trình Hội nhập quốc tế
1.5.2.1. Cơ hội cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng. Ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM Việt nam nói riêng có điều kiện tranh thủ khai thác các ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ... Đồng thời, tiến trình hội nhập cũng tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch của hệ thống NHTM, đáp ứng các cam kết với các định chế và tổ chức thương mại quốc tế.
31
Như vậy, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng động, an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế như BASEL II. Từ đó, có cơ hội nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
1.5.2.2. Những thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam
Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam phải dần dần cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo lộ trình cam kết và phải tạo lập một hệ thống pháp luật, chính sách nhằm nâng cao cạnh tranh, hạn chế sự bảo hộ của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.
Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đầu tư rất nhiều vào ngành chế biến nông phẩm và công nghiệp nặng dựa vào tài nguyên (xi măng, sắt, thép, giấy, đường, phân bón, dầu mỏ tinh chế) là những ngành mà doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có nhiều lợi thế cạnh tranh và đang được nhà nước bảo hộ thuế quan. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng Việt nam.
Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam và các Doanh nghiệp vay vốn cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, năng lực tài chính của Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và khiến rủi ro tín dụng của Ngân hàng gia tăng.
Ngoài ra, Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các ngân hàng thương mại VN đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) hiện chỉ là 6% so với 15% của các ngân hàng thương mại các nước trong khu vực. Điều này cũng sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng khi hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế quốc tế.
32
Ket luận chương 1
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại, việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.
Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cụ thể, Tác giả trình bày và phân tích sâu về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM. Tiếp theo, Tác giả đưa ra các nguyên tắc và nội dung chính của quản trị RRTD tại NHTM; các khái niệm, đặc điểm của quá trình hội nhập KTQT và tác động của Hội nhập tới quản trị rủi ro tín dụng NHTM, từ đó làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG