỉ tiêu này lớn, chứng tỏ công tác thẩm định cũng như tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng không hợp lý.
1.4.2.2. Tình hình trích lập dự phòng RRTD
TΛ1/. ∙.1,Λ.... Đ ∏T!Λ Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD = ---—--- ---:---—
Tổng dư nợ trong kỳ báo cáo
Theo quy định 493 của NHNN thì tỷ lệ trích lập dự phòng là 0, 5%, 20%, 50%, 100% từ nhóm 1 đến nhóm 5. Nếu ngân hàng trích lập dự phòng nhiều thì chứng tỏ là ngân hàng đang có nhiều khoản nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5). vì thế nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ Ngân hàng đang gặp phải rủi ro vì phải trích lập dự phòng nhiều cho các khoản vay, làm giảm lợi nhuận.
ngoại bảng là khoản nợ quá hạn trên nhóm 5 và được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng và sử dụng những biện pháp mạnh để thu hồi.
1.4.2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ Dư nợ đầu kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng là phù hợp với quy mô của nên kinh tế hay không.
Theo thông lệ, từ 10 - 20% là tiêu chuẩn ở các nước đang phát triển, từ 5 - 10% là ở các nước phát triển. Một nền kinh tế với quy mô nhỏ có tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống quá cao sẽ dễ gây ra Rủi ro tín dụng. Cũng dễ hiểu khi một nền kinh tế quy mô nhỏ, vốn tín dụng đô vào nền kinh tế một cách nhanh chóng, một phần nền kinh tế không hấp thụ hết được nguồn vốn hoặc cấp vốn vội vã, không thẩm định rõ ràng hoặc là đầu tư vào những nơi không thực sự tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, điều đó khiến nguồn vốn tín dụng sử dụng không hiệu quả, dẫn đến bên nợ mất khả năng thanh toán. Điều này đã được thể hiện rõ ở Việt nam giai đoạn hiện nay.
1.4.2.3. Khả năng bù đắp rủi ro
(Vốn chủ sở hữu + DPRR) * 100% Tông nợ quá hạn
Là chỉ tiêu thể hiện một Ngân hàng có đủ khả năng để bù đắp các khoản nợ quá hạn hay không. Nguồn vốn chính để bù đắp nợ quá hạn bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro và Nguồn vốn chủ sở hữu. Theo thông lệ quốc tê, tỷ lệ hợp lý là 10 lần.
23